Nhóm giải pháp về PTNN BVMT và thích ứng với BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 135 - 153)

- Các quy định về PTNN gắn với BVMT cần được nghiên cứu bổ sung hoàn thiện và được giám sát chặt chẽ ở khâu thực hiện.

- Nhà nước cần đưa ra các quy định nghiêm ngặt về việc sản xuất, mua bán và sử dụng hóa chất trong SXNN. Trên thực tế luật đã có nhưng việc thực hiện lại thiếu sự giám sát chặt chẽ, người bán thuốc BVTV hoặc hóa chất thiếu kiến thức chuyên môn mà chủ yếu chạy theo lợi nhuận. Ví dụ luật thu gom và xử lý vỏ thuốc bảo vệ thực vật đã được ban hành nhưng trên thực tế vẫn bị bỏ ngỏ. Ngoài việc thực thi pháp luật về sử dụng thuốc BVTV, muốn đạt hiệu quả cao thì cần áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc là thu mua lại chai lọ nhựa đựng hóa chất để tái sử dụng hoặc xử lý đúng quy trình.

- Chú trọng việc nghiên cứu, triển khai tới từng nông dân, chủ trang trại các chương trình về quản lý các loài gây hại nông nghiệp và tiến hành phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh bằng các biện pháp sinh học, sử dụng các loài sinh vật có lợi tiêu diệt các loài có hại. Bảo vệ môi trường quanh các chuồng trại chăn nuôi bằng cách hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm biogas, thu gom chất thải vật nuôi để sản xuất phân hữu cơ phục vụ trồng trọt.

- Tăng cường trồng rừng đầu nguồn, rừng sản xuất để giảm thiên tai và tăng sinh kế cho người dân. Việc bảo vệ rừng ngoài việc tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của toàn dân cũng cần gắn với những lợi ích kinh tế nhằm tạo cuộc sống ổn định cho người dân. Tăng cường lực lượng kiểm lâm nhằm ngăn chặn nạn phá rừng lấy lâm sản hoặc lấn chiếm đất rừng làm đất SXNN. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các khu bảo tồn thiên nhiên đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn hệ sinh thái đặc dụng, bảo vệ quỹ gen, bảo đảm đa dạng sinh học.

- Thực hiện tốt các chính sách phát triển hiệu quả, bền vững kinh tế biển, gắn khai thác hải sản xa bờ với dịch vụ hậu cần trên biển. Áp dụng tiến bộ khoa học trong khai thác thủy sản, giảm tổn thất sau thu hoạch, từng bước

nâng cao năng suất khai thác, tăng hiệu quả kinh tế, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái. Đầu tư xây dựng kè biển chống xâm thực, nạo vét khơi thông luồng lạch cửa sông cửa biển, chủ động ứng phó BĐKH.

- Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với các sản phẩm nằm trong danh mục được mua bảo hiểm và được hỗ trợ bảo hiểm. Đây là một biện pháp thiết thực giúp nông dân giảm thiểu rủi ro khi sản xuất trong điều kiện BĐKH. Hiện nay, mới chỉ có cây lúa đã thực hiện được bảo hiểm còn các cây trồng khác và lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản chưa đưa vào danh mục bảo hiểm nông nghiệp. Trong giai đoạn tới các sở, ban ngành liên quan cần xây dựng và đề xuất các gói bảo hiểm cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo lợi ích cho cả bên mua và doanh nghiệp bảo hiểm.

Tiểu kết chương 3

Để ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng bền vững cần chú trọng, dự báo được các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp như: thị trường, chính sách, sự phát triển CSHT, KHKT và những thay đổi của tự nhiên trước tình hình BĐKH và sự tác động ngày càng lớn của con người.

Quan điểm phát triển của tỉnh Bình Thuận là phát triển nông nghiệp phải phù hợp với kế hoạch tổng thể toàn bộ nền kinh tế; phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; huy động sự tham gia của toàn ngành, toàn dân, tất cả các cấp chính quyền.

Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2030 của UBND tỉnh Bình Thuận chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp ở cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường với những chỉ tiêu, chỉ đạo cụ thể là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp.

Các giải pháp PTNNBV được đưa ra trong luận văn này được tác giả tham khảo dựa vào các tài liêu của Tỉnh đồng thời là các giải pháp do tác giả đề xuất dựa vào những nghiên cứu về cơ sở lí luận; điều kiện phát triển; thực trạng phát triển ngành nông nghiệp Bình Thuận; kinh nghiệm PTNN của các quốc gia và địa phương của Việt Nam. Các giải pháp tập trung vào bốn nhóm chính đó là:

Thứ nhất, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách được xem là hành lang

pháp lí hỗ trợ đắc lực cho ngành nông nghiệp. Các chính sách về đất đai, quy hoạch, khuyến nông – khuyến lâm – khuyến ngư, phát triển các hình thức liên kết sản xuất và HTX kiểu mới thay đổi phù hợp với thực tiễn sẽ giúp huy động được sức mạnh của mọi lực lượng cho phát triển nông nghiệp

Thứ hai, nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế bao

gồm: thị trường, hình thức SXNN, KHCN, nông nghiệp CNC và nông nghiệp hữu cơ, cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn và vấn đề chuyển dịch cơ cấu

ngành nông nghiệp. Các giải pháp hướng tới nâng cao năng suất, chất lượng, lợi nhuận và sự ổn định của SXNN từ đó giúp NNPTBV.

Thứ ba, nhóm giải pháp PTNNBV về xã hội tức mối liên hệ giữa sự phát

triển của nông nghiệp gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân, nông thôn.

Thứ tư, PTNNBV gắn với BVMT và thích ứng với BĐKH. Muốn giải

quyết hài hòa giữa việc tăng năng suất, lợi nhuận của SXNN với môi trường thì cần tìm các giải phát phát triển SXNN thân thiện với môi trường, tôn trọng các HST tự nhiên, các cải tiến cần chú trọng đến sự thay đổi của chính bản thân đối tượng SXNN, các yếu tố bên ngoài chỉ hỗ trợ cho sự thay đổi đó. Các chính sách về BVMT cũng cần được quan tâm và thực thi tốt hơn. Bên cạnh việc phát triển nền sản xuất hiện đại cần phải nâng cao năng lực thích ứng, phòng tránh những tác động tiêu cực của tình trạng BĐKH gây ra, tìm các giải pháp thay đổi SXNN phù hợp với xu hướng thay đổi của khí hậu.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Trong bối cảnh hiện tại, ngành nông nghiệp Việt Nam và Bình Thuận đang phát triển mạnh nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần phải có sự thay đổi để phát triển. NNPTBV là con đường, là hướng đi tất yếu cần thực hiện trong cả hiện tại và tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững là đảm bảo sự hài hòa, chặt chẽ giữa hiệu quả kinh tế cao với giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với BVMT và thích ứng với BĐKH.

Đề tài “Phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững”

tác giả đã nghiên cứu bước đầu về cả hai mặt lí luận và thực tiễn về PTNNBV. Sau đây là các kết quả nghiên cứu của luận văn.

1. Luận văn đã đưa ra các khái niệm về nông nghiệp, nông nghiệp CNC, nông nghiệp sinh thái. Làm rõ vai trò, đặc điểm; chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

2. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững được nhiều tác giả nghiên cứu nhưng vẫn chưa có sự thống nhất cao trong các khái niệm được đưa ra, song đều dựa vào ba nội dung chính là: PTBV về mặt kinh tế; PTNN gắn với giải quyết các vấn đề xã hội; PTNN gắn với BVMT.

3. Bước đầu xây dựng được các tiêu chí đánh giá PTNNBV của tỉnh Bình Thuận gắn với 03 nội dung của PTBV: Tiêu chí đánh giá PTNNBV về kinh tế; tiêu chí đánh giá PTNNBV về xã hội; tiêu chí đánh giá PTNNBV về môi trường.

4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng PTNNBV ở Việt Nam. 5. Nghiên cứu kinh nghiệm PTNN bền vững ở Hàn Quốc, Thái Lan và hai địa phương của Việt Nam là Đồng bằng sông Cửu Long, Ninh Thuận, từ đó rút ra các bài học kinh niệm để PTNNBV ở Bình Thuận.

6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến PTNN tỉnh Bình Thuận bao gồm nhân tố vị trí địa lí; tự nhiên; kinh tế xã hội, từ đó đánh giá các mặt thuận lợi và khó khăn đối với PTNN.

7. Trên cơ sở lí luận đã xây dựng, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng PTNN theo hướng bền vững trên cả ba phương diện: thực trạng PTNNBV về kinh tế; thực trạng PTNNBV về xã hội; thực trạng PTNNBV về môi trường. Qua đó thấy được ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận đã bước đầu phát triển theo hướng bền vững với các chỉ tiêu đạt được về tăng trưởng GRDP nông nghiệp; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; sử dụng ngày càng có hiệu quả tài nguyên đất, nước. Tuy vậy, vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa PTBV.

8. Luận văn phân tích các dự báo về thị trường, KHKT, chính sách, tình hình BĐKH sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển ngành nông nghiệp đồng thời đề xuất các quan điểm, định hướng và các nhóm giải pháp để PTNN theo hướng bền vững bao gồm: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; nhóm giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp; nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội; nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp gắn với BVMT và thích ứng với BĐKH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2006). Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Hội nghị PTBV toàn quốc lần thứ 2.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2012). Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và PTBV. Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. (2014, 6). Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 10 năm vừa qua. Trung tâm thông tin - tư liệu. Bùi Thị Thanh Hương. (2015). Nghiên cứu ảnh hưởng của hoang mạc hóa

đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Luận án tiến sĩ Địa lí, Học viện Khoa học và Công nghệ

Hà Nội.

Chu Tiến Quang và Lê Xuân Đình. (2007). Kinh nghiệm Hàn Quốc trong PTNNBV. Tạp chí Cộng Sản.

Cục thống kê Bình Thuận. (2010,2014, 2016, 2017). Niên giám thống kê.

Phan Thiết.

Cục thống kê Bình Thuận. (2011, 2016). Tổng điều tra nông nghiệp - nông thôn - thủy sản năm 2011, 2016. Bình Thuận.

Cục thống kê Bình Thuận. (2017). Bình Thuận với các tỉnh Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và các tỉnh Đông Nam Bộ 2014 - 2016.

Phan Thiết.

Cục thống kê Bình Thuận. (2017). Kết quả khảo sát mức sống dân cư tỉnh Bình Thuận năm 2016. Bình Thuận.

Cục thống kê tỉnh Bình Thuận. (2018). Niên giám thống kê 2017. Bình Thuận. Đặng Hiếu. (2016). Thúc đẩy liên kết, xây dựng cánh đồng lớn ở ĐBSCL. Báo

Đặng Văn Phan. (2008). Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam. Nxb

Giáo dục.

Đỗ Kim Chung. (2010). Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay: quan điểm và những định hướn chính sách. Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam.

Hoàng Thị Ngọc Ánh. (2016). PTNNBV ở Việt Nam khó khăn và giải pháp tháo gỡ. Tạp chí kinh tế và dự báo.

Hoàng Thị Việt Hà. (2012, 3 6). Bước đầu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng bền vững .

Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM , tr. 108 - 113.

Khánh Trung. (không ngày tháng). Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp. Thư viện số, đại học Cần Thơ.

Lê Mỹ Dung. (2017). Phát triển nông - lâm - thủy sản ở thành phố Hà Nội.

Luận án tiến sĩ. Chuyên ngành Địa lí học. Trường ĐHSP Hà Nội.

Lê Thông. (2007). Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam tập 5. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.

Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương & Nguyễn Thế Truyền. (1999). Nông nghiệp và môi trường. Nxb Giáo dục.

Lưu Tiến Dũng. (2016). Hành vi ứng dụng thực hành nông nghiệp PTBV ở Việt Nam. Tạp chí khoa học công nghệ.

Lưu Tiến Dũng. (2016). PTNNBV ở Việt Nam trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế. tạp chí khoa học, Trường Đại học Lạc Hồng. Nguyễn Minh Luân. (2016). Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng

bền vững. Luận án tiến sĩ. Chuyên ngành kinh tế chính trị. Học viện

chính trị quốc gia TPHCM.

Nguyễn Minh Tuệ và Lê Thông. (2013). Địa lí nông - lâm - thủy sản Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Hoàng Vân. (2016). Phát triển kinh tế biển Bình Thuận giai đoạn 2005 - 2015. Luận văn thạc sĩ. Chuyên ngành Địa lí học. Khoa

Địa lí. Trường ĐHSP TPHCM.

Nguyễn Thị Miền. (2017). Phát triển nông ngiệp theo hướng bền vững tỉnh Nam Định. Luận án tiến sĩ. Chuyên ngành kinh tế phát triển. Học viện

chính trị quốc gia TPHCM.

Nguyễn Văn Bắc. (2017). Ứng dụng CNC trong chăn nuôi. Hội thảo lựa chọn

và ứng dụng CNC trong SXNN, (tr.49). Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn.

Nguyễn Văn Mẫn và Trịnh Văn Thịnh. (2002). Nông nghiệp bền vững cơ sở

và ứng dụng. Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa.

Hà Nội.

Nguyễn Văn Tịnh. (2015). Dự báo mậu dịch một số nông sản thế giới đến năm 2025/2025.

Nguyễn Văn Viết, V. Đ. (2017). Biến đổi khí hậu và nông nghiệp Việt Nam. NXB Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam.

Nguyễn Văn Viết, Vũ Đình Thanh. (2017). Biến đổi khí hậu và nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội: NXB Tài nguyên Môi trường và bản đồ Việt Nam.

Nguyễn Xuân Thi. (2015). Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông

ngiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 - 2014. Bình Thuận.

Nguyễn Xuân Thi. (2015). Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 - 2014. Cục thống kê Bình Thuận.

OECD. (2015). Chính sách nông nghiệp Việt Nam 2015. Báo cáo rà soát nông nghiệp và lương thực của OECD.

Phạm Văn Hiền & cộng sự. (2017). Hệ thống nông nghiệp Việt Nam lí luận và thực tiẽn. Nxb Nông nghiệp.

Serey Mardy, Nguyễn Phúc Thọ và Chu Thị Kim Loan. (2013, 06 26). Một số vấn đề lí luận, thực tiễn về Phát triển nông nghiệp bền vững và những

bài học cho phát triển nông nghiệp ở Campuchia. Tạp chí khoa học và

phát triển, pp. 439 - 446.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận. (2017). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

Thủ tướng chính phủ. (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.

Thủ tướng chính phủ. (2013). Quyết định ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013 - 2020. Hà Nội.

Tổng cục thống kê. (2017). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2016. Hà Nội.

Tổng cục thống kê. (2018). Niên giám thống kê năm 2017. Hà Nội.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận. (2007). Địa chí Bình Thuận. Sở Văn hóa, thông tin tỉnh Bình Thuận.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận. (2011). Quy hoạch ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 - 2020. Phan Thiết. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận. (2018). Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông

nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018 - 2020. Phan Thiết. Văn Đoàn. (2014). Ấn tượng nông nghiệp Hàn Quốc. Báo Nghệ An. Vũ Đình Thắng. (2005). Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Nxb Hà Nội.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1.

Diện tích cây lương thực chính tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2017

Cây LT

Năm Tổng số

Diện tích (ha)

Lúa Ngô Khoai lang Sắn

2010 152.845 107.207 18.711 1.057 25.87 2011 161.232 111.33 17.461 1.087 31.354

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 135 - 153)