3.2. Biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về tầm
tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, trước yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông
Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này giúp CB, GV nhận thức được tầm quan trọng, tính tích cực, hiệu quả của việc ƯDCNTT vào việc dạy và học trong các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Biện pháp này làm cho CB, GV hiểu một cách đúng đắn, hiểu một cách sâu sắc về các bài giảng có ƯDCNTT đã góp phần đổi mới về nội dung, phương pháp,
phương tiện và hình thức tổ chức dạy và học trong các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu cốt lõi ở đây là lãnh đạo nhà trường xây dựng được sự nhất trí và đồng thuận cao trong tập thể GV về nhận thức được lợi ích của CNTT. Từ đó lãnh đạo huy động tối đa sức mạnh tập thể vào ƯDCNTT trong dạy và học. Ở đây, mục tiêu của người QL là mong muốn mỗi GV phải hiểu rõ khái niệm và vai trò của nhận thức vì nhận thức là cơ sở cho mọi hành động. Mỗi GV có nhận thức đúng đắn thì mới có hành động đúng đắn, và hành động đó mới đạt kết quả cao. GV nhận thức đúng đắn vai trò của CNTT có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác dạy học thì sẽ có phương pháp dạy học thật tốt và mang lại hiệu quả học tập thật cao. Người QL muốn ƯDCNTT vào dạy học đạt hiệu quả cao thì phải đặt biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của việc ƯDCNTT
trong dạy học, trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT” lên vị trí hàng đầu, quan
trọng nhất, là tiền đề cho các biện pháp tiếp nối phía sau.
Nội dung của biện pháp
+ Một là đối với người lãnh đạo
Người lãnh đạo phải là người đi đầu trong việc ƯDCNTT vào trong công tác dạy học, phải làm gương cho GV. Việc ƯDCNTT của lãnh đạo phải có sự hợp tác và cùng làm của tất cả lãnh đạo của các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu và phải đạt hiệu quả cao.
Bước tiếp theo người lãnh đạo tổ chức các buổi thảo luận về vai trò của CNTT trong công việc dạy học, để GV có nhận thức đúng đắn về vai trò CNTT. Người lãnh đạo phải quán triệt, tuyên truyền làm cho toàn thể CB, GV, CNV nhận thức được nước ta trong thời đại công nghiệp hoá – hiện đại hoá, xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, khu vực, trong cả nước và ở địa phương đang sống. Từ đó, lãnh đạo quán triệt việc ƯDCNTT trên thế giới áp dụng công nghệ 4.0 đến toàn thể hội đồng sư phạm. Người lãnh đạo giúp CB, GV hiểu đúng, nhận thức đúng vấn đề để họ tự giác thực hiện.
Người lãnh đạo tiến hành xây dựng sự thống nhất đồng thuận, sự nhất trí trong lãnh đạo, cấp uỷ Đảng, các Đoàn thể, các tổ chức khác trong nhà trường, GV và HS
cùng tự đánh giá, tự học, tự điều chỉnh cho bản thân, tự giải quyết vấn đề để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
+ Hai là với giáo viên
GV đẩy mạnh ƯDCNTT vào dạy học, xây dựng bài giảng và phương pháp kiểm tra đánh giá ƯDCNTT. GV xây dựng lớp học tích cực học tập theo CNTT. GV phải là tấm gương cho HS học tập và noi theo.
Cách thực hiện biện pháp
Trong công tác QL ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, để việc ƯDCNTT vào dạy học đạt được hiệu quả cao thì người QL phải xây dựng mục tiêu và tầm nhìn thống nhất từ cấp lãnh đạo đến CB, GV, NV trong nhà trường .
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế công tác QL ƯDCNTT vào dạy học ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long còn gặp khá nhiều khó khăn. Trong đó có hai khó khăn lớn mà người QL cần phải khắc phục.
Một là, sự không đồng thuận. Sự không đồng thuận ở đây là của một số CB,
GV trong việc học tập và ƯDCNTT vào dạy học. Nguyên nhân chính của sự không đồng thuận là năng lực ƯDCNTT của GV còn hạn chế, ngại học tập, nghiên cứu CNTT để áp dụng CNTT vào dạy học. Nguyên nhân thứ hai của sự không đồng thuận là do nhận thức của GV chưa cao về vai trò, mục tiêu của CNTT trong công tác dạy học, cũng có một số GV cho rằng môn học mình giảng dạy không cần CNTT nên không cần ƯDCNTT vào dạy học.
Hai là, khó khăn ở chính các nhà QL. Hiện nay, một số người QL đã nhiều
tuổi nên ngại tiếp cận cái mới, không thông thạo tiếng Anh và tin học nên ngại ƯDCNTT vào dạy học. Lãnh đạo là đầu tàu cho việc ƯDCNTT vào dạy học, nếu lãnh đạo không tích cực thì GV sẽ không có nhận thức cao việc ứng dụng công nghệ mới vào dạy học. Vì vậy, việc triển khai ƯDCNTT vào dạy học sẽ không sâu sắc và hiệu quả sẽ không đạt cao.
Chính những khó khăn đó đòi hỏi người QL phải nhận thức cao vai trò lãnh đạo của mình. Muốn đẩy mạnh phát triển ƯDCNTT vào dạy học thì người lãnh đạo phải là đầu tàu. Chính người lãnh đạo phải đi đầu trong việc ƯDCNTT, đây là nguồn động lực chủ yếu để khích lệ tinh thần và làm thay đổi sự nhận thức của CB,
GV, NV theo chiều hướng tích cực để thấy được vai trò của CNTT trong việc dạy học. HT các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long phải nhận thức đúng đắn và tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT về việc ƯDCNTT vào dạy học đến CB, GV, NV trong nhà trường. Công tác triển khai, tuyên truyền, phổ biến này thông qua các buổi họp hội đồng, họp tổ chuyên môn hoặc tổ chức hội thảo chuyên đề về CNTT nhằm giúp CB, GV, NV nhận thức đúng đắn về vai trò của CNTT để ứng dụng vào việc giảng dạy của mình.
HT các trường THPT cần phải nắm rõ tình hình thực tế của nhà trường, nguồn kinh tế vốn có, CSVC, các phòng thực hành chức năng… có đảm bảo cho việc ƯDCNTT vào việc dạy học. HT nắm rõ thực tại của trường mình thì sẽ có kế hoạch xây dựng kế hoạch cụ thể để tuyên truyền, triển khai công tác ƯDCNTT vào dạy học cho mỗi CB, GV, NV trong nhà trường. HT cần xây dựng kế hoạch phân công cho các thành viên trong nhà trường. Cụ thể, HT phân công cho các PHT các công việc cụ thể như : HT là người chịu trách nhiệm chung trong việc tuyên truyền ƯDCNTT. PHT chuyên môn phụ trách công việc tuyên truyền đến các CB, GV, NV nâng cao nhận thức của ƯDCNTT thông qua các buổi họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên môn, diễn thuyết chuyên đề, các buổi hội thảo CNTT trong nhà trường. PHT phụ trách hành chính chịu trách nhiệm tổ chức các buổi tham quan, học tập ở các trường bạn trong địa bàn và ngoài địa bàn để rút kinh nghiệm cho đơn vị học tập và ứng dụng tốt hơn về CNTT. Các tổ chức Công đoàn, Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm vận động nguồn kinh phí hỗ trợ, tuyên truyền việc ƯDCNTT đến cha mẹ học sinh để học sinh nhận thức sâu sắc về công tác dạy học ứng dụng công nghệ mới. Đoàn thanh niên của nhà trường chịu trách nhiệm tuyên truyền nhận thức của học sinh về việc học tập ƯDCNTT. Đoàn thanh niên phát động và tổ chức các phong trào sinh hoạt Đoàn có ƯDCNTT để kích thích học sinh. HT phân công các tổ trưởng chuyên môn công tác hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giảng dạy ƯDCNTT, thiết kế bài giảng điện tử, tổ chức các tiết hội giảng ƯDCNTT trong dạy học. GV dựa vào kế hoạch của HT để xây dựng cho mình kế hoạch ƯDCNTT theo đúng chuyên môn giảng dạy của bản thân mình. HT
cần chú ý và phát huy lực lượng GV trẻ vì đây là lực lượng dễ dàng tiếp cận CNTT, thường có thói quen lên mạng truy cập thông tin, sưu tầm dữ liệu, phần mềm giáo dục để thiết kế kế hoạch giảng dạy. Đồng thời truy cập thư viện bài giảng điện tử nhằm bổ sung kiến thức để thiết kế bài giảng ƯDCNTT vào dạy học.
Công tác cuối cùng là HT lập kế hoạch tổ chức kiểm tra đánh giá, thăm lớp dự giờ xếp loại tiết dạy, đánh giá cao việc ƯDCNTT vào dạy học và có sự đổi mới về PPDH. HT phải có kế hoạch về chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen ngợi, tuyên dương những GV có ƯDCNTT đạt hiệu quả cao. HT cần chú ý đặc biệt đến quý thầy cô cao niên cố gắng học hỏi, tìm tòi tiếp cận CNTT.
Điều kiện thực hiện biện pháp
+ Đối với người QL
Người QL phải nắm rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long.
Người QL phải là người đi đầu trong mọi công tác, bản thân phải làm gương trong việc ƯDCNTT. Vì vậy, người QL phải tự trang bị kiến thức tin học cho bản thân nói riêng, khuyến khích GV tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung.
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học – Công nghệ đòi hỏi người QL phải hiểu rõ tính phát triển tất yếu của thời đại để có những kế hoạch QL cho phù hợp.
Người QL cần phải nắm rõ sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời phải năm rõ tình hình phát triển, điều kiện thực tiễn của ngành giáo dục, tình hình tiếp thu và ƯDCNTT của các trường THPT trên địa huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Người QL phải có tầm nhìn chiến lược, phải thật sự quan tâm đến mọi hoạt động ƯDCNTT của mỗi GV, phải xem ƯDCNTT trong công tác QL và dạy học trong giai đoạn hiện nay là mục tiêu chính, mục tiêu cốt lõi cho sự phát triển của trường THPT trên địa bàn.
Người QL phải triệt để làm công tác quán triệt tư tưởng, nhận thức của GV về CNTT, tạo sự tin tưởng và tôn trọng giữa Lãnh đạo và GV.
+ Đối với GV
Quán triệt tư tưởng, nhận thức về CNTT và ứng dụng vào công tác dạy học. Phải nắm rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long.
Xây dựng kế hoạch soạn giảng, thiết kế bài giảng ƯDCNTT.
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng đội ngũ CB, GV, NV mạnh về chất lượng, vững chắc về kiến thức tin học, khả năng ƯDCNTT vào việc thiết lập bài giảng. Đồng thời, kiến thức tin học sẽ giúp cho CB, GV, NV sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng, đặc biệt là phần mềm Smas, phần mềm quản lí HS khối 12, trường học kết nối, … Ngoài ra CB, GV, NV lên mạng Internet để học tập, tìm kiếm thông tin để ứng dụng vào công tác ứng dụng công nghệ vào việc dạy học và ứng dụng vào cuộc sống.
Nội dung của biện pháp
Hiện nay ở các trường THPT vẫn còn nhiều GV còn hạn chế tin học. Người QL cần trang bị kiến thức CNTT cho những GV chưa biết hoặc còn chưa thành thạo, những người đã có kiến thức thì nâng cao CNTT để phát huy và họ có thể hướng dẫn lại cho những GV còn hạn chế.
Người QL phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CNTT, hình thức và phương pháp bồi dưỡng CNTT đến CB, GV, NV như học tập thường xuyên, học tập định kỳ, học tập suốt đời, …
Người QL phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho GV về CNTT, đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng ƯDCNTT vào công tác giảng dạy.
Người QL xây dựng chương trình sinh hoạt chuyên môn để nâng cao nhận thức của GV về CNTT. Xây dựng những buổi hội nghị thảo luận chia sẻ kiến thức cho các đồng nghiệp.
Cách thức thực hiện biện pháp
Người QL dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, kế hoạch hoạt động của các Đoàn thể, các bộ phận, điều kiện thực tiễn của nhà trường về CSVC, trình
độ ƯDCNTT của từng GV. Người QL sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CNTT đảm bảo phục vụ cho giai đoạn nhất thời hay phát triển lâu dài.
Trong điều kiện CSVC của các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, HT đề ra kế hoạch tổ chức bồi dưỡng CNTT cho GV. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, HT trường THPT sẽ cử GV đi dự học tập bồi dưỡng tin học theo chương trình quy định. Sau khi GV dự tập huấn về sẽ tổ chức triển khai lai cho CB, GV, NV trong toàn trường.
Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của các trường THPT trên địa bàn, người QL sẽ tiến hành mở các lớp tập huấn CNTT tại đơn vị, chọn hình thức tập huấn đào tạo phù hợp, đảm bảo cho tất cả GV cùng tham gia. Trong quá trình tổ chức tập huấn người QL phải chú ý đến quá trình cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng ƯDCNTT của mỗi GV vào thực tiễn giảng dạy của bản thân mình sau mỗi lớp tập huấn. Điều mong muốn của mỗi người QL là sau khi kết thúc các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học vào dạy học là khả năng ứng dụng của mỗi GV, yêu cầu mỗi CB, GV, NV phải biết ứng dụng và phải ứng dụng vào thực tiễn. Sau khi kết thức khóa tập huấn HT tổ chức buổi thảo luận để GV có thể trao đổi kiến thức của bản thân với nhau, tổ chức các cuộc thi thiết kế bài giảng hay, những buổi hội giảng để cùng rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau giữa các GV.
HT các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long kết hợp tổ chức các buổi giao lưu, báo cáo, sinh hoạt chuyên đề về ứng dựng CNTT giữa các trường, tạo điều kiện cho CB, GV có thể chia sẻ kinh nghiệm, học tập và nâng cao nhận thức về ƯDCNTT của GV trong việc giảng dạy. HT các trường cần khai thác khả năng ƯDCNTT của GV trong trường, lựa chọn lực lượng nòng cốt có năng lực tốt để giao lưu học tập giữa các trường.
Công việc cuối cùng trong chuyên mục này là khâu kiểm tra đánh giá. HT phân công các PHT việc kiểm tra nhận xét khả năng ƯDCNTT của GV trong việc thiết kế bài giảng, việc ứng dụng vào dạy học. Việc kiểm tra, nhận xét giúp người QL theo dõi sâu sắc kịp thời giúp đỡ GV điều tiết cho phù hợp, những điểm nào cần bổ sung và giảm bớt. Việc kiểm tra, nhận xét mang tính chất học tập và khách quan
chủ yếu là cùng nhau học tập và nghiên cứu để cùng nhau phát huy CNTT vào việc dạy học.
Điều kiện thực hiện biện pháp
+ Đối với người QL
HT các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long phải thật sự là những người có tâm quyết, phải thật sự quan tâm đến chất lượng đội ngũ GV.
HT phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
HT xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị vào công tác giảng dạy phải đồng bộ, đạt hiệu quả cao.
+ Đối với đội ngũ CB, GV, NV
Đội ngũ CB, GV, NV phải có nhận thức đúng đắn, tích cực việc ƯDCNTT vào dạy học.
Đội ngũ CB, GV, NV phải tích cực trong công tác tự học tập, tự bồi dưỡng, trao dồi kiến thức tin học nâng cao trình độ, năng lực ƯDCNTT trong mọi hoạt động dạy học.
Đội ngũ CB, GV, NV tham gia tích cực các buổi sinh hoạt chuyên môn, hoạt động chuyên đề, giao lưu học tập giữa các trường THPT, các buổi hội giảng có