GRDP và tốc độ tăng GRDP ngành nông nghiệp
Cơ cấu GRDP đang có sự chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH nhưng chưa có sự ổn định. Từ 2010 đến 2014, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm từ
31.3% xuống còn 27.6%; công nghiệp ít biến động; dịch vụ tăng từ 39 lên 41.6%. Trong giai đoạn 2014 – 2017 tỉ trọng ngành nông nghiệp lại tăng từ 27.6% lên 30.1%; công nghiệp tăng từ 24.9% lên 27.3%; trong khi đó ngành dịch vụ lại giảm từ 41.6% xuống còn 37.1%. Như vậy trong những năm gần đây, SXNN của tỉnh đạt được nhiều thành tựu nên có tốc độ tăng nhanh. Với 30.1% GRDP, mặc dù điều kiện tự nhiên không có nhiều thuận lợi đã chứng tỏ được những tiến bộ lớn của ngành nông nghiệp cũng như vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong sự nghiệp CNH – HĐH của Bình Thuận.
Bảng 2.4. Cơ cấu GRDP tỉnh Bình Thuận theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2017 (Đơn vị: %)
Năm 2010 2012 2014 2017
Nông nghiệp 32,9 32,4 30,1 32,3
Công nghiệp & xây dựng 26,1 26,4 27,6 29,8
Dịch vụ 41 41,2 44,3 37,9
Nguồn: Tác giả xử lí từ “Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2014,2017”
Trong giai đoạn 2010 – 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng nhanh nên ngành nông nghiệp cũng tăng theo. Tổng sản phẩm toàn nền kinh tế tăng 2,38 lần (từ 21.985.630 triệu đồng năm 2010 lên 52.296.380 triệu đồng năm 2017); riêng ngành nông nghiệp có GRDP tăng liên tục, gấp 2,32 lần (7.239.345 triệu đồng năm 2010 lên 16.863.780 triệu đồng năm 2017). Tăng trưởng nông nghiệp có sự thay đổi qua các năm, lấy năm 2010 là năm gốc thì tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2017 diễn biến khác nhau. Giai đoạn 2010 – 2013 tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định ở mức 103%. Từ 2013 đến 2015, tác động chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi đã làm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng đạt 118% (2015). Tuy nhiên
năm 2016, cùng với toàn bộ nền kinh tế, ngành nông nghiệp tăng chậm lại do tình trạng hạn hán và lũ lụt diễn biến phức tạp. Do hạn hán nên phải cắt giảm 15.000ha lúa đông xuân, làm giảm diện tích thả nuôi thủy sản trong 06 tháng đầu năm. Mùa mưa lũ đã làm 9000 ha lúa bị thiệt hại, do vậy sản lượng lương thực, thủy sản và các loại cây ăn quả khác đều tăng chậm. Năm 2017, nền nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh đạt 106,4%.
Biểu đồ 2.2. GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2017
Nguồn: Tác giả xử lí, biên tập từ niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2014,2017.
Sự đóng góp của các sản phẩm có lợi thế của địa phương vào giá
trị ngành nông nghiệp
Điều kiện tự nhiên của Bình Thuận khá đa dạng, đặc trưng cho vùng khí hậu cận xích đạo, lại giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển nên các sản phẩm có lợi thế của tỉnh là hải sản và các loại cây trồng đặc trưng cho xứ nóng như thanh long, xoài, cao su, điều. Bảng 2.5 thể hiện GTSX của toàn ngành nông
nghiệp và của các ngành trong giai đoạn 2010 đến 2016 đều tăng. Về mặt cơ cấu, qua các năm có sự thay đổi nhưng nhìn chung ngành trồng trọt và thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao. Qua đây cũng khẳng định trồng trọt và thủy sản cũng chính là hai ngành có lợi thế phát triển và đóng góp quan trọng cho SXNN tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên trong nội bộ ngành trồng trọt và thủy sản cũng chia ra những sản phẩm trọng tâm, chủ lực và những sản phẩm thứ yếu.
Bảng 2.5. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản theo giá hiện hành tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2013 2016
Tổng số Triệu đồng 16,240,301 24,346,518 30,165,309
Tỷ trọng % 100 100 100
Trồng trọt Triệu đồng 8,565,063 13,036,045 16,087,017
Tỷ trọng % 52,7 53,5 53,3
Chăn nuôi Triệu đồng 1,950,383 2,561,466 3,537,567
Tỷ trọng % 12 10,5 11,7
Thủy sản Triệu đồng 5,480,860 8,569,016 10,291,409
Tỷ trọng % 33,8 35,3 34,2
Lâm nghiệp Triệu đồng 243,995 179,991 249,316
Tỷ trọng % 1,5 0,7 0,8
Nguồn: Tác giả xử lí từ “Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016”
- Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỉ trọng cao (53% GTSX năm 2016) và đang phát triển nhanh chóng. Thời gian qua, ngành trồng trọt đạt được nhiều thành tựu, diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính đều tăng. Ngành trồng trọt của tỉnh có thể chia thành ba nhóm cây trồng là cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. Nhóm cây lương thực có hạt là lúa và ngô cung cấp lương thực cho người dân và làm thức ăn cho chăn nuôi; nhóm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng nhanh về diện tích, sản lượng do đạt hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với ĐKTN. Đây cũng
là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành trồng trọt. Cây ăn quả tương đối đa dạng bao gồm thanh long, xoài, nhãn, cam, nho, vải, chôm chôm, mãng cầu trong đó cây chủ lực là thanh long và xoài; cây công nghiệp lâu năm bao gồm điều, cao su, cà phê, tiêu, chè, cây lấy dầu… trong đó cao su và điều chiếm diện tích lớn nhất. Bảng 2.6 thể hiện diện tích cây trồng chính giai đoạn 2010 – 2017 có sự thay đổi như sau: Cây lương thực có hạt đang là lớn nhất, tuy có nhiều biến động qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng (16.618 ha) do chính sách giữ đất lúa để ổn định nguồn lương thực cho nhân dân; cây công nghiệp lâu năm cũng tăng (2.710 ha) nhưng không liên tục; cây ăn quả tăng nhanh và liên tục (14.727 ha); nhóm cây hàng năm giảm (6.881 ha).
Về phân bố, cây lúa được trồng ở tất cả các địa phương nhưng tập trung nhiều nhất là bốn huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh. Các huyện có diện tích cây ăn quả lớn (năm 2017) là Hàm Thuận Nam (15.602 ha), Hàm Thuận Bắc (9.945 ha), Bắc Bình (4.261 ha), Hàm Tân (3.814 ha). Cao su và hồ tiêu được trồng nhiều ở hai huyện Tánh Linh và Đức Linh, nơi có diện tích đất đỏ bazan tương đối lớn.
Bảng 2.6. Biến động diện tích các cây trồng chính tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2017 (Đơn vị: ha)
Chỉ tiêu 2010 2012 2014 2016 2017 2017 tăng (+), giảm (-) so với 2010 Tổng diện tích 252.798 257.995 272.625 256.695 279.972 +27.174 Cây lương thực có hạt 125.925 132.842 139.557 123.434 142.543 +16.618 Cây công nghiệp lâu năm 61.487 61.455 64.754 63.410 64.197 +2.710
Cây ăn quả 24.317 30.214 34.594 37.643 39.044 +14.727 Cây hàng
năm 41.069 33.484 33.720 32.208 34.188 -6.881
Nguồn: Tác giả tổng hợp, xử lí từ “Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2014,2017”
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2010 – 2017 tăng 1.38 lần và có sự khác nhau giữa các nhóm cây trồng. Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tăng liên tục; cây lương thực, cây hàng năm và cây khác có giá trị sản xuất chưa ổn định. Từ bảng 2.7 và biểu đồ 2.3 có thể thấy GTSX cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp tăng nhanh và ổn định hơn so với cây hàng năm và cây khác. Cây công nghiệp và cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng nhanh đã chứng tỏ được lợi ích kinh tế mang lại là lớn, phù hợp với ĐKTN của địa phương. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành những vùng cây ăn quả, cây công nghiệp tập trung với diện tích lớn.
Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành trồng trọt tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2016
Nguồn: Xử lí, biên tập từ “niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2014,2016”
Ngành trồng trọt đang được chuyên môn hóa ngày càng tốt hơn. Tóm lại, ngành trồng trọt đang chuyển dần từ nền sản xuất độc canh lương thực mang tính tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa với các loại sản phẩm đặc trưng, phù hợp.
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất các cây trồng chính tỉnh Bình Thuận theo giá so sánh 2010 giai đoạn 2010 – 2016
Chỉ tiêu 2010 2012 2014 2016
Tổng số 8.565.063 9.958.062 11.690.364 11.819.816 Cây lương thực
có hạt 3.124.656 3.573.235 3.863.288 3.503.209 Cây công nghiệp lâu năm 1.187.980 1.354.630 2.230.342 2.412.058 Cây ăn quả 2.872.030 3.701.355 4.184.748 4.773.832 Cây hàng năm 719.304 629.525 711.571 644.724
Cây khác 661.092 699.317 700.684 466.002
Nguồn: Tác giả tổng hợp, xử lí từ “Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2014,2016” 138 112,1 203 166,2 89,6 70,5 0 50 100 150 200 250 2010 2012 2014 2016 Tổng số Cây lương thực có hạt
Cây công nghiệp lâu năm Cây ăn quả
Cây hàng năm Cây khác
%
- Ngành thủy sản có nhiều lợi thế để phát triển do vậy sản lượng cũng như giá trị sản xuất tăng nhanh. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 5.480.860 triệu đồng đến năm 2016 là 7.026.533 triệu đồng, cả giai đoạn tăng 1,28 lần trong đó khai thác vẫn là ngành chủ lực. Sự gia tăng giá trị sản xuất của ngành có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do sản lượng khai thác tăng nhanh, năm 2010 là 172.900 tấn, đến năm 2016 là 212.621 tấn. Nhiều tàu thuyền có công suất nhỏ được hỗ trợ chuyển đổi sang công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó sự phát triển của mạng lưới dịch vụ hậu cần có nhiều chuyển biến tích cực. Thủy sản đang mang lại giá trị sản xuất ngày càng cao, chiếm 33% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016.
Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất và có chiều hướng giữ vững ở mức 65,9%, trong những năm tiếp theo có thể tỉ trọng ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng do SXNN hiện nay đang được đầu tư mở rộng về quy mô diện tích, tăng năng suất cây trồng, chăn nuôi được giữ vững và phục hồi. Trong khi đó, tỉ trọng ngành lâm nghiệp giảm từ 1,5% năm 2010 xuống còn 0,75% năm 2017; tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng giảm nhẹ từ 33,7% năm 2010 lên 33,3% năm 2017. Với xu thế phát triển chung của cả nước và những lợi thế của tỉnh thì sự chuyển dịch trên chưa thực sự hợp lí.
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận theo giá hiện hành năm 2010, 2017
Nguồn: Tác giả xử lí, biên tập từ “niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2014,201”.
- Ngành nông nghiệp bao gồm trồng trọt chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong giai đoạn 2010 – 2016, giá trị sản xuất cả ba tiểu ngành đều tăng và cơ cấu ngành có sự thay đổi nhưng chưa thể hiện rõ nét. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng từ 79% năm 2010 lên 83% năm 2016; ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, mặc dù giá trị sản xuất có tăng (349.061 triệu đồng năm 2010 lên 491.013 triệu đồng năm 2016) nhưng về tỷ trọng thì không có sự thay đổi vẫn chiếm 3% trong suốt cả giai đoạn; ngành chăn nuôi có sự biến động nhiều nhất, năm 2016 chiếm 14%.
Bảng 2.8. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2016 (Đơn vị: %)
Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và
các hoạt động khác
2010 79 18 3
2016 83 14 3
Nguồn: Tác giả xử lí, tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016.
Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn do nhu cầu về lương thực cho người dân và thức ăn cho chăn nuôi, là nghề phát triển từ lâu đời và hiện nay đang được đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngành chăn nuôi bấp bênh và tỷ trọng thấp do gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh thường phát sinh và lây lan nhanh nên người sản xuất dễ bị thiệt hại. Năm 2010, do dịch heo tai xanh xuất hiện đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người nuôi, bên cạnh đó các tỉnh lân cận cũng thường xảy ra dịch bệnh nên người chăn nuôi không yên tâm sản xuất, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng làm thị trường trở nên bấp bênh hơn. Giá thức ăn tăng trong khi tỉnh chưa có các nhà máy chế biến lớn mà phụ thuộc vào nguồn nhập bên ngoài nên chi phí sản xuất cao, người nuôi không tái đàn nhiều như trước đây. Ngành dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp, đây cũng là thực trạng chung của cả nước. Tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp phản ánh tính chất của nền nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, thủ công.
- Nội bộ ngành trồng trọt thay đổi theo hướng tích cực. Cây lương thực, lúa vẫn là cây trồng chủ đạo và đang có xu hướng gia tăng về diện tích do chính sách giữ ổn định đất lúa của tỉnh. Sản lượng và năng suất lúa tăng liên tục, năm 2017 năng suất đạt 57.8 tạ/ha cao hơn mức trung bình cả nước (55.1 tạ/ha). Cây trồng chiếm diện tích lớn thứ hai là cây sắn nhưng cũng đang có xu hướng thu hẹp dần. Diện tích ngô và khoai lang tương đối nhỏ, cũng đang có xu hướng giảm (Phụ lục 1).
Cây ăn quả và cây lâu năm cũng có sự thay đổi (Phụ lục 2). Diện tích gieo trồng và sản lượng của các cây thanh long, xoài, cao su có xu hướng tăng lên, trong khi đó diện tích trồng nho, nhãn, cam, chè, cà phê, điều, hồ tiêu biến động nhưng nhìn chung có xu hướng giảm dần. Trong số các loại cây lâu năm, dẫn đầu về diện tích là cây cao su (42.700 ha), thứ hai là cây thanh long (27.758 ha) theo sau là cây điều (17.053 ha). Về sản lượng thu hoạch có 4 loại
cây thu nhiều nhất là thanh long (540.252 tấn), cao su (51.934 tấn), xoài (19.736 tấn), điều (9650 tấn).
- Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp do phương thức chăn nuôi còn mang tính tự cấp, tự túc, quy mô nhỏ lẻ chủ yếu là nuôi ở các hộ gia đình, kỹ thuật lạc hậu, tận dụng phụ phẩm của ngành nông nghiệp, lấy công làm lời. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là các loại thịt, trứng, chưa có đàn bò sữa cho thu hoạch. Gia súc lớn có số lượng nuôi nhiều nhất và giảm các năm (phụ lục 3). Trâu được nuôi lấy sức kéo nhưng những năm trở lại đây, việc cơ giới hóa được thực hiện tốt hơn nên số lượng trâu giảm dần. Đàn bò số lượng lớn hơn nhiều lần đàn trâu, năm 2010 đến 2014, ảnh hưởng dịch bện trên đàn gia súc nên số lượng bò giảm nhanh (từ 223,6 nghìn con giảm còn 164,3 nghìn con) sau đó thì ít tăng về số lượng nuôi. Mặt khác nông dân chưa quan tâm đến lai tạo giống bò và áp dụng KHKT vào chăn nuôi để tăng hiệu quả sản xuất. Các loại gia súc nhỏ là lợn, dê, cừu chậm phát triển do đầu ra sản phẩm chưa đảm bảo. Đàn gia cầm có số lượng nhỏ tăng liên tục trong những năm gần đây. Bảng 2.9 cho thấy, nhìn chung tốc độ tăng trưởng các loại vật nuôi thấp, ngành chăn nuôi chưa được chú trọng. Nuôi gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh, cao và ổn định hơn so với gia súc.
Bảng 2.9. Tốc độ tăng trưởng số lượng vật nuôi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 - 2017 (Đơn vị: %)
Năm 2010 2012 2014 2016 2017
Gia súc lớn 100 75.4 74.4 74.0 74.2
Gia súc nhỏ 100 87.2 100.1 106.6 99.5
Gia cầm 100 128.0 122.9 137.4 142.2
Nguồn: Tác giả xử lí từ “Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016,
- Ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và PTNNBV. Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2016 có sự chuyển dịch nhưng chưa ổn định. Tỷ trọng khai thác lâm sản tự nhiên giảm, tăng tỷ trọng trồng rừng, khai thác rừng trồng và chăm sóc rừng. Năm 2010 khai thác rừng chiếm 69,6% đến năm 2016 còn 65,9%. Dịch vụ lâm nghiệp có tỷ trọng tăng khá nhanh từ 5,5% năm 2010 lên 13% năm 2016. Tỉ trọng rừng trồng trong tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chưa ổn định và vẫn còn thấp hơn nhiều so với khai thác gỗ và lâm sản. Việc trồng rừng trước 2010 chủ yếu để phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhưng đến nay hầu hết đã chuyển sang rừng kinh tế và rừng phòng hộ. Cây trồng chủ yếu là keo,