Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 105 - 110)

Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động

Do đặc trưng về khí hậu có mùa khô kéo dài sâu sắc nên việc đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ là rất quan trong cho SXNN. Việc đầu tư xây dựng các đập, hồ chứa và hệ thống kênh mương nội đồng nhằm trữ nước trong mùa khô được quan tâm. Nhờ vậy diện tích cây trồng và mặt nước nuôi trồng thủy sản được chủ động về nguồn nước tăng lên.Năm 2017, diện tích tưới lúa, hoa màu từ các công trình thủy lợi đạt 95.826 ha; cây thanh long và nho là 17.658 ha; phục vụ nuôi trồng thủy sản 422 ha, nâng diện tích đất lúa được tưới chủ động đạt 76%; diện tích sản xuất thanh long là 64%. (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, 2017). Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp được tuới tiêu chủ động tăng lên, diện tích sử dụng biện pháp tưới tiết kiệm cũng tăng nên giảm được lượng nước tưới không cần thiết, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Điều này chứng tỏ SXNN của Bình Thuận đã và đang sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước. Tuy vây, do đặc trưng về khí hậu nên vào cuối mùa khô, khoảng tháng 2,3,4

hàng năm thì nhiều hồ, đập, ao chứa bị khô nước nên vẫn còn nhiều diện tích đất cây trồng không có nước tưới hoặc không thể tiến hành sản xuất đúng mùa vụ.

Đánh giá đất thoái hóa, xâm nhập mặn

Bình Thuận đang xảy ra quá trình thoái hóa đất và sa mạc hóa với tốc độ khác nhau ở các địa phương. Nguyên nhân chủ yếu do đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu khắc nghiệt kết hợp với phương thức canh tác lạc hậu của một bộ phận dân cư. Diện tích đất bị thoái hóa khoảng 254.524 ha chiếm 32,6% diện tích đất toàn tỉnh tập trung chủ yếu ở Bắc Bình, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc. Hoang mạc hóa đang là nguy cơ đe dọa lớn đến diện tích đất SXNN ở những địa phương ven biển. Các dạng hoang mạc ở Bình Thuận bao gồm hoang mạc cát, hoang mạc đá, hoang mạc đất cằn, chiếm khoảng 21,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là hoang mạc cát (nhiều nhất ở Bắc Bình, Phan Thiết). Do ảnh hưởng của BĐKH nên trong nửa thế kỷ tới, diện tích hoang mạc hóa có thể mở rộng và chiếm 37,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (Bùi Thị Thanh Hương, 2015). Với sự nỗ lực không ngừng của chính quyền và người dân, Bình Thuận đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển SXNN, giảm diện tích đất chưa sử dụng, hạn chế tình trạng hoang mạc hóa. Các giải pháp bao gồm phát triển hệ thống thủy lợi, trồng rừng phòng hộ ven biển 8.000ha từ Tuy Phong đến Hàm Tân, thu trữ nước mưa trên cát, trồng rừng chống cát bay, thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp bền vững, chuyển giao các biện pháp canh tác hợp lý…Nhờ vậy, nhiều vùng đất khô cằn đã được hồi sinh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên, năng suất, sản lượng cây trồng tăng hàng năm.

Bảng 2.14. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 - 2017 Loại đất

Năm

Đất nông nghiệp Đất phi

nông nghiệp Đất hoang hóa

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2010 682.165 87,31 73.133 9,36 25.996 3,33 2014 677.470 86,71 78.825 10,09 24.978 3,20 2017 710.041 89,38 72.786 9,16 11.566 1,46

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2010, 2014, 2017.

Theo bảng 2.14, giai đoạn 2010 đến 2017 diện tích đất nông nghiệp tăng 27.876 ha; đất phi SXNN giảm 347 ha (chủ yếu giảm đất có mục đích công cộng và đất sông suối mặt nước chuyên dùng); đất hoang hóa giảm mạnh từ 25.996 ha xuống còn 11.566 ha. Như vậy, đất hoang hóa đã được khai thác, cải tạo phục vụ cho mục đích SXNN mang lại nguồn thu nhập cho người dân.

Tỉ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng

Theo hình 2.10, tổng diện tích rừng của Bình Thuận từ năm 2010 đến 2016 tăng không liên tục. Năm 2013, tổng diện tích rừng giảm 4591 ha so với năm 2012 sau đó tăng trở lại. Trong cả giai đoạn, diện tích rừng tăng 23.366 ha. Rừng tự nhiên có diện tích lớn hơn rừng trồng và ít có thay đổi trong giai đoạn 2010 – 2014. Từ 2014 đến 2016, rừng tự nhiên tăng nhanh chủ yếu do chính sách “đóng cửa rừng” của chính phủ. Tính cả giai đoạn, rừng tự nhiên tăng 1,07 lần, trong khi rừng trồng tăng 1,14 lần. Rừng trồng ở Bình Thuận chủ yếu là rừng chắn cát ven biển, rừng sản xuất với các giống chính là keo, tràm, phi lao. Hàng năm, các địa phương trong tỉnh đều thực hiện các kế hoạch trồng rừng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, trong đó chủ yếu là trồng rừng sản xuất (Phụ lục 5). Hiện nay, rừng phân bố chủ yếu ở bốn

huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc. Công tác giao rừng cho người dân chăm sóc cũng được chú trọng. Năm 2017, đã giao 86.392 ha rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc và quản lí. Tuy nhiên, hàng năm vẫn xảy ra nhiều vụ chặt phá rừng lấy gỗ và để lấn chiếm đất (480 vụ phá rừng lấy gỗ và 14 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp). Chất lượng rừng cũng là điều đáng quan tâm, mặc dù diện tích tăng lên nhưng đa số là rừng tái sinh hoặc rừng trồng, rừng đặc dụng chỉ còn ít ở các khu bảo tồn.

Biểu đồ 2.10. Diện tích rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2016

Nguồn: Tác giả tổng hợp, xử lí, biên tập từ niên giám thống kê tỉnh Bình

Các biện pháp ứng phó với BĐKH trong nông nghiệp

Để thích ứng và ứng phó với BĐKH thì UBND tỉnh phối hợp với các Sở, ban ngành địa phương đưa ra nhiều biện pháp.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ đã và đang diễn ra theo hướng tích cực. Về cơ cấu cây trồng, tăng cường các loại cây chịu hạn và cây công nghiệp lâu năm như thanh long, xoài, trôm, cao su, điều và giảm dần các cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt cây thanh long được xem là rất phù hợp với đặc trưng về thổ nhưỡng cũng như khí hậu khô hạn nên tăng nhanh diện tích và trở thành biểu tượng cho nông nghiệp tỉnh. Cây ngắn ngày cũng được ưu tiên lựa chọn những loại giống có thời gian sản xuất ngắn dưới 100 ngày. Về cơ cấu mùa vụ đang thay đổi. Tỷ trọng diện tích lúa mùa có xu hướng thu hẹp lại và tăng dần tỷ trọng diện tích lúa hè thu để tránh gieo sạ vào những tháng khô hạn. Cây ngô vụ đông xuân có xu hướng tăng tỷ trọng so với các vụ hè thu, hè thu muộn, vụ mùa và mùa muộn. Ở cây sắn và cây lạc cũng chuyển dần sang vụ xuân. Nhiều diện tích cây hàng năm được trồng xen dưới vườn cây lâu năm nhằm giữ ẩm cho đất, tiết kiệm nước tưới vào mùa khô.

- Phát triển hệ thống thủy lợi và xây dựng các mô hình tưới tiết kiệm nước nhằm thích ứng với BĐKH. Hiện nay toàn tỉnh đã xây dựng hơn 270 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có những công trình kiên cố với dung tích hơn 40 triệu m3 như: hồ Sông Quao, hồ Cà Giây, hồ Lòng Sông... Tổng năng lực phục vụ tưới của các công trình được xây dựng là 70.000 ha. Các công trình thủy lợi được xây dựng, rà soát hàng năm nhằm đảm bảo việc tưới nước mùa khô và điều tiết lũ khi có mưa lớn, thiên tai. Công tác thủy lợi đã góp phần quyết định vào việc chống sa mạc hóa, phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường các biện pháp chống sạt lở bờ biển và xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo thiên tai để chủ động phòng chống. Các biện pháp đã được

triển khai bao gồm trồng rừng chắn cát ven biển, xây dựng bờ kè tại các điểm sạt lở ở Phan Thiết, Hàm Tân, di dời dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)