Kinh nghiệm PTNNBVcủa một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 49 - 53)

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ, vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm của cả nước. Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều thành quả song đây lại là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng BĐKH. Vì vậy, PTNNBV ở ĐBSCL đang được Chính phủ hết

sức quan tâm nhằm nâng cao vai trò vị thế của vùng trong sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu đồng thời có các biện pháp thích ứng với BĐKH. Những năm gần đây, các chính sách, mô hình PTNN hiệu quả mà ĐBSCL đã triển khai đó là:

- Một là thúc đẩy liên kết, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Phong trào xây

dựng cánh đồng mẫu lớn được phát động từ năm 2011 tại Cần Thơ. Đến năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ -TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Mô hình này mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho cả nông dân và doanh nghiệp. Việc liên kết sản xuất được quan tâm, đẩy mạnh, đồng ruộng dễ dàng được cơ giới hóa; doanh nghiệp hỗ trợ nông dân về vốn, giống, thị trường tiêu thụ do vậy năng suất, sản lượng lúa tăng lên, người nông dân yên tâm sản xuất. “Bình quân mỗi ha lúa trong mô hình cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất từ 10 - 15% và giá trị sản lượng có thể tăng khoảng 20 - 25%, thu lợi thêm từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha” (Đặng Hiếu, 2016). Doanh nghiệp cũng có được nguồn nguyên liệu ổn định, kiểm soát tốt về mặt chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Với phương châm “1 phải 5 giảm” (phải sử dụng giống tốt, giống xác nhận; giảm giống, giảm lượng phân đạm, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới và số lần bơm tưới, giảm thất thoát trong và sau thu hoạch), cánh đồng mẫu lớn đang giúp cho SXNN ở ĐBSCL phát triển bền vững hơn.

- Hai là thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển SXNN thích ứng với BĐKH. Để ứng phó với BĐKH đang diễn ra ở ĐBSCL, đã có nhiều

giải pháp được áp dụng như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ; quy hoạch vùng sản xuất các mặt hàng chủ lực, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất… Những vùng đất lúa sản xuất kém hiệu quả được quy hoạch và chuyển đổi sang trồng rau, dưa hấu, ngô, cây ăn quả… thu hẹp diện tích lúa xuân hè và tăng vụ thu đông. Sản xuất ra nhiều giống lúa mới ngắn ngày giúp né mặn,

tránh lũ, chịu phèn, chịu mặn. Trong chăn nuôi phát triển các mô hình thích ứng tốt với BĐKH như: vịt chạy đồng, vịt biển, ong... Đồng thời, các địa phương cũng đang cố gắng phát triển chăn nuôi bò thịt, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ để làm thức ăn. Ngành thủy sản cũng có nhiều giải pháp như tôm lúa, tôm rừng tại vùng ven biển, chuyển từ nuôi chuyên tôm sang nuôi ghép với cua, cá biển ở các vùng nuôi quảng canh. Chú trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi như hệ thống đê ngăn mặn, kênh rạch chủ động và linh hoạt cho tưới tiêu cũng như nuôi trồng thủy sản. Gắn SXNN với các ngành công nghiệp chế biến.

Ninh Thuận

Ninh Thuận được xem là nơi khô hạn nhất của Việt Nam, đất đai khá nghèo dinh dưỡng, ĐKTN không mấy thuận lợi cho SXNN. Những năm qua, ngành nông nghiệp của Ninh Thuận cũng đã có những dấu hiệu khởi sắc. ĐKTN của Ninh Thuận có nhiều điểm tương đồng với Bình Thuận, vì vậy những kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Ninh Thuận sẽ dễ dàng được áp dụng cho Bình Thuận. Để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, Ninh Thuận đã thực hiện một số biện pháp dưới đây

- Một là ứng dụng công nghệ cao vào SXNN. Ngày 10 – 10 – 2016, Ban

Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành nghị quyết 05-NQ/TU ngày 10- 10-2016 về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đang mang lại hiệu quả tích cực. Để đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp đến đầu tư, từ đó hình thành mối liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tỉnh còn chú trọng phát triển mô hình tưới nước tiết kiệm phun mưa, phun tia, nhỏ giọt và áp dụng máy móc vào sản xuất.

- Hai là cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu. Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và PTBV của Bộ NN&PTNN, Tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với BĐKH với các nội dung: thu hút đầu tư để phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực thích ứng để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu; ứng dụng nhanh các thành tựu KHCN mới, CNC gắn với đào tạo nghề cho nông dân trong sản xuất, chế biến, bảo quản; cơ cấu ngành thủy lợi theo hướng ứng dụng công nghệ mới, sử dụng tiết kiệm nước ứng phó có hiệu quả với BĐKH; chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng phát triển các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao và trung bình (nho, táo, tỏi, nha đam, măng tây, bò, dê, cừu); nâng cao chất lượng, gắn với tiêu thụ và từng bước mở rộng thị trường cho xuất khẩu. Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang phát triển các cây trồng chịu khô hạn, tiết kiệm nước và có giá trị kinh tế cao. Từng bước thay đổi hình thức tổ chức SXNN từ hộ sản xuất nhỏ lẻ manh mún sang sản xuất tập trung, gắn với thu hút đầu tư của doanh nghiệp, hình thành các liên kết theo chuỗi giá trị từ cung ứng đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và BVMT.

- Ba là lựa chọn sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù để ưu tiên phát triển. Tỉnh đã lập ra Ban khảo sát các sản phẩm đặc thù do Sở Khoa học

và Công nghệ chủ trì tiến hành nghiên cứu, khảo sát các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến tích cực. Trên cơ sở các khảo sát, kết quả phân tích để đưa ra mỗi huyện một sản phẩm đặc trưng. Sản phẩm đó ngoài việc mang lại giá trị kinh tế cao, có lợi thế so sánh với các sản phẩm khác thì phải có khả năng phát triển tập trung trên quy mô lớn theo hướng nông nghiệp CNC. Các sản phẩm này sẽ được giới thiệu, quảng bá, tiếp thị bởi các doanh nghiệp để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và sử dụng sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 49 - 53)