Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 62)

2.2.1. Vị trí địa lí

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố Phan Thiết là trung tâm tỉnh chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 200km về phía Đông Bắc. Với vị trí tiếp giáp các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đường bờ biển kéo dài 192km ở phía Đông cùng với các tuyến quốc lộ 1a, quốc lộ 55, 28 và tuyến đường sắt Bắc – Nam là điều kiện cho tỉnh giao lưu, trao đổi hàng hóa với các tỉnh, các vùng lân cận. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh theo các hình thức liên kết sản xuất, khối lượng hàng hóa sản xuất lớn, nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp ngày càng nhiều thì vị trí địa lí góp phần tạo thuận lợi trong lưu thông, trao đổi hàng hóa. Việc giáp với các tỉnh Đông Nam Bộ cũng tạo điều kiện rất lớn trong khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh cũng như tăng khả năng trao đổi, tiếp thu KHKT hiện đại phục vụ SXNN.

2.2.2. Nhân tố tự nhiên

Địa hình

Bình Thuận nằm ở phía nam của dãy Trường Sơn Nam, đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang (khoảng 65km), kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam (khoảng 162km) chia thành bốn dạng chính:

- Đồi cát và cồn cát ven biển phân bố thành dải phía đông kéo dài từ Tuy Phong đến Hàm Tân, rộng lớn nhất là ở Bắc Bình. Loại địa hình này chiếm 18,22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, độ cao từ 100 đến dưới 200m, nhiều khu vực có các đụn cát lớn và di động do tác động của gió (Mũi Né, Hàm Tân…)

- Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên bao gồm: đồng bằng phù sa ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh có độ cao từ

0 – 12m khá nhỏ hẹp; đồng bằng thung lũng sông La Ngà có độ cao từ 90 – 210m

- Vùng gò đồi chiếm 31,66% diện tích kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, từ Tuy Phong đến Đức Linh có độ cao từ 30 – 50m

- Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích, là những dãy núi từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Đông Bắc huyện Đức Linh, độ cao từ 200 – 1.302m, độ chia cắt mạnh, có một số đỉnh núi cao trên 1400m như Bnom M’hai, B’namSrinung, Hòa Diêm.

Tài nguyên đất

Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 794.393 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 361.463 ha; đất lâm nghiệp có rừng là 344.066 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 2.962 ha; đất phi nông nghiệp là 72.786 ha; đất chưa sử dụng là 11.566 ha. (Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2018)

Có 10 nhóm đất chính (bảng 2.1), trong đó loại đất có diện tích lớn là đất đỏ vàng phân bố chủ yếu ở Tánh Linh, Đức Linh; đất cát biển phân bố ở các huyện ven biển: Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân; đất phù sa ở Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam. Các loại đất tương đối đa dạng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp. Tuy nhiên do nằm trong vùng khí hậu khô hạn nên đất thực sự có khả năng sản xuất nông nghiệp chỉ có 282.464 ha chiếm 36,17% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Bảng 2.1. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính ở Bình Thuận năm 2015

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất đỏ vàng 366.129 46,75 2 Đất xám bạc màu 137.351 17,54 3 Đất cồn cát, cát biển 114.965 14,72 4 Đất phù sa 87.374 11,15 5 Đất đen 21.240 2,71 6 Đất xám bạc màu bán khô hạn 11.708 1,49 7 Đất mùn vàng đỏ trên núi 10.325 1,32

8 Đất xói mòn trơ sỏi đá 8.299 1,06

9 Đất thung lũng 5.102 0,65

10 Đất mặn 852 0,11

Nguồn: “ Cục thống kê Bình Thuận năm 2015”

Khí hậu

Tỉnh Bình Thuận thuộc kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông lạnh, lượng mưa thấp, là vùng bán khô hạn của cả nước.

Nhiệt độ trung bình năm từ 26,50c - 27,50c; trung bình năm cao nhất là 300c - 320c, trung bình năm thấp nhất là 220c - 230c. Tổng lượng nhiệt nhận được trong năm từ 9.8000c – 9.9000c. Tổng số giờ nắng 2.903 giờ, số giờ nắng bình quân trong ngày trong mùa khô là 10h, mùa mưa từ 7 – 8 giờ (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, 2007). Biên độ nhiệt năm không quá 50c, nền nhiệt cao và ổn định quanh năm. Biến trình nhiệt năm có hai cực đại rơi vào tháng 4 và tháng 8 tương ứng với thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh.

Lượng mưa trung bình năm từ 800 – 1.600mm (thấp hơn mức trung bình 1600 – 2000 mm của cả nước), thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam và phía Tây. Mưa phân hóa theo mùa rõ rệt. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến

tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa năm do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 15% lượng mưa cả năm, chịu ảnh hưởng của gió Tín phong Đông Bắc. Riêng khu vực ven biển phía Bắc lượng mưa chỉ đạt 500 – 700mm/năm, chế độ mưa thất thường (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, 2007). Độ ẩm không khí từ 75% - 85%, thay đổi theo mùa.

Bão và áp thấp nhiệt đới ít xuất hiện ở Bình Thuận, trung bình cứ khoảng 5 năm thì có một cơn bão đổ bộ. Những năm gần đây, do tác động của BĐKH nên số cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào Bình Thuận có xu hướng tăng lên. Thời gian xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới khoảng tháng 10 đến tháng 12 nhưng do đặc điểm địa hình bờ biển phức tạp nên bão thường nhanh suy yếu, chủ yếu là mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt nhiều nơi ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Điều kiện khí hậu phù hợp cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với các loại cây trồng vật nuôi có khả năng chịu hạn, chịu nắng nóng tốt. Song lượng mưa thấp, mùa khô khắc nghiệt cũng gây nhiều khó khăn đối với SXNN nhất là ngành trồng trọt.

Tài nguyên nước

Toàn tỉnh có 7 lưu vực sông chính là: sông La Ngà, sông Lũy, sông Dinh, sông Lòng sông, sông Cà ty, sông Cái, sông Phan với chiều dài khoảng 663km, tổng diện tích lưu vực 9.880km2 (Lê Thông, 2007). Tất cả các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của tỉnh và vùng Tây Nguyên, chảy ra biển theo hai hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam. Đa số các sông có diện tích nhỏ, độ dốc lớn nên khi có mưa thì nước chảy siết còn mùa khô thì lòng sông trở nên khô cạn. Tổng lưu lượng nước sông ngòi hàng năm khoảng 5,36 tỉ m3 nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Nhiều sông vào thời kỳ mùa cạn lượng nước rất thấp, chủ yếu là nước trữ trong đất và chỉ chiếm 20% lượng dòng chảy cả năm. Các huyện phía Bắc

mùa cạn kéo dài 8 tháng còn các huyện phía nam thì 7 tháng. Trong các sông thì sông La Ngà có lượng nước lớn nhất nên thường gây ngập lụt cho huyện Đức Linh; các sông Dinh, sông Lũy, sông Phan thì thiếu nước trầm trọng, xuất hiện tình trạng hoang mạc hóa.

Nguồn nước ngầm không nhiều, trữ lượng tiềm năng khai thác ước khoảng 2.151.851m3/ngày, nhiều nơi nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn và nhiễm mặn. Việc khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chỉ chiếm một phần rất nhỏ chủ yếu trên địa bàn Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà.

Vùng biển Bình Thuận có hai chế độ thủy triều chính là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều. Vào thời kỳ mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9), gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh kèm theo đó là sự xuất hiện của dòng trồi ở tầng mặt. Sự xuất hiện của dòng trồi là điều kiện tốt cho các loài sinh vật phù du phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú cho các loài sinh vật biển tập trung thu hút được đàn cá lớn nhất là các loài cá nổi giúp phát triển ngành ngư nghiệp.

Tài nguyên biển

Bình Thuận có vùng biển rộng 52.000 km2, chiều dài đường bờ biển 192 km từ Tuy Phong đến Hàm Tân, là một trong bốn ngư trường trọng điểm của Việt Nam rất giàu nguồn lợi hải sản. Nhiều loại hải sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao như: cá (cá cơm, mú, thu, bớp, ngừ, chim…) trữ lượng ước tính khoảng 220.000 tấn, khả năng khai thác hàng năm 100 – 120 nghìn tấn, trong đó cá nổi chiếm 60%, cá đáy khoảng 40%; nhuyễn thể hai mảnh (sò điệp, sò lông, nghêu lụa…) trữ lượng trên 50.000 tấn, khả năng khai thác hàng năm là 25.000 – 30.000 tấn; ngoài ra còn có các lại cua (nổi tiếng nhất là cua huỳnh đế), các loài tảo biển, các loài mực… Trữ lượng hải đặc sản trên 40.000 tấn, khả năng khai thác hàng năm khoảng 8.000 tấn. Tổng trữ lượng hải sản của Bình Thuận khoảng 250.000 tấn, cho phép khai thác hàng năm 150.000 tấn.

Mùa khai thác hải sản chính là vụ nam (từ tháng 4 đến tháng 9) và vụ bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau).

Tiềm năng nuôi thủy sản rất lớn chủ yếu là các vùng đầm ven biển khoảng 1.200ha nuôi tôm sú; vùng gần bờ đất liền và hải đảo nuôi cá mú, tôm hùm, cua biển, trai lấy ngọc.

Tài nguyên rừng

Năm 2017, diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh là 295.565 ha, diện tích rừng trồng 21.814,5 ha, độ che phủ rừng đạt 39%. Trong rừng có nhiều lại gỗ quý như giáng hương, cẩm lai, căm xe, trắc… phân bố chủ yếu ở bốn huyện: Tánh Linh, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam. Thảm thực vật có nơi mang đặc trưng của vùng rừng khộp Tây Nguyên, có nơi mang đặc trưng miền Đông Nam Bộ, ven biển có rừng ngập mặn. Ở Bình Thuận rừng tự nhiên chủ yếu là rừng cây gỗ lá rộng, rừng hỗn giao, tre nứa và một diện tích nhỏ rừng lá kim ở các vùng địa hình cao. Rừng trồng chủ yếu là bạch đàn, keo, xà cừ, phi lao và một số loài chịu hạn khác. Tổng trữ lượng rừng khá lớn nhưng chất lượng rừng thấp. Rừng giàu có 41.920 ha phân bố ở vùng núi cao Bắc Bình, Tánh Linh; phần còn lại là rừng trung bình, rừng non và rừng nghèo kiệt. Động vật trước đây phong phú với 57 loài thú, 28 loài bò sát, 133 loài chim, 12 loài lưỡng cư. Nhiều loài có giá trị cho con người có thể dùng thuần dưỡng làm vật nuôi, làm thực phẩm, dược phẩm, cung cấp nguyên liệu cho kỹ nghệ da lông, làm cảnh và có giá trị thương mại. Bên cạnh đó cũng có nhiều loài gây hại cho nông nghiệp như rắn độc, chuột, dơi và các loài côn trùng như bọ xít, ruồi vàng… Trong những năm gần đây các loài động vật quý hiếm bị suy giảm nhiều do săn bắn quá mức.

BĐKH

Trong những năm gần đây, Bình Thuận cũng như nhiều địa phương trong cả nước đang phải đối mặt với tình trạng BĐKH, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp không theo quy luật. Do ảnh hưởng của BĐKH nên số lượng các cơn

bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Bình Thuận ngày càng nhiều và gây hậu quả lớn. Chỉ tính riêng năm 2017, bão đã làm 06 người chết; hơn 280 căn nhà bị sập, tốc mái, ngập, hư hỏng, hơn 14.000 ha diện tích nông nghiệp bị thiệt hại; gió mạnh trên biển liên tục xảy ra gây nên 88 vụ tai nạn, sự cố, làm thiệt hại tính mạng, tài sản của ngư dân. Đặc biệt, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh, kết hợp triều cường dâng cao, đã gây tình trạng sạt lở bờ biển ở nhiều khu vực thuộc huyện Tuy Phong, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết. Nhiều nơi xâm thực biển vào đất liền từ 30 đến 80m làm nhiều nhà dân bị sạt lở hoặc hư hỏng. Do thời tiết thất thường nên vào mùa khô tình trạng khô hạn diễn ra cục bộ ở nhiều địa phương gây thiệt hại lớn cho SXNN. Các huyện ven biển như Tuy Phong, Bắc Bình đang diễn ra tình trạng sa mạc hóa với tốc độ nhanh. Ví dụ vùng đất khu Lê, huyện Bắc Bình, trước đây đất tốt, hoa màu phong phú, đa dạng, động vật còn rừng trú ẩn nhưng sau mấy chục năm thì không còn cây rừng, nguồn nước cạn kiệt nên các loài động thực vật không thể sinh sống được. Có thể nói BĐKH đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất của người dân trong tỉnh, nhất là đối với SXNN.

2.2.3 Nhân tố KT – XH

Dân cư, lao động

Dân số của tỉnh đến năm 2017 là 1.230.417 người trong đó nam 615.823 người chiếm 50,04%; nữ 614.594 người chiếm 49,95%. Mật độ dân số bình quân 155 người/km2 và phân bố không đồng đều. Nơi dân số tập trung đông nhất là huyện đảo Phú Quý, thành phố Phan Thiết. Các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam mật độ dân số thấp. Tỉ lệ dân thành thị là 39,3% (cao hơn mức trung bình cả nước), tỉ lệ dân nông thôn 60,7% và ít có sự thay đổi trong cả giai đoạn 2010 – 2017.

Bảng 2.2. Dân số và mật độ dân số của Bình Thuận năm 2017 phân theo đơn vị hành chính Đơn vị hành chính Dân số (người) Tỉ lệ (%) Mật độ dân số (người/km2) Toàn tỉnh 1.230.417 100 155 Thành phố Phan Thiết 227.200 18,5 1.077 Thị xã Lagi 109.312 8,9 590

Huyện Tuy Phong 148.983 12,1 193

Huyện Bắc Bình 123.523 10 66

Huyện Hàm Thuận Bắc 175.540 14,3 131

Huyện Hàm Thuận Nam 103.956 8,4 98

Huyện Hàm Tân 73.710 8,6 100

Huyện Tánh Linh 106.393 10,8 89

Huyện Đức Linh 133.492 6,0 244

Huyện Phú Quý 28.308 2,4 1.581

Nguồn: Tổng hợp, xử lí từ “Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2017” Với quy mô dân số đã nêu trong bảng 2.2, Bình Thuận có dân số đông thứ 29/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước; 7/14 tỉnh vùng duyên hải miền Trung; 4/7 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (Cục thống kê Bình Thuận, 2017). Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên từ 10,7 (2010) giảm xuống 8,1

(2017). Trung bình cả giai đoạn 2010 đến 2017, mỗi năm dân số tăng lên 7.666 người.

Cơ cấu dân số theo tuổi đang ở giai đoạn “dân số vàng”, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ngày càng tăng về số lượng và chiếm tỉ lệ lớn. Từ 2010 đến 2017, số lao động toàn tỉnh đã tăng 111.360 người và tăng 6.8%. Năm 2017 là 720,9 nghìn người trong đó lao động nam là 400,6 nghìn, nữ là 320,3 nghìn người. Như vậy lực lượng lao động rất dồi dào và trẻ, tỉ lệ phụ thuộc

00 0

00 0

thấp là cơ hội cho phát triển kinh tế. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 58,6% dân số (2017).

Bảng 2.3. Dân số và lực lượng lao động Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2017

Năm

Quy mô dân số (người) Lực lượng lao động (người) Tỷ lệ lực lượng lao động (%) Toàn tỉnh Nông thôn Toàn tỉnh Nông thôn Toàn tỉnh Nông thôn 2010 1.176.751 714.084 647.798 397.395 51,8 55,7 2012 1.193.504 724.394 706.900 432.600 59,2 59,7 2014 1.207.398 732.791 705.362 433.867 58,4 59,2 2016 1.222.696 742.076 716.345 442.007 58,6 59,6 2017 1.230.417 746.762 720.873 448.471 58,6 60,1 Nguồn: tổng hợp, xử lí từ “Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2012, 2017”

Theo bảng 2.3, đa số dân số sống ở nông thôn và có số lượng tăng lên hàng năm. Lực lượng lao động có số lượng và tỉ lệ lớn tập trung đa số ở khu vực nông thôn. Năm 2010 tỉ lệ lao động nông thôn chiếm 61,3% và tăng lên 62,2% năm 2017. Trong cơ cấu dân số của riêng khu vực nông thôn thì tỉ lệ lao động cũng cao hơn so với tỉ lệ lao động toàn tỉnh, do vậy số lượng rất lớn và tỉ lệ phụ thuộc cũng ít hơn tỉ lệ phụ thuộc của tỉnh. Số liệu trên cho thấy lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 62)