Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 124 - 126)

- Tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc vai trò chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh, đẩy mạnh sự nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Huy động sức mạnh của toàn dân tạo chuyển biến căn bản, toàn diện nông nghiệp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân trong tỉnh.

- Phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi phí và hiệu quả, sản xuất và tiêu thụ, tăng trưởng kinh tế và các vấn đề môi trường trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập, cạnh tranh.

- Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm cải thiện bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn.

3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Bình Thuận Thuận

Về phát triển kinh tế nông nghiệp

- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp toàn diện, sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao theo hướng hiện đại, bền vững, chú ý các sản phẩm có lợi thế. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN nhất là CNC. Gắn SXNN với quy trình bảo quản, chế biến với TTTT theo chuỗi giá trị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị sản phẩm. Tăng thu nhập bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp với tốc độ 3%/năm.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy nhanh thực hành ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đối với các khâu: giống, quy trình

canh tác, bảo quản sau thu hoạch, nhất là các sản phẩm nông nghiệp lợi thế của tỉnh.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế, thị trường và thích ứng BĐKH. Duy trì và sử dụng có hiệu quả diện tích đất lúa theo quy hoạch, tiếp tục phát triển vững chắc cây trồng chủ lực như thanh long, cao su. Xây dựng và quảng bá rộng rãi hơn nữa thương hiệu thanh long Bình Thuận, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Phát triển ngành thủy sản toàn diện, nâng cao hiệu quả khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tăng tỷ trọng thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giữ vững vai trò quan trọng trong xuất khẩu của tỉnh. Tổ chức lại sản xuất trên biển gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Phát triển lâm nghiệp bền vững bằng các biện pháp như bảo vệ rừng, thực hiện các biện pháp lâm sinh phù hợp để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên. Mở rộng diện tích rừng trồng những loại gỗ có chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị kinh tế rừng.

Về PTNN gắn với các vấn đề xã hội

- Dự báo đến năm 2030, dân số nông thôn của tỉnh sẽ giảm còn 604.800 người, chiếm khoảng 45% dân số. Nguồn lao động chiếm khoảng 63% dân số, trong đó lao động nông nghiệp giảm từ 40,5% (giai đoạn 2016 – 2020) xuống còn 22% (giai đoạn 2021 – 2030). Lao động đã qua đào tạo toàn tỉnh khoảng 70 – 75% trong đó số lao động đã qua đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp đạt tỉ lệ 64%. Như vậy số dân và số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm, song cần có giải pháp để nâng cao năng suất lao động ngành nông nghiệp, giảm thiểu tình trạng thiếu việc làm cho nông dân bằng cách đa dạng hóa sản xuất. Phát triển công nghiệp chế biến, đa dạng nguồn thu cho nông dân, giảm khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các khu vực kinh tế.

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách giảm nghèo bền vững, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 1 – 1,2%/ năm (theo chuẩn nghèo đa chiều). Các đối tượng thuộc diện khó khăn, diện bảo trợ được hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. PTNN gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước và phát triển hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Về PTNN gắn với BVMT và thích ứng với BĐKH

- Xây dựng, phát triển hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo tưới tiêu nước chủ động (80% diện tích năm 2030) và thích ứng với điều kiện BĐKH, tăng hệ số sử dụng đất. PTNN theo hướng sạch, sinh thái, giảm thiểu việc sử dụng quá nhiều thuốc hóa học gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng nhà máy xử lý chất thải, thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn đạt khoảng 60 – 70% vào năm 2030. Các địa điểm chăn nuôi, giết mổ cũng cần được kiểm soát ngăn chặn ONMT.

- Sử dụng hợp lý lý tài nguyên đất đai, rừng, biển, nước… BVMT, phòng tránh thiên tai và chủ động ứng phó với BĐKH bằng các biện pháp như: kiểm tra an toàn đê, kè, hồ chứa nước, nạo vét lòng sông và kênh rạch khơi thông dòng chảy. Có biện pháp tích cực chống hoang mạc hóa vùng ven biển; đẩy mạnh phát triển rừng, trồng rừng ven biển, rừng đầu nguồn, các khu bảo tồn thiên nhiên, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt mức an toàn sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)