Cơ sở thực tiễn về PTNN theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 46)

Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở Đông Á, trên bán đảo Triều Tiên, có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho PTNN. Đồi núi chiếm 70% diện tích, đồng bằng chỉ chiếm 30%, song diện tích đất dành cho SXNN chỉ chiếm 19%. Đất đai ở đây tương đối kém màu mỡ, rất ít các đồng bằng rộng lớn. Với kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, trong năm có 06 tháng mùa đông lạnh giá tuyết bao phủ chỉ có 06 tháng là thuận lợi cho SXNN. Dù là nước công nghiệp nhưng nông nghiệp cũng rất được chú trọng và đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc mang tính độc quyền và giá trị kinh tế cao. NNPTBV của Hàn Quốc được chú trọng từ rất lâu và nó mang lại những kinh nghiệm, bài học quý giá cho nhiều nước khác trong đó có Việt Nam. Để đạt được những thành tựu lớn như hiện nay, PTNNBV của Hàn Quốc đã thực hiện các nội dung sau:

- Một là, thiết lập hệ thống quản lý nông nghiệp bền vững: Nông nghiệp

bền vững đã bắt đầu được chú ý ở Hàn Quốc vào cuối những năm 1970 và được khởi xướng bởi các tổ chức tôn giáo và tư nhân. Đến năm 1991 Bộ Nông lâm và Thủy sản đã thành lập một ủy ban phát triển nghề nông trại hữu cơ, và đã sắp đặt các quy định quản lý nghề nông trại hữu cơ. Vào tháng 10 cùng năm đó, bộ đã khởi động hệ thống cấp chứng chỉ các sản phẩm hữu cơ. Năm 1994, cuối cùng thì bộ cũng thiết lập một vụ chuyên trách vấn đề nông nghiệp bền vững. Vụ này được gọi là Vụ Nông nghiệp bền vững, được giao nhiệm vụ hoạch định các chính sách về nông nghiệp bền vững, khuyến khích và hỗ trợ nghề nông trại hữu cơ và tự nhiên. Từ năm 1995, vụ này đã bắt đầu có chương trình hỗ trợ đối với các trang trại cỡ vừa và nhỏ để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao. Chính phủ Hàn Quốc đã lập nên các kế hoạch trung và dài hạn cho nông nghiệp bền vững vào tháng 7-1996, và triển khai khung khổ chính

thức cho việc khuyến khích nông nghiệp bền vững. Mục đích của đạo luật này là theo đuổi một nền nông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường bằng cách đề cao chức năng bảo vệ môi trường của nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra, và khuyến khích các chủ trang trại hướng tới nông nghiệp bền vững. (Chu Tiến Quang và Lê Xuân Đình, 2007)

- Hai là, giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Để giảm ô nhiễm môi trường

gây ra bởi các hóa chất nông nghiệp, số lượng các hóa chất sử dụng phải được cắt bớt bằng cách sử dụng có hiệu quả và thận trọng. Chính phủ đưa ra chương trình quản lý tích hợp các loài gây hại và tiến hành đào tạo cho các chủ trang trại, nông dân cách thực hiện chương trình. Việc phòng chống bệnh cho cây trồng vật nuôi được nghiên cứu và áp dụng bằng cách sử dụng các kẻ thù sinh học tự nhiên. Nhà nước cũng đưa ra các quy định nghiêm ngặt về mua bán, sử dụng hóa chất trong nông nghiệp. Bên cạnh đó khuyến khích người dân thu gom chai lọ nhựa đựng hóa chất bằng cách tăng giá thu mua các mặt hàng này để tiến hành xử lý và tái sử dụng chúng. Ưu tiên các loại vật liệu nhựa sinh học có thể phân hủy nên ô nhiễm gây ra bởi rác thải nhựa sẽ được giảm đi đáng kể.

Trong chăn nuôi, để giảm các chất thải và khí thải độc hại vào môi trường thì cần được xử lí đúng cách. Chính phủ đầu tư cho nông dân và các chủ trang trại vốn để xây dựng các thiết bị xử lí chất thải. Rác thải trong chăn nuôi sẽ được sử dụng để sản xuất các loại phân hữu cơ.

- Ba là, thúc đẩy sự tiến bộ của các dự án khuyến khích nông nghiệp bền vững: Các chương trình trợ giúp các trang trại cỡ vừa và nhỏ trong việc sản

xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đã được khởi xướng từ năm 1995. Mục tiêu của việc trợ giúp bao gồm cả sản xuất và tiếp thị các phương tiện và thiết bị cho nông nghiệp bền vững, như các thiết bị sản xuất vi sinh tự nhiên, kho thóc và nhà kính, thiết bị làm lạnh và các loại xe làm lạnh. Chính phủ hỗ trợ vốn vay với giá ưu đãi lên tới 80 – 100% cho nông dân để đầu tư

trang thiết bị hiện đại phục vụ SXNN, nhờ vậy tỉ lệ nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp CNC đã tăng lên nhanh chóng.

- Bốn là Hàn Quốc đã xây dựng được các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu

thụ nông sản gần như khép kín. Trong chuỗi liên kết thì doanh nghiệp đóng

vai trò chính, song hành hỗ trợ nông dân về vốn, giống, hướng dẫn kỹ thuật và nhất là tiêu thụ sản phẩm; nông dân cam kết chung thủy với doanh nghiệp khi có sản phẩm bán cho doanh nghiệp theo giá thỏa thuận, tuyệt đối không tự ý bán ra ngoài. Sự liên kết đó đã giúp hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp ngày càng lớn mạnh, hình thành các tập đoàn sản xuất không chỉ chú trọng khâu đầu tư sản xuất ra nông sản mà còn đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến và mạng lưới tiêu thụ, tạo ra sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Với những bước đi và cách làm trên đã góp phần vừa khai thác tiềm năng đất đai, lợi thế về tự nhiên và KT – XH, vừa nâng cao đời sống của người nông dân và giải quyết việc làm cho nhiều người, góp phần BVMT, chống BĐKH. “Hiện thu nhập của nông dân Hàn Quốc đạt trên 32 triệu won/năm, tương đương 23 ngàn USD.” (Văn Đoàn, 2014).

Thái Lan

Thái Lan được biết đến là quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai Châu Á với các sản phẩm đặc trưng của vùng nhiệt đới như: lúa gạo, mía, ngô, xoài…ĐKTN của Thái Lan khá tương đồng với Việt Nam, vì vậy những kinh nghiệm PTNNBV của quốc gia này có thể áp dụng được cho Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng. Để PTNNBV, Thái Lan đã có một số biện pháp như:

- Một là phát triển nền nông nghiệp hữu cơ: Nông dân được khuyến

khích sản xuất nông nghiệp theo hình thức hữu cơ, tức là chủ yếu sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học. Thông qua đó, vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón và nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Nông dân ở các vùng đã thành lập nhóm sản

xuất phân hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm phân bón chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường. (Serey Mardy, Nguyễn Phúc Thọ và Chu Thị Kim Loan, 2013). Bên cạnh các mô hình nông nghiệp hữu cơ thì các mô hình nông nghiệp CNC theo hướng bền vững cũng phát triển ở nhiều vùng với sự hợp tác của mạng lưới nông dân canh tác nông nghiệp hữu cơ; mạng lưới người tiêu dùng; thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; chứng nhận về sản phẩm hữu cơ.

- Hai là đẩy mạnh ứng dụng KHKT và công nghệ mới vào sản xuất.Việc

áp dụng KHKT vào nông nghiệp góp phần cải tạo những vùng đất bạc màu, khô hạn, tạo ra các giống cây trồng thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Đặc biệt tất cả các thửa ruộng đều được cơ giới từ khâu chuẩn bị đến khâu sau thu hoạch. Ở mỗi vùng nông nghiệp có điều kiện khác nhau, nông dân Thái Lan luôn khéo léo biết áp dụng tiến bộ KHKT và kinh nghiệm sản xuất truyền thống của địa phương nên đã tạo ra được những sản phẩm đặc thù riêng biệt.

- Ba là nâng cao trình độ cho nông dân. Chính phủ rất coi trọng việc nâng cao chất lượng lao động, chuyển giao công nghệ tiên tiến cho người nông dân. Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học mở các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp. Nhờ vậy những vùng đất khô cằn, những vùng địa hình khó khăn đều được khai thác tốt trở thành những vùng nông nghiệp trù phú.

1.2.2. Kinh nghiệm PTNNBVcủa một số địa phương ở Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ, vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm của cả nước. Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều thành quả song đây lại là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng BĐKH. Vì vậy, PTNNBV ở ĐBSCL đang được Chính phủ hết

sức quan tâm nhằm nâng cao vai trò vị thế của vùng trong sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu đồng thời có các biện pháp thích ứng với BĐKH. Những năm gần đây, các chính sách, mô hình PTNN hiệu quả mà ĐBSCL đã triển khai đó là:

- Một là thúc đẩy liên kết, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Phong trào xây

dựng cánh đồng mẫu lớn được phát động từ năm 2011 tại Cần Thơ. Đến năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ -TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Mô hình này mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho cả nông dân và doanh nghiệp. Việc liên kết sản xuất được quan tâm, đẩy mạnh, đồng ruộng dễ dàng được cơ giới hóa; doanh nghiệp hỗ trợ nông dân về vốn, giống, thị trường tiêu thụ do vậy năng suất, sản lượng lúa tăng lên, người nông dân yên tâm sản xuất. “Bình quân mỗi ha lúa trong mô hình cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất từ 10 - 15% và giá trị sản lượng có thể tăng khoảng 20 - 25%, thu lợi thêm từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha” (Đặng Hiếu, 2016). Doanh nghiệp cũng có được nguồn nguyên liệu ổn định, kiểm soát tốt về mặt chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Với phương châm “1 phải 5 giảm” (phải sử dụng giống tốt, giống xác nhận; giảm giống, giảm lượng phân đạm, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới và số lần bơm tưới, giảm thất thoát trong và sau thu hoạch), cánh đồng mẫu lớn đang giúp cho SXNN ở ĐBSCL phát triển bền vững hơn.

- Hai là thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển SXNN thích ứng với BĐKH. Để ứng phó với BĐKH đang diễn ra ở ĐBSCL, đã có nhiều

giải pháp được áp dụng như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ; quy hoạch vùng sản xuất các mặt hàng chủ lực, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất… Những vùng đất lúa sản xuất kém hiệu quả được quy hoạch và chuyển đổi sang trồng rau, dưa hấu, ngô, cây ăn quả… thu hẹp diện tích lúa xuân hè và tăng vụ thu đông. Sản xuất ra nhiều giống lúa mới ngắn ngày giúp né mặn,

tránh lũ, chịu phèn, chịu mặn. Trong chăn nuôi phát triển các mô hình thích ứng tốt với BĐKH như: vịt chạy đồng, vịt biển, ong... Đồng thời, các địa phương cũng đang cố gắng phát triển chăn nuôi bò thịt, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ để làm thức ăn. Ngành thủy sản cũng có nhiều giải pháp như tôm lúa, tôm rừng tại vùng ven biển, chuyển từ nuôi chuyên tôm sang nuôi ghép với cua, cá biển ở các vùng nuôi quảng canh. Chú trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi như hệ thống đê ngăn mặn, kênh rạch chủ động và linh hoạt cho tưới tiêu cũng như nuôi trồng thủy sản. Gắn SXNN với các ngành công nghiệp chế biến.

Ninh Thuận

Ninh Thuận được xem là nơi khô hạn nhất của Việt Nam, đất đai khá nghèo dinh dưỡng, ĐKTN không mấy thuận lợi cho SXNN. Những năm qua, ngành nông nghiệp của Ninh Thuận cũng đã có những dấu hiệu khởi sắc. ĐKTN của Ninh Thuận có nhiều điểm tương đồng với Bình Thuận, vì vậy những kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Ninh Thuận sẽ dễ dàng được áp dụng cho Bình Thuận. Để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, Ninh Thuận đã thực hiện một số biện pháp dưới đây

- Một là ứng dụng công nghệ cao vào SXNN. Ngày 10 – 10 – 2016, Ban

Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành nghị quyết 05-NQ/TU ngày 10- 10-2016 về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đang mang lại hiệu quả tích cực. Để đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp đến đầu tư, từ đó hình thành mối liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tỉnh còn chú trọng phát triển mô hình tưới nước tiết kiệm phun mưa, phun tia, nhỏ giọt và áp dụng máy móc vào sản xuất.

- Hai là cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu. Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và PTBV của Bộ NN&PTNN, Tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với BĐKH với các nội dung: thu hút đầu tư để phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực thích ứng để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu; ứng dụng nhanh các thành tựu KHCN mới, CNC gắn với đào tạo nghề cho nông dân trong sản xuất, chế biến, bảo quản; cơ cấu ngành thủy lợi theo hướng ứng dụng công nghệ mới, sử dụng tiết kiệm nước ứng phó có hiệu quả với BĐKH; chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng phát triển các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao và trung bình (nho, táo, tỏi, nha đam, măng tây, bò, dê, cừu); nâng cao chất lượng, gắn với tiêu thụ và từng bước mở rộng thị trường cho xuất khẩu. Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang phát triển các cây trồng chịu khô hạn, tiết kiệm nước và có giá trị kinh tế cao. Từng bước thay đổi hình thức tổ chức SXNN từ hộ sản xuất nhỏ lẻ manh mún sang sản xuất tập trung, gắn với thu hút đầu tư của doanh nghiệp, hình thành các liên kết theo chuỗi giá trị từ cung ứng đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và BVMT.

- Ba là lựa chọn sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù để ưu tiên phát triển. Tỉnh đã lập ra Ban khảo sát các sản phẩm đặc thù do Sở Khoa học

và Công nghệ chủ trì tiến hành nghiên cứu, khảo sát các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến tích cực. Trên cơ sở các khảo sát, kết quả phân tích để đưa ra mỗi huyện một sản phẩm đặc trưng. Sản phẩm đó ngoài việc mang lại giá trị kinh tế cao, có lợi thế so sánh với các sản phẩm khác thì phải có khả năng phát triển tập trung trên quy mô lớn theo hướng nông nghiệp CNC. Các sản phẩm này sẽ được giới thiệu, quảng bá, tiếp thị bởi các doanh nghiệp để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và sử dụng sản phẩm.

1.2.3. Thực trạng PTNNBV ở Việt Nam

Trong quá trình CNH – HĐH đất nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù chiếm tỉ trọng ngày càng nhỏ nhưng ngành nông nghiệp trong những năm sau đổi mới đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt các nghị quyết, quyết định, văn kiện của Đảng và chính sách về PTBV nông nghiệp nông thôn đã khẳng định sự quan trọng của PTNNBV và vai trò của nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngành nông nghiệp đạt được những thành tựu cả về lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường song cũng còn nhiều han chế, thách thức.

PTBVNN về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 46)