Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 28 - 34)

1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng

Có rất nhiều tác giả đã đưa ra các quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng. Song nhìn chung, có thể khái quát lại thành ba cách đặt vấn đề khác nhau của các tác giả:

Quan niệm thứ nhất xem kỹ năng như là kĩ thuật thao tác của hành động

Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kỹ năng là mặt kĩ thuật của hành động, con người nắm được cách thức hành động tức là hành động có kỹ năng” (Nguyễn Thị Huệ, 2012).

A.G.Kovaliov thì nhấn mạnh: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động” (Nguyễn Thị Huệ, 2012).

Theo các tác giả nhận định kỹ năng được xem là phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững, người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quả của hành động.

Như vậy, theo quan niệm thứ nhất có thể nhận thấy kỹ năng là mặt kĩ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kĩ thuật hành động. Họ coi trọng cách thức thực hiện hành động hơn kết quả của hành động đó.

Quan niệm thứ hai xem kỹ năng như là khả năng của con người trong hoạt

động

N.D.Levitov cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” (Nguyễn Quang Uẩn, 2010).

Tác giả K.K.Platonov và G.G.Golubev cho rằng: “Kỹ năng là năng lực của người thực hiện công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong khoảng thời gian tương ứng” (Nguyễn Quang Uẩn, 2010).

Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” (Vũ Dũng, 2000).

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kĩ thuật mà còn biểu hiện năng lực của con người”(Huỳnh Văn Sơn, 2009).

Như vậy, cách xem xét kỹ năng nghiêng về khả năng của con người để thực hiện các công việc có kết quả đã bao hàm cả quan niệm kỹ năng là kĩ thuật hành động trong đó, bởi chỉ khi sự vận dụng tri thức vào thực tiễn một cách thuần thục thì mới có được kết quả công việc đạt chất lượng.

Quan niệm thứ ba xem kỹ năng là hành vi giao tiếp ứng xử

Tác giả Chu Liên Anh đã quan niệm về kỹ năng dưới góc độ là hành vi giáo tiếp ứng xử trong các mối quan hệ xung quanh (quan hệ với tự nhiên và quan hệ với xã hội) (Nguyễn Hữu Long et al., 2016).

Tác giả J.N. Richard xem “Kỹ năng là hành vi thể hiện ra hành động được bộc lộ ra bên ngoài và chịu sự chi phối mạnh mẽ của cảm nhận và suy nghĩ” (Nguyễn Hữu Long et al., 2016).

Theo quan điểm này, các tác giả có khuynh hướng xem kỹ năng không chỉ là kĩ thuật thực hiện thao tác, mà kỹ năng gắn với nhận thức, giá trị, niềm tin của mỗi cá nhân (Nguyễn Hữu Long et al., 2016).

Từ ba cách đặt vấn đề nêu trên, chúng tôi nhận thấy, một người được coi là có kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó phải là người:

- Nắm được mục đích hành động, có tri thức về hành động, nắm được cách thức thực hiện và các điều kiện thực hiện hành động.

- Thực hiện hành động đúng với các yêu cầu của hành động. - Đạt được kết quả hành động do mục đích đề ra.

- Có thể thực hiện hành động có kết quả trong những điều kiện đã thay đổi với cảm xúc cá nhân phù hợp.

Từ các quan điểm trên có thể rút ra kết luận: Kỹ năng là việc thực hiện có kết quả hành động trên cơ sở áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm với những cảm xúc

cá nhân phù hợp (Nguyễn Hữu Long et al., 2016).

1.2.1.2. Khái niệm kỹ năng sống

Kỹ năng sống (life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực.

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp của kỹ năng sống thì sống có nghĩa là tồn tại cho nên những kỹ năng sống được phân tích ở đây là những kỹ năng giúp cho con người tồn tại về mặt thể chất và mặt tâm lí (Huỳnh Văn Sơn, 2009).

Như vậy, khái niệm “kỹ năng sống” ở đây được chọn lọc để hướng đến những kỹ năng cần thiết mà con người, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể tồn tại một cách đúng nghĩa trong cuộc sống xã hội.

thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về khả năng tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho rằng: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.

Kỹ năng sống còn có nghĩa là khả năng phân tích tình huống và hành vi, khả năng phân tích hậu quả của hành vi và khả năng tránh một số tình huống nào đó.

Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) thì kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Theo Lê Bích Ngọc định nghĩa, kỹ năng sống có thể xem là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày (Lê Bích Ngọc, 2013).

Tác giả Trương Thị Hoa Bích Dung lại cho rằng, kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép con người đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày (Trương Thị Hoa Bích Dung, 2012).

Như vậy, có khá nhiều khái niệm rất rõ về kỹ năng sống, nhưng có thể nêu lên

một cách ngắn gọn: Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả

năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

* Phân loại kỹ năng sống:

Tùy theo những quan niệm khác nhau mà sẽ có nhiều cách phân loại kỹ năng sống khác nhau. Có thể khái quát lại như sau:

• Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống gồm ba nhóm kỹ năng: + Nhóm một: Nhóm kỹ năng nhận thức gồm các kỹ năng cơ bản: tự nhận thức

bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định mục tiêu, kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.

+ Nhóm hai: Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc gồm các kỹ năng: kỹ năng kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc, kỹ năng nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc.

+ Nhóm ba: Nhóm kỹ năng xã hội gồm các kỹ năng: kỹ năng cảm thông, kỹ năng chia sẻ, hợp tác, kỹ năng gây thiện cảm, kỹ năng giao tiếp truyền thông.

• Theo Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kỹ năng sống được phân chia thành những nhóm như sau:

+ Nhóm một: Nhóm kỹ năng chung gồm các kỹ năng cơ bản mà mỗi người đều phải có để có thể thích ứng với cuộc sống chung như: kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội.

+ Nhóm hai: Nhóm kỹ năng chuyên biệt gồm một số kỹ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng, các kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên, các kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình, đến môi trường cộng đồng…

• Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) là tổ chức có những nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân. Họ phân chia thành ba nhóm kỹ năng cơ bản dưới đây:

+ Nhóm một: Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình gồm một số kỹ năng như: tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, …

+ Nhóm hai: Nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác gồm các kỹ năng như: kỹ năng thiết lập quan hệ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm,…

+ Nhóm ba: Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả gồm một số kỹ năng như: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề, …

Ở mỗi góc độ khác nhau, cách phân loại kỹ năng sống có thể khác nhau, tuy nhiên, dù có phân loại trên góc nhìn nào đi nữa thì kỹ năng sống phải là những khả

năng thuộc về năng lực cá nhân, giúp bản thân tồn tại và làm chủ cuộc sống của mình cũng như đạt được những mục tiêu sống một cách hiệu quả. (Huỳnh Văn Sơn, 2009).

Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, nếu xét dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân theo cách phân loại kỹ năng sống của UNICEF thì kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng cần thiết cho trẻ em nói riêng và con người nói chung. Trong sự phát triển của cá nhân, mỗi người đều có nhu cầu được đảm bảo về mặt an toàn, cũng như mỗi người sẽ gặp nhiều thử thách, tình huống khó khăn và nguy hiểm… Việc quan tâm giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em và mọi người sẽ đảm bảo sự an toàn cho cá nhân, giúp họ vượt qua được những “chướng ngại vật” trong cuộc đời, để có thể tồn tại và phát triển trong gia đình và cộng đồng xã hội.

1.2.1.3. Khái niệm kỹ năng tự bảo vệ

Khi nói đến thuật ngữ “tự bảo vệ” thông thường người ta thường liên tưởng đến việc một cá nhân nào đó có thể đang gặp nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn, sinh mạng và họ phải nghĩ đến việc dùng cách thức nào đó chẳng hạn như: kêu cứu, võ thuật,… để chống trả, ứng phó với những tình huống khó khăn đó. Nói cách khác, “tự bảo vệ” nghĩa là chủ thể hay cá nhân nào đó cần có những kiến thức, những cách ứng xử phù hợp nhất trong những hoàn cảnh nhất định để tự bảo vệ lấy bản thân.

Theo từ điển Tiếng Việt “tự bảo vệ” có nghĩa là: Tự che chở, tự bảo vệ lấy mình, tự mình giữ lấy mình, chống lại sự xâm hại của kẻ khác (Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, 2009).

Ngoài những thuật ngữ nêu trên, đôi khi chúng ta còn được nghe đến thuật ngữ “giữ an toàn”. Theo tác giả Yayne Dendhire, trong bộ sách Healthy Habits của nhà xuất bản giáo dục Macmillan, Úc đã đưa ra khái niệm về giữ an toàn (safety) như sau: “Giữ an toàn là tránh khỏi những nguy hại, khỏi những mối nguy hiểm như bị tổn thương về thể xác hoặc tinh thần” (Yayne Dendhire, 2010).

Như vậy, “giữ an toàn” và “tự bảo vệ” đều cùng mục đích là đem lại sự an toàn cho cá nhân nào đó. Vì vậy, chúng tôi cho rằng: “Kỹ năng tự bảo vệ là khả năng con người vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy đến để bản thân được an toàn”.

Vậy: “Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi là khả năng trẻ 3-4 tuổi vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của mình để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến để bản thân được an toàn”.

• Các giai đoạn hình thành KNTBV của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi dựa vào cách phân loại các giai đoạn hình thành kỹ năng của tác giả Hoàng Thị Oanh, để hình thành kỹ năng nói chung và KNTBV nói riêng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Để hình thành KNTBV, trẻ cần trải qua 4 giai đoạn:

* Giai đoạn nhận thức: là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành KNTBV.

Giai đoạn này rất quan trọng vì để hành động có hiệu quả con người phải thực hiện và nắm được những điều kiện cần thiết của hành động đó. Ở giai đoạn này, người lớn hoặc GVMN hướng dẫn trẻ nắm được lý thuyết hành động, nhận thức đầy đủ mục đích, cách thức, điều kiện hành động chứ chưa hành động thực sự.

* Giai đoạn làm thử: là giai đoạn trẻ bắt đầu hành động. Lúc này, trẻ hoàn toàn có thể làm theo mẫu trên cơ sở nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động hoặc trẻ có thể hành động theo hiểu biết của mình. Ở giai đoạn này, hành động của trẻ vẫn còn nhiều sai sót, các thao tác còn lúng túng, hành động có thể đạt ở mức độ thấp hoặc không đạt kết quả.

* Giai đoạn kỹ năng bắt đầu hình thành: là giai đoạn trẻ đã có thể hành động

độc lập, ít sai sót, các hành động tự bảo vệ thực hiện thuần thục hơn, hành động đạt kết quả trong những điều kiện quen thuộc.

* Giai đoạn kỹ năng được hoàn thiện: là giai đoạn trẻ thực hiện hành động tự

bảo vệ có kết quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong những hoàn cảnh mới, các thao tác thuần thục, các hành động đã có sự sáng tạo (Hoàng Thị Oanh, 1996).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 28 - 34)