Đánh giá sự phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Thuận theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 110)

PTBV

2.4.1. Những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Bình Thuận

Trên phương diện kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng bền

vững đã đạt được một số thành tựu

- GRDP nông nghiệp có sự tăng trưởng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp luôn đạt giá trị dương, tương đối ổn định (biểu đồ 2.3). Hiệu quả SXNN đang ngày càng cao, điều này thể hiện ở chỗ các sản phẩm nông sản như thủy sản, cao su, điều, trái cây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh; giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và thủy sản tăng nhanh qua các năm. GTSXNN (theo giá so sánh năm 2010) của Bình Thuận đứng thứ 3/14 tỉnh của Duyên hải Miền Trung sau Nghệ An và Thanh Hóa. Riêng thủy sản có GTSX đứng đầu các tỉnh Duyên hải Miền Trung từ năm 2010 - 2014 và đứng thứ 2 trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017 sau Bình Định.

- Nông nghiệp đang dần phát triển theo chiều sâu, đầu tư nhiều hơn cho khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới cho năng suất chất lượng cao chính vì vậy năng suất và sản lượng các cây trồng chính đều tăng lên, giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng trọt ngày càng cao.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch. Các mặt hàng có lợi thế về tự nhiên như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và hải sản tăng tỷ trọng. Đã hình thành được các vùng chuyên canh quy mô lớn, số lượng trang trại ngày càng nhiều, diện tích sản xuất nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP luôn tăng. Quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mang lại nhiều kết qủa khả quan đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

- Số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản giảm nhưng GTSX tăng dẫn đến NSLĐ tăng.

PTNN gắn với giải quyết các vấn đề xã hội

Kinh tế nông nghiệp phát triển đã có những tác động tích cực đến lao động nông nghiệp và bộ mặt các vùng nông thôn. Thu nhập bình quân của lao động nông – lâm – ngư nghiệp tăng liên tục qua các năm, nhất là lao động thủy sản có mức thu nhập cao hơn so với trung bình chung của lao động toàn tỉnh. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống các hộ nông nghiệp – nông thôn ngày càng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Nông nghiệp cũng đóng góp quan trọng vào việc giảm tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thu hẹp khoảng cách với khu vực thành thị.

SXNN phát triển đóng góp lớn vào giảm tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh cũng như khu vực nông thôn. Bình Thuận luôn có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với trung bình cả nước, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cũng giảm nhanh hơn ở thành thị.

PTNN bước đầu quan tâm đến các vấn đề môi trường

SXNN sử dụng ngày càng có hiệu quả tài nguyên đất, nước. Tỉ lệ diện tích được tưới tiêu chủ động tăng, hệ thống tưới tiết kiệm nước được nhân rộng, công tác thủy lợi được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Diện tích đất hoang hóa được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp nên ngày càng giảm. Diện tích rừng trồng tăng lên hàng năm. Tỉnh đã chú trọng trồng rừng chắn cát ven biển hạn chế sự di chuyển của các cồn cát vào sâu trong nội địa, ngăn ngừa tình trạng sa mạc hóa.

2.4.2. Những mặt hạn chế trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Bình Thuận

- Cơ cấu ngành nông nghiệp có chuyển dịch nhưng chưa rõ nét và chưa thực sự phù hợp với điều kiện phát triển.Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng. Trong khi đó chăn nuôi

chiếm tỷ trọng thấp, bấp bênh và có xu hướng giảm. Điều này về lâu dài là chưa phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước và thế giới

- Trong cơ cấu các loại đất chính của tỉnh, nhóm đất feralit chiếm tỷ trọng cao nhưng cơ cấu ngành trồng trọt cây lúa vẫn là cây được trồng nhiều nhất. Những năm gần đây, nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang cây trồng khác nhưng vẫn chưa phù hợp với đặc trưng khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh.

- Thủy sản được xác định là thế mạnh cũng như ngành kinh tế mũi nhọn nhưng tăng trưởng thủy sản vẫn chưa bền vững. Cụ thể là tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp ít có sự thay đổi. Trong khi lượng thủy sản tự nhiên trong thời gian sắp tới đang có xu hướng cạn kiệt thì ngành nuôi trồng thủy sản lại phát triển khá chậm chạp. Tỷ trọng thủy sản nuôi trồng rất nhỏ và lại có xu hướng giảm (biểu đồ 2.6). Diện tích nuôi cũng chưa ổn định; diện tích nuôi thâm canh giảm nhưng lại tăng nuôi bán thâm canh và quảng canh

- Ngành chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển, do chưa mang lại hiệu quả cao nên nông dân không mặn mà đầu tư. Chăn nuôi chủ yếu là hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ, số trang trại chăn nuôi trong tổng số trang trại chỉ có 70/464 trang trại các loại, dịch vụ giống, thức ăn chưa được quan tâm. Các sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt như trứng, sữa còn rất ít.

- Nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng những năm gần đây giá trị xuất khẩu lại giảm. Hiện tượng được mùa mất giá thường xuyên diễn ra. Đa số các mặt hàng nông sản đều xuất khẩu qua đường tiểu ngạch và ở dạng tươi sống, công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, công nghệp chế biến chưa phát triển. Nhiều sản phẩm nông sản chưa xây dựng được chỉ dẫn địa lí và các thương hiệu mạnh. Việc liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông mới chỉ thực hiện được một phần nhỏ hoặc chỉ có ít những trang trại quy mô lớn, có tiềm lực về kinh tế vừa sản xuất vừa sơ chế và xuất khẩu. Thêm vào đó tâm lí “ăn

xổi ở thì” vẫn còn phổ biến trong các địa phương SXNN. Người dân chạy theo lợi nhuận trước mắt nên sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV làm cho nông sản không đảm bảo được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường khó tính. Hiện tỉnh chưa có chợ đầu mối để tập trung bày bán, tiêu thụ nông sản. Việc tham gia vào sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn Viet GAP/ GlobalGAP là điều cần thiết để PTNNBV nhưng ở nhiều nơi, những mô hình này chưa mang lại hiệu quả thiết thực nên nông dân không mấy mặn mà. Cụ thể giá thu mua ở những hộ sản xuất VietGAP và những hộ không tham gia VietGAP là bằng nhau, hộ sản xuất ra vẫn không được bao tiêu sản phẩm và ổn định giá, vẫn phụ thuộc thương lái và bị ép giá.

- GTSX/1ha đất nông nghiệp qua các năm tăng liên tục nhưng lại thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước. Năm 2010 cả nước là 54,5 triệu đồng/ha thì Bình Thuận chỉ đạt 33,9 triệu đồng/ha thấp hơn 20,5 triệu đồng. Con số này đến năm 2016 lần lượt là 85,4 và 46, Bình Thuận vẫn thấp hơn cả nước 39,4 triệu đồng. Ngành thủy sản có GTSX/1ha cao hơn nhiều so với trung bình cả nước trong suốt giai đoạn 2010 đến 2016 nhưng qua các năm lại liên tục giảm

- Thu nhập của lao động nông, lâm nghiệp luôn được xếp vào nhóm có thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế.

- Do tác động của BĐKH, lại phát triển sản xuất ồ ạt, độc canh một loại cây trồng trên diện tích lớn dẫn đến sâu bệnh hại cây trồng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng nông sản.

Tiểu kết chương 2

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, là nơi có vị trí địa lí thuận lợi giáp với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng biển rộng lớn. Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó nổi bật nhất là khí hậu tương đối khắc nghiệt, lại chịu tác động của BĐKH nên nhiều nơi đất có khả năng bị hoang mạc hóa, khô hạn và thiên tai khác. Dân cư thuộc loại đông, cơ cấu dân số vàng, trình độ ngày càng được nâng cao; cơ sở hạ tầng nông nghiệp ngày càng hiện đại và hoàn thiện; thị trường mở rộng; các chính sách của UBND tỉnh và các sở, ban ngành đang tác động tích cực tới sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nông nghiệp Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2017 đạt được nhiều thành tựu. Tốc độ tăng GRDP nông nghiệp cao; GTSX toàn ngành tăng liên tục; cơ cấu ngành đang có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế của địa phương, chú trọng vào phát triển những sản phẩm đặc trưng trên quy mô lớn; kinh tế thủy sản được chú trọng và có GTSX tăng nhanh. GTSX/1ha đất trồng trọt tăng qua các năm. Kinh tế nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhờ vậy CLCS nông dân ngày càng nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm. Vấn đề trồng, bảo vệ rừng; cải tạo đất và các biện pháp thích ứng với BĐKH đang được quan tâm hơn nhằm hướng tới nền NNPTBV. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt hạn chế và chưa bền vững của nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu ngành và nội bộ ngành còn chậm, nông nghiệp thuần vẫn chiếm tỷ trọng cao, chăn nuôi giảm tỷ trọng và phát triển nhỏ lẻ, trong nông nghiệp thuần thì ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo và có xu hướng tăng lên. Thu nhập của người lao động nông – lâm nghiệp thấp và tăng chậm hơn so với các ngành nghề khác, đa số hộ nghèo thuộc hộ sản xuất nông nghiệp. Thị trường tiêu thụ bấp bênh, chất lượng nông sản nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng như chưa có các

thương hiệu nông sản mạnh đã làm cho giá trị xuất khẩu nông sản chính ngạch giảm qua các năm. Tác động của BĐKH ngày càng sâu sắc ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Ở TỈNH BÌNH THUẬN

3.1. Cơ sở đề xuất định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững vững

3.1.1. Dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam theo hướng bền vững ở Việt Nam

Yếu tố thị trường tác động đến phát triển nông nghiệp

Thị trường tiêu thụ luôn là một yếu tố quan trọng tác động tới xu hướng phát triển, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Hiện tại và tương lai, TTTT đang có những thay đổi nên ngành nông nghiệp muốn phát triển cũng phải nắm bắt được các xu thế chung.

Thứ nhất, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, nhiều người tiêu dùng hoang mang và tìm đến những địa chỉ tin cậy để mua sản phẩm sạch, thậm chí giá thành cao nhưng chất lượng tốt thì vẫn được ưa chuộng. Những sản phẩm sản xuất theo kiểu tự nhiên, hữu cơ, sinh thái, không sử dụng các loại thuốc hóa chất bảo vệ thực vật đang là xu hướng được ưu tiên lựa chọn ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Vì vậy, sản xuất nông sản sạch đạt các tiêu chuẩn kiểm tra kỹ lưỡng của các cơ quan kiểm định thì thị trường đầu ra của nông sản sẽ được mở rộng.

Thứ hai, những sản phẩm có thương hiệu và chỉ dẫn địa lí rõ ràng sẽ tạo được lòng tin và sự ủng hộ của người tiêu dùng, giúp họ xác định được nơi và nhà sản xuất. Những sản phẩm có thương hiệu giúp người tiêu dùng an tâm mua và sử dụng, giảm thiểu được thời gian và rủi ro khi tìm kiếm sản phẩm.

Thứ ba, sản phẩm nông nghiệp bán trên thị trường cần được tính đến yếu tố tiện lợi. Trong thời buổi kinh tế thị trường, áp lực về thời gian đến người

lao động rất lớn nên họ cần mua những sản phẩm mang tính tiện lợi cao. Ngoài thương hiệu thì các sản phẩm nông sản cần được phân phối rộng rãi, đóng gói, chế biến thành các mặt hàng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thứ tư, dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, nhu cầu về lương thực thực phẩm cũng sẽ tăng đáng kể. Vì vậy thị trường cho các sản phẩm đang là lợi thế về lương thực thực phẩm của Việt Nam cũng sẽ được mở rộng. Thị trường nông sản thế giới hiện nay cũng đang chuyển dần về các nước đang phát triển hứa hẹn nhiều tiềm năng cho nông sản Việt do những quốc gia này không phải là những khách hàng quá khó tính và khắt khe.

Thứ năm, các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế được ký kết một mặt mở ra thị trường rộng lớn nhưng đồng thời cũng tạo nên các cạnh tranh khốc liệt với nông sản các nước có điều kiện tương đồng. Nguy cơ tụt hậu là rất lớn do phương thức sản xuất của nước ta vẫn còn thủ công năng suất thấp, chất lượng chưa cao, sản phẩm nông sản chủ yếu xuất tươi hoặc sơ chế còn các sản phẩm đã qua chế biến chưa nhiều.

Dự báo nhu cầu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của thị trường thế giới được nghiên cứu dựa trên tình hình tăng trưởng kinh tế vĩ mô toàn cầu đến năm 2025 như sau. Xuất khẩu gạo thế giới dự báo sẽ đạt 49,5 triệu tấn vào năm 2025, tăng 1,8%/năm trong thời kỳ từ năm 2016 đến năm 2025. Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 45% tổng lượng gạo xuất khẩu và khoảng 60% tổng mức gia tăng xuất khẩu gạo trong thập niên tới. Dự báo thị trường các cây lấy dầu cũng tăng nhanh do gia tăng dân số, đô thị hóa, và tăng mức thu nhập nhằm mục đích chế biến dầu thực vật làm thực phẩm và bột protein sử dụng cho sản xuất chăn nuôi. Dầu thực vật còn dùng để sản xuất biodiesel. Dự báo xuất khẩu đậu tương thế giới trong 10 năm tới sẽ tăng khảng 28%, đạt 150 triệu tấn vào năm 2024/ 2025. Mức tiêu dùng thịt trên thế giới dự báo cũng sẽ tiếp tục tăng khoảng 1,6%/năm

trong thời kỳ 2015-2024, chủ yếu do tăng thu nhập và gia tăng dân số ở các nước đang phát triển, cùng với quá trình gia tăng đô thị hóa và đa dạng hóa cơ cấu bữa ăn. Trong đó nhu cầu tiêu dùng thịt gia cầm gia tăng nhanh hơn mức tiêu dùng thịt lợn và thịt bò. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thịt bò sẽ đạt 2,7%/năm (2,2 triệu tấn); thịt lợn 1,6%/năm (1,1 triệu tấn) và thịt gia cầm 2,2%/năm (2,2 triệu tấn). Đối với mặt hàng thủy sản, hiện nay Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu thủy sản. Thị trường chung toàn cầu trong những năm tới tiếp tục được mở rộng do dân số tăng lên, trong đó thủy sản nuôi trồng sẽ tăng cao hơn khoảng 90.000 tấn so với sản lượng khai thác. Cá và giáp xác vẫn là những đối tượng giao dịch chính.

Hệ thống chính sách nông nghiệp

Chính phủ ban hành nghị định 109/2018/NĐ – CP về sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy định về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, logo, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp hữu cơ và quy định các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, hộ nông dân, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư như: chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nghề cho lao động, chính sách hỗ trợ vốn, giống, hỗ trợ xúc tiến thương mại…Chính sách này góp phần thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh bình thuận theo hướng bền vững (Trang 110)