Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 33 - 43)

Khái niệm

PTBV không còn xa lạ đối với các quốc gia trên thế giới. Thế kỷ XX với

sự bùng nổ của KHKT và tăng trưởng nhanh của công nghiệp đã đem lại những thành tựu lớn, thay đổi bộ mặt KT - XH toàn cầu. Nhưng sự phát triển chỉ nhằm vào lợi nhuận cục bộ, không có chiến lược lâu dài đã làm suy kiệt nhiều loại TNTN, ô nhiễm môi trường diễn ra ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển. Hậu quả của những vấn đề này là khôn lường, vì vậy những hội nghị quốc tế đã được tiến hành nhằm giải quyết các tác động tiêu cực của nền kinh tế hiện đại gây nên. PTBV là con đường để giải quyết các vấn đề trên một cách tốt nhất và lâu dài nhất. Cho đến nay, có nhiều khái niệm PTBV đã được định nghĩa như: Theo Ngân hàng thế giới “PTBV chính là sự duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người về mặt xã hội, kinh tế, môi trường trong giới hạn khả năng chịu tải của các hệ sinh thái dịch vụ và cơ sở tài nguyên của môi trường, nghĩa là vẫn đảm bảo tính bền vững của môi trường”; Trong công bố của chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) “PTBV là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại trong phạm vi đáp ứng được của các hệ sinh thái”; Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 cũng đã nêu “PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu

của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.

PTNNBV là một xu hướng tất yếu trong nền KT - XH hiện đại, vì vậy nó

nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và các nhà nghiên cứu. Tùy vào thời gian, điều kiện khác nhau mà khái niệm PTNNBV cũng có những thay đổi và hiện vẫn chưa có sự đồng nhất cao. Theo FAO (1992), “NNPTBV là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau”. Theo quan niệm này, muốn SXNN theo hướng bền vững cần phải quan tâm đến vấn đề kỹ thuật và tổ chức sản xuất.

Định nghĩa khác về PTNNBN: “Việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người: đó là một cách triết lí và một cách tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm hay cây lâu năm, súc vật, đất nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả” (Nguyễn Văn Mẫn và Trịnh Văn Thịnh, 2002) Như vậy cần xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước với việc lựa chọn các sản phẩm và mô hình sản xuất kết hợp với nhau.

Theo tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD) thì “nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau”. Quan niệm này có tính tổng hợp và khái quát cao: phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nghĩa là nền nông nghiệp không chỉ cho phép các thế hệ hiện nay khai thác TNTN vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho thế hệ mai sau.

Trong cuốn giáo trình nông nghiệp (Vũ Đình Thắng, 2005) nêu ra “nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu

cầu nông sản của loài người hiện nay và duy trì được TNTN cho các thế hệ mai sau, bao gồm gìn giữ được quỹ đất, quỹnước, quỹ rừng, không khí và khí quyển, tính đa dạng sinh học v.v...”

Trong thời gian 05 năm trở lại đây, các công trình nghiên cứu về PTNNBV ở nước ta cũng đã nêu ra khái niệm khá phù hợp với thực tiễn nền nông nghiệp Việt Nam. Theo tác giả (Đỗ Kim Chung, 2010) “NNPTBV là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu KT - XH và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai”. Cùng quan điểm với Đỗ Kim Chung thì (Nguyễn Thị Miền, 2017) cũng đưa ra khái niệm: “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là sự phát triển kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp và BVMT, ứng phó với BĐKH trong quá trình phát triển”.

Như vậy,mặc dù chưa có sự thống nhất cao trong các định nghĩa được nêu ra, song tựu trung lại PTNNBV phải là nền nông nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng của tự nhiên sẵn có, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến nhằm mang lại lợi ích cho con người không chỉ trong hiện tại mà còn cho tương lai. Phát triển nông nghiệp cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội nhất là ở vùng nông thôn.

Theo tác giả, khái niệm PTNNBV của Đỗ Kim Chung được xem là phù hợp nhất. Muốn PTNNBV cần đảm bảo đồng thời cả ba trụ cột đó là đảm bảo tăng trưởng kinh tế nông nghiệp bền vững; phát triển nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội; phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Nếu chỉ đạt một trong ba trụ cột thì nông nghiệp chưa thể bền vững. Song trong quá trình sản xuất, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và việc khai thác quá mức TNTN, ONMT là vấn đề rất nan giải. Vì vậy cần phải thực hiện tốt quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Bên

cạnh đó cũng cần căn cứ vào từng địa phương và từng giai đoạn để ưu tiên cho một trong ba trụ cột. Với thực tế nền kinh tế hiện nay thì tăng trưởng kinh tế bền vững phải là trụ cột hàng đầu, quan trọng nhất nhưng không vì vậy mà bỏ qua hai khía cạnh còn lại.

Nội dung của phát trển nông nghiệp theo hướng bền vững

- Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế: NNPTBV là

nền nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, có sự chuyển dịch cơ cấu hợp lý, hiện đại trên cơ sở phát huy lợi thế về những ĐKTN, phong tục tập quán và kinh nghiệm sản xuất của người dân, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Có thể nói, đây là nội dung quan trọng nhất cấu thành nên PTNN theo hướng bền vững. Bởi vì, tăng trưởng kinh tế chính là điều kiện để thực hiện các khía cạnh xã hội và môi trường của PTNN theo hướng bền vững. Tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững thể hiện ở:

+ Nâng cao chất lượng tăng trưởng nông nghiệp. Chất lượng tăng trưởng nông nghiệp được thể hiện qua việc ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng ổn định hay không ổn định, nhanh hay chậm trong khoảng thời gian ít nhất là 05 năm (Nguyễn Thị Miền, 2017). Nếu tăng trưởng nông nghiệp tăng, đạt được liên tục trong nhiều năm, tương đối ổn định và ít tổn thương trước các biến động… thì đó là những biểu hiện của tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững. Xét theo ngành nông nghiệp nếu sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào các sản phẩm có lợi thế so sánh về ĐKTN và KT – XH của địa phương mang lại NSLĐ và hiệu quả kinh tế cao thì đó là NNPTBV hoặc ngược lại.

+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hợp lý, tiến bộ. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hợp lý, tiến bộ là quá trình biến đổi hay cấu trúc lại các ngành, tiểu ngành trong nông nghiệp đảm bảo cho ngành nông nghiệp tăng trưởng cao, ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu toàn ngành nông nghiệp cũng như nội bộ từng ngành nông, lâm, thủy sản theo hướng phát huy được lợi thế địa phương, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và khả năng

cạnh tranh tốt, phù hợp nhu cầu thị trường, đảm bảo cho ngành nông nghiệp địa phương tăng trưởng liên tục và ổn định trong dài hạn. Theo định hướng của chính phủ, trong giai đoạn tiếp theo tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cần dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Chỉ khi nào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hợp lý và tiến bộ thì mới đạt được tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và vững chắc. Nếu tăng trưởng kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên và bán nông sản thô thì nội bộ ngành không có sự tăng trưởng kinh tế bền vững và sẽ làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường về môi trường và các ảnh hưởng khác về mặt xã hội.

- Phát triển nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội:Nông

nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp trong đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đều hướng đến bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát huy nguồn lực, tối thiểu hoá chi phí để sản xuất hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại của môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững về xã hội nghĩa là phát triển nông nghiệp phải gắn với giải quyết những vấn đề xã hội bao gồm:

+ Phát triển nông nghiệp gắn với tạo việc làm cho người lao động. Theo xu thế chung, số lao động làm việc trong nông nghiệp sẽ có xu hướng dần chuyển sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhưng trong chính ngành nông nghiệp có thể giảm lao động thuần nông nhưng sẽ tăng lao động phục vụ cho dịch vụ nông nghiệp hoặc chế biến nông sản. Sự phát triển các ngành này sẽ giúp người SXNN có việc làm lâu dài, thu nhập ổn định, cao hơn hẳn so với việc làm thuần nông thời vụ trước đó.

+ Phát triển nông nghiệp gắn với nâng cao thu nhập cho nông dân. Tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững tức là phải làm cho thu nhập của nông dân tăng lên. Từ đó nông dân, nông hộ có thể đầu tư nhiều hơn cho học

tập, chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng các dịch vụ, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống.

+ Tăng trưởng nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo cho nông dân. Tăng trưởng dựa trên việc nâng cao chất lượng, dựa trên chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hợp lý, tiến bộ đã tạo việc làm lâu dài, tăng thu nhập cho người lao động từ đó tác động tích cực đến giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.

Như vậy nếu phát triển nông nghiệp nhanh và bền vững sẽ tạo cơ sở cho việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Khi người nông dân có kinh tế tốt hơn, điều kiện sống tốt hơn thì sẽ giảm các tệ nạn, giảm gánh nặng cho chính quyền và toàn xã hội.

- Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường: Là quá trình phát

triển đạt được tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, gắn với khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên không làm suy thoái, hủy hoại môi trường mà còn nuôi dưỡng, cải thiện chất lượng môi trường. Trong điều kiện hiện nay, để PTNN theo hướng bền vững thì ngoài việc bảo vệ môi trường, nông nghiệp còn phải hướng đến việc thích ứng và ứng phó BĐKH.. PTNNBV về môi trường bao gồm hai nội dung:

+ Phát triển nông nghiệp gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả TNTN và BVMT. TNTN là đầu vào của SXNN, trong đó đất đai, nguồn nước là hai yếu tố quan trọng nhất và không thể thay thế song lại khan hiếm. Các yếu tố này vừa là tài nguyên, vừa là môi trường để phát triển SXNN. Quá trình tăng trưởng nông nghiệp gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên (đất, nước), nhờ đó, SXNN của quốc gia hay địa phương mang lại hiệu quả cao và bền vững. (Nguyễn Minh Luân, 2016)

+ Phát triển nông nghiệp gắn với ứng phó BĐKH. Hoạt động của con người trong đó có SXNN là nguyên nhân chủ yếu gây BĐKH trong thời đại hiện nay. Ngược lại những biểu hiện của BĐKH như nước biển dâng, thời tiết

cực đoan, hạn hán... đã ảnh hưởng không nhỏ đến SXNN. Trong bối cảnh đó, PTNN của quốc gia hay địa phương, một mặt, phải hướng đến các phương án canh tác thân thiện với môi trường, ít gây tổn hại đến môi trường nhằm giảm phác thải khí nhà kính, qua đó, làm chậm tốc độ BĐKH; mặt khác, sử dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH như: sử dụng giống cây, con chịu mặn, chịu hạn, chịu úng; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ; thay đổi biện pháp canh tác... nhằm giảm nhẹ thiệt hại do BĐKH gây ra, nhờ đó, SXNN hiệu quả và bền vững.

Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Hiện nay, Bộ NN&PTNN và các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chưa đưa ra bộ chỉ tiêu chung cho đánh giá PTNNBV. Vì vậy, tác giả căn cứ vào khái niệm và nội dung của PTNNBV; bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương do Thủ tướng chính phủ ban hành (Thủ tướng chính phủ, 2013); căn cứ vào điều kiện thực tế của Tỉnh Bình Thuận và tham khảo bộ tiêu chí đánh giá PTNNBV tỉnh Nam Định của Nguyễn Thị Miền (Nguyễn Thị Miền, 2017); Bộ chỉ tiêu PTNNBV tỉnh Đồng Tháp của Hoàng Thị Việt Hà (Hoàng Thị Việt Hà, 2012) để đưa ra các tiêu chí đánh giá PTNNBV tỉnh Bình Thuận cả về mặt định tính và định lượng. Mặt định tính thường phản ánh thực tế vấn đề nhưng lại khó xác định và mang tính chủ quan. Mặt định lượng là số liệu thu thập, tổng hợp, xử lí từ các cơ quan, ban ngành trong tỉnh thường có độ tin cậy cao và mang tính khách quan.

- Tiêu chí đánh giá PTNNBV về kinh tế

+ GDP và tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp. Đây là tiêu chí thể hiện vai trò, đóng góp của ngành nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh hiệu quả của SXNN. So với ngành công nghiệp và dịch vụ thì GDP nông nghiệp thường có tốc độ tăng trưởng thấp hơn do phụ thuộc nhiều vào ĐKTN, TNTN và GTSX của ngành nông nghiệp thường thấp hơn. Thông thường GDP và tốc độ tăng GDP tăng liên tục trong

một thời gian dài ít nhất là 05 năm thì nền nông nghiệp được coi là PTBV và ngược lại. Để đánh giá tốc độ tăng GDP của một ngành kinh tế thường lấy GDP năm sau so sánh với năm trước liền kề. Hiện nay, theo cách tính của tổng cục thống kê thì năm lấy so sánh là năm 2010. Công thức tính tốc độ tăng GDP nông nghiệp như sau:

TTg(𝐺𝑅𝐷𝑃𝑛𝑛)𝑛 = (𝐺𝐷𝑅𝑃𝑐)𝑛

(𝐺𝐷𝑅𝑃𝑐)𝑛−1𝑋 100

Trong đó : TTg(𝐺𝑅𝐷𝑃𝑐)𝑛: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp năm n (%)

(𝐺𝑅𝐷𝑃𝑐)𝑛: Tổng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh năm n

(𝐺𝑅𝐷𝑃𝑐)𝑛−1: Tổng sảm phẩm nông nghiệp của tỉnh trước liền kề + Tỷ trọng đóng góp của các sản phẩm có lợi thế của địa phương vào GDP nông nghiệp. Nếu tỉ lệ các sản phẩm này tăng thì chứng tỏ tỉnh đang khai thác ngày càng có hiệu quả điều kiện phát triển nông nghiệp đặc trưng và ngược lại. Ở Bình Thuận, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng là thủy hải sản và cây lâu năm.

+ Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: được hiểu là tương quan về GTSX giữa các ngành (nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp) trong toàn ngành nông nghiệp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại giữa các bộ phận đó với nhau. Xu thế chuyển dịch chung của nông nghiệp cả nước là giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tuy nhiên ở Bình Thuận, tỉ lệ diện tích rừng không lớn nên kinh tế chính vẫn là nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 33 - 43)