Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 69 - 79)

trường mầm non tại TP.HCM

2.3.1. Biểu hiện kỹ năng: Nhận ra và không chơi với một số đồ vật nguy hiểm đến tính mạng

Bảng 2.3. Biểu hiện kỹ năng: Nhận ra và không chơi với một số đồ vật nguy hiểm đến tính mạng

Tiêu chí Biểu hiện

Mức độ đạt được (%) ĐTB Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Tiêu chí 1: Nhận ra và không chơi với một số đồ vật nguy hiểm đến tính mạng Gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm

đến tính mạng 0 0 30 22.5 47.5

4.17

Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm đến tính mạng khi chưa được người lớn cho phép 0 37.5 15 17.5 30 3.4 Trung bình 0 18.75 22.5 20 38.75 3.78

Với biểu hiện kỹ năngnhận ra và không chơi với một số đồ vật nguy hiểm đến

tính mạng, dựa theo kết quả tại bảng 2.3 ta thấy điểm trung bình tiêu chí này đạt 3,78 ở mức độ 4- mức “khá”. Trong đó biểu hiện trẻ gọi tên được một số đồ vật gây nguy hiểm đến tính mạng ĐTB đạt 4,17, mức độ “tốt” đạt 47,5 %, mức độ “khá” đạt 22,5% và mức độ “trung bình” đạt 30%. Còn biểu hiện trẻ không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm đến tính mạng khi chưa được người lớn cho phép ĐTB đạt 3,4, 30% trẻ đạt mức độ “tốt”, 17,5% trẻ đạt mức độ “khá”, 15% trẻ đạt mức độ “trung bình” và 37,5% trẻ đạt mức độ “yếu”.

Theo quan sát, trẻ vẫn sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm đến tính mạng như một số đồ vật nhọn, đồ vật nhỏ như sử dụng đũa, nĩa, một số hột hạt nhỏ mà quên không xin phép người lớn. Về phía giáo viên cũng chưa chú ý nhắc trẻ không được chơi những đồ vật không an toàn, GV chỉ tập trung vào việc hướng dẫn trẻ tên trò chơi,

cách chơi, nội dung chơi. Chỉ khi cô thấy trẻ cầm đồ vật nhọn đùa giỡn nhau thì cô mới nhắc nhở.

2.3.2. Biểu hiện kỹ năng: Biết và không làm một số việc, hành động có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Bảng 2.4. Biểu hiện kỹ năng: Biết và không làm một số việc, hành động có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Tiêu chí Biểu hiện

Mức độ đạt được (%) ĐTB Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Tiêu chí 2: Biết và không làm một số việc, hành động có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mình và những người xung quanh Nhận biết các việc làm, hành động gây nguy hiểm đến tính mạng 0 47.5 30 15 7.5 2.82

Kể được tác hại của một số việc làm, hành động gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh

0 0 0 75 25 4.25

Trung bình 0 23.75 15 45 16.25 3.53

Với biểu hiện kỹ năng: Biết và không làm một số việc, hành động có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mình và những người xung quanh, kết quả khảo sát thu được ĐTB là 3,53, đạt mức 4- mức “khá”. Trong đó biểu hiện: Nhận biết các việc làm, hành động gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ đạt 2,82, nằm trong mức 3- mức “trung bình”. Biểu hiện này có tỉ lệ tốt đạt 7,5%, khá 15%, trung bình 30% và yếu chiếm 47.5%. Đa số trẻ khảo sát đều chưa nhận biết được những hành động và việc làm có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Điển hình qua quan sát một giờ hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ 3-4 tuổi, một số trẻ trong khi chơi vẫn tung cát lên cao hoặc ném cát vào mặt bạn. Khi chơi cầu tuột thì vẫn còn một số bé trèo ngược cầu tuột, hay mạnh tay đẩy bạn khi chơi xích đu. Cô giáo có hỏi một bé về

không trả lời và tiếp tục chạy qua chơi ở góc khác.

Còn biểu hiện: Kể được tác hại của một số việc làm, hành động gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh có ĐTB đạt 4,25- mức “khá”. Có 75% trẻ đạt mức độ “khá” và 25% đạt mức độ “tốt”. Nhìn chung khi được hỏi và khảo sát về nội dung này, đa số trẻ đều nói được tác hại của một số việc làm, hành động không an

toàn. Ví dụ như một bé tại trường MN quận 10 nói với cô: “Cô ơi ở nhà ba con hay

hút thuốc lá và con không tới gần ba đâu.” Giờ HĐVC một bé trai nói với bé gái:

“Bạn không được cho tay vào ổ điện đâu nhé, nếu không là sẽ bị điện giật cháy đen thui như bạn gà con luôn đó nha”

2.3.3. Biểu hiện kỹ năng: Biết và không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm, không an toàn đến tính mạng

Bảng 2.5. Biểu hiện kỹ năng: Biết và không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm, không an toàn đến tính mạng

Tiêu chí Biểu hiện

Mức độ đạt được (%) ĐTB Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Tiêu chí 3: Biết và không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm, không an toàn đến tính mạng

Nhận biết được

những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm đến tính mạng

0 0 0 45 55 4.55

Biết chơi ở những

nơi sạch và an toàn 0 0 0 50 50 4.5

Trung bình 0 0 0 47.5 52.5 4.52

Biểu hiện kỹ năng: Biết và không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm,

không an toàn đến tính mạng có ĐTB đạt 4,52 nằm ở mức 5- mức “tốt”. Trong giờ hoạt động học khi được yêu cầu nhận biết những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm đến tính mạng, có tới 95% trẻ nhận ra và chọn một số địa điểm như bếp, ao hồ, sông suối, chuồng thú, thùng rác dơ, bếp gas, ổ điện, sân thượng .. Trong quá trình cô giáo tổ chức cho trẻ chơi, đa số trẻ đều biết chọn những chỗ sạch và an toàn để chơi. Điều này thể hiện rằng giáo viên có chú trọng giáo dục nội dung này cho trẻ.

2.3.4. Biểu hiện kỹ năng: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép

Bảng 2.6. Biểu hiện kỹ năng: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép

Tiêu chí Biểu hiện

Mức độ đạt được (%) ĐTB Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Tiêu chí 4: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép

Nhận biết và phân biệt người thân, người quen, người lạ

0 25 37.5 17.5 20 3.32

Biết từ chối không đi theo người lạ khi chưa được người thân cho phép

47.5 27.5 17.5 7.5 0 1.85

Biết từ chối không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép

37.5 47.5 15 0 0 1.77

Biết kêu người giúp đỡ

khi bị người lạ ép đi 30 20 20 12.5 17.5 2.67

Trung bình 28.75 30 22.5 9.37 9.37 2.40

Theo kết quả ở bảng 2.6, ta nhận thấy ĐTB của biểu hiện: Không đi theo, không

nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phépđạt 2,40 nằm trong mức 2-

mức “yếu”. Cụ thể từng biểu hiện như sau:

Biểu hiện: Nhận biết và phân biệt người thân, người quen, người lạ với lần lượt tỉ lệ % mức “yếu”, “trung bình”, “khá” , “tốt” là 25%, 37,5%, 17,5% và 20%. Biểu hiện này có ĐTB cao nhất trong các biểu hiện của tiêu chí: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép (ĐTB = 3,32).

cho phép có ĐTB đạt 1,85 ở mức độ 2- mức “yếu”. Có đến 47,5% trẻ không có kỹ năng từ chối và sẵn sàng đi theo người lạ khi chưa được người thân cho phép. Trong giờ hoạt động học, trong vai một người lạ, chúng tôi tạo tình huống mẹ bận việc, nhờ người lạ tới đón trẻ về. Đa số phản ứng đầu tiên là trẻ sẽ đi theo. Sau khi cô chủ nhiệm hỏi lại con biết đây là ai không thì trẻ trả lời “Dạ không”. Điều này chứng tỏ kỹ năng này của trẻ còn nhiều hạn chế. Do đó, giáo viên phải chú ý để có phương pháp giáo dục kỹ năng này cho trẻ hiệu quả hơn để giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân mình. Biểu hiện: Biết từ chối không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép có ĐTB thấp nhất trong tất cả các biểu hiện của tiêu chí 4, ĐTB= 1,77 nằm trong mức độ 2- mức “yếu”. Sau khi được hỏi, giáo viên các lớp có chung nhận định: “Tâm lí trẻ rất thích bánh kẹo, quà, đồ chơi.... Tất cả những thứ đó rất thu hút trẻ, thường thì trẻ không cưỡng lại, trẻ sẽ nhận ngay mà không suy nghĩ. Do đó, kẻ xấu thường hay lợi dụng yếu điểm này của trẻ”. Điều đó thể hiện cụ thể qua tỉ lệ phần trăm: số phần trăm trẻ đạt các mức độ “kém” là 37,5%, 47,5% đạt mức “yếu”, 15% đạt ở mức “trung bình”. Không có trẻ đạt mức “khá” và “tốt” ở biểu hiện này. Người lớn cần hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng từ chối khéo léo khi có người lạ cho đồ như: “Bố mẹ con không cho phép nhận” hoặc “Con không ăn những thứ này được”. Trong trường hợp người đó vẫn cố ý có hành động bám riết và bắt con nhận bằng được thì dặn trẻ hãy quẫy đạp và hét thật to nhờ sự hỗ trợ từ người khác.

Biểu hiện: Trẻ biết kêu người giúp đỡ khi bị người lạ ép đi có ĐTB đạt 2,67, tương đương mức độ 3- mức “trung bình”. Tỉ lệ phần trăm các mức độ “kém”, “yếu”, “trung bình”, “khá” và “tốt” lần lượt là 30%, 20%, 20%, 12,5% và 17,5%. Thông qua khảo sát và quan sát biểu hiện, chúng tôi nhận thấy tuy rằng trẻ biết được việc phải kêu người giúp đỡ khi bị người lạ ép đi nhưng trẻ không biết phải hành động gì tiếp theo sau đó. Một bé tại trường MN ở quận Tân Bình trả lời sau khi được hỏi “Nếu bị một người lạ ép con phải đi theo họ, con sẽ làm gì?” “Dạ con sẽ kêu “Cứu tôi với cứu

tôi với” thật to ạ”. Nhưng khi được hỏi tiếp “Nếu người lạ vẫn ép con đi thì con sẽ

làm gì?” thì bé không trả lời được. Trẻ cần được giáo dục để hiểu việc phải kêu thật

to để có ai đó nghe được và họ sẽ giúp đỡ mình. Sau đó phải cố gắng giãy đạp thật mạnh, thậm chí có thể cắn vào tay nếu bị người lạ dùng tay bịt miệng và cố gắng thoát

khỏi người lạ và bỏ chạy thật nhanh kết hợp la thật to “Cứu tôi với”

2.3.5. Biểu hiện kỹ năng: Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu gọi người giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm

Bảng 2.7. Biểu hiện kỹ năng: Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu gọi người giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm

Tiêu chí Biểu hiện

Mức độ đạt được (%) ĐTB Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Tiêu chí 5: Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu gọi người giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm Nhận ra được một số trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng 7.5 27.5 45 12.5 7.5 2.85

Biết kêu cứu, gọi người xung quanh giúp đỡ khi gặp nguy hiểm

17.5 55 27.5 0 0 2.1

Biết chạy thoát khỏi nơi

nguy hiểm 55 20 25 0 0 1.7

Trung bình 26.7 34.2 32.5 4.2 2.5 2.22

Dựa theo kết quả tại bảng 2.7 ta thấy ĐTB của biểu hiện kỹ năng: Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu gọi người giúp đỡ và chạy ra

khỏi nơi nguy hiểmcó ĐTB đạt 2,22 nằm ở mức 2- mức “yếu”. Cụ thể với biểu hiện:

Nhận ra được một số trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng (bị kẹt tay, chảy máu, bị lạc ba mẹ, gặp cháy, bị con vật tấn công, bị người xấu xâm hại cơ thể..) với tỉ lệ 7,5% đạt mức “kém”, 27,5% đạt mức “yếu”, 45% đạt mức “trung bình”, 12,5% đạt mức “khá” và 7,5% đạt mức “tốt”. ĐTB của biểu hiện này đạt 2,85 ở mức 3- mức “trung bình”. Đối với biểu hiện: Trẻ biết kêu cứu, gọi người xung quanh giúp đỡ khi gặp các tình huống khẩn cấp kết quả thu được ĐTB đạt 2,10- mức “yếu”. Tỉ lệ phần trăm từng mức độ “kém”, “yếu”, “trung bình” tương ứng lần lượt là 17,5%, 55% và 27,5 %. Tỉ lệ này tập trung ở mức thấp từ “kém” tới “trung bình”, không có tỉ lệ “khá” và “tốt”. Tỉ lệ này cho thấy kỹ năng này của trẻ còn rất hạn chế, trẻ chưa có ý thức và

lứa tuổi này thường rất nhút nhát, không dám thể hiện với các cô và các bạn khi gặp những tình huống khẩn cấp. Như có trường hợp bé bị bệnh sốt, khó chịu trong người cũng không dám nói với cô, bé bị kẹt tay cánh cửa cũng im lặng không biết la to để cô đến giúp. Giáo viên cứ luôn phải dõi mắt theo từng hành động và việc làm của trẻ và thường xuyên nhắc nhở trẻ phải biết kêu cứu khi gặp sự cố. Việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường MN lúc nào cũng được chúng tôi đặt lên trên hết và cũng là áp lực rất lớn của GVMN”.

2.3.6. Tổng hợp thực trạng mức độ biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi

Dựa vào kết quả khảo sát trên, chúng tôi tổng hợp và sắp xếp mức độ biểu hiện các KNTBV của trẻ 3-4 tuổi theo bảng sau đây:

Bảng 2.8. Mức độ biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi

Stt Tiêu chí Mức độ đạt được Kém Yếu Trung bình Khá Tốt ĐTB Xếp hạng 1 Tiêu chí 1: Nhận ra và không chơi với một số đồ vật nguy hiểm đến tính mạng

0 18.75 22.5 20 38.75 3.78 2

2

Tiêu chí 2: Biết và không làm một số việc, hành động có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

0 23.75 15 45 16.25 3.53 3

3

Tiêu chí 3: Biết và không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm, không an toàn đến tính mạng

0 0 0 47.5 52.5 4.52 1

4

Tiêu chí 4: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép

28.75 30 22.5 9.37 9.37 2.40 4

5

Tiêu chí 5: Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu gọi người giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm

26.7 34.2 32.5 4.2 2.5 2.22 5

Kết quả mức độ biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi được thể hiện qua biểu đồ 2.1:

Biểu đồ 2.1. Điểm trung bình mức độ biểu hiện KNTBV theo từng tiêu chí

Dựa theo biểu đồ 2.1 ta thấy tiêu chí 3: Biết và không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm, không an toàn đến tính mạng xếp thứ nhất (ĐTB= 4,52), kế đến xếp thứ 2 là tiêu chí 1: Nhận ra và không chơi với một số đồ vật nguy hiểm đến tính mạng. (ĐTB=3,78). Xếp thứ 3 là tiêu chí 2: Biết và không làm một số việc, hành động có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (ĐTB=3,53), xếp thứ 4 là tiêu chí 4: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép (ĐTB=2,40), và đứng cuối cùng là tiêu chí 5: Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu gọi người giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm (ĐTB=2,22). Kết quả trên cho thấy trẻ còn gặp khó khăn đối với biểu hiện “Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép” và “Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu gọi người giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm”.

Biểu đồ 2.2. Đánh giá chung mức độ biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi

Theo kết quả tại biểu đồ 2.2 ta thấy tỉ lệ biểu hiện KNTBV của trẻ đạt mức kém là 11,09%, đạt mức yếu là 21,34%, 18,5% đạt mức trung bình, 25,21% đạt mức khá và 23,87% đạt mức tốt.

ĐTB chung cho tất cả các biểu hiện trên của trẻ đạt 3,29 nằm ở mức 3. Điều đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 69 - 79)