Phương pháp Phương pháp giáo dục Phương pháp giáo dục kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 36 - 48)

sống- Phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

1.2.3.1. Phương pháp- Phương pháp giáo dục

giáo dục và người được giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành nhân cách con người, thực hiện những mục tiêu giáo dục bằng con đường dạy học và các hoạt động đa dạng khác của nhà trường sư phạm (Đào Thanh Âm, 2008).

Những công trình nghiên cứu sư phạm và tâm lý học thu được những dữ kiện chứng tỏ việc trẻ (người được giáo dục) nắm được những nội dung tri thức khác nhau là kết quả hoạt động tư duy của chúng do giáo viên tổ chức một cách phù hợp với những đặc điểm của tài liệu được tiếp thu. Và một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục đó chính là phương pháp giáo dục.

Có rất nhiều tác giả bàn về khái niệm phương pháp giáo dục, tác giả Phan Thanh Long cho rằng phương pháp giáo dục là một thành tố rất quan trọng của quá trình giáo dục nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ giáo dục do xã hội đặt ra. Phương pháp giáo dục là hệ thống những cách thức tác động của nhà giáo dục đến sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ nhằm làm cho nhân cách các em phát triển tối đa những gì mình có thể có theo hướng mô hình nhân cách xã hội mong muốn. Nói cụ thể hơn, phương pháp giáo dục nhằm giúp thế hệ trẻ nắm vững và thực hiện đúng các chuẩn mực xã hội, biến nó thành các phẩm chất, các thuộc tính của nhân cách, để từ đó các em có thể tham gia vào cuộc sống xã hội một cách tự nhiên và hiệu quả (Phan Thanh Long et al., 2010).

Phương pháp giáo dục là những tác động cụ thể và trực tiếp của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục. Do đó tất cả những người làm công tác giáo dục cần phải hiểu rõ bản chất, chức năng của phương pháp giáo dục trong nhà trường cũng như các yêu cầu sư phạm khi sử dụng các phương pháp giáo dục cụ thể.

Tác giả Đào Thanh Âm cho rằng phương pháp giáo dục là những cách thức làm việc của giáo viên, trẻ em được giáo viên hướng dẫn những tri thức, kỹ năng và thói quen mới hình thành thế giới quan và phát triển năng lực (Đào Thanh Âm, 2008).

Tác giả Phan Thanh Long thì cho rằng phương pháp giáo dục là phương thức hoạt động chung, gắn bó giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa tập thể và cá nhân học sinh nhằm hình thành những thuộc tính, những phẩm chất nhân cách xã hội chủ nghĩa cho các em (Phan Thanh Long et al., 2010).

đường, các cách thức, các biện pháp hoạt động gắn bó lẫn nhau giữa thầy và trò để chiếm lĩnh nội dung giáo dục, để thực hiện mục đích giáo dục (Bùi Thanh Huyền, 2012).

Phương pháp giáo dục là thành tố phụ thuộc vào mục đích giáo dục. Mục đích giáo dục khác nhau sẽ có phương pháp giáo dục khác nhau. Nói cách khác, mỗi mục đích giáo dục sẽ có một hệ thống phương pháp tương ứng, khi mục đích giáo dục thay đổi thì phương pháp giáo dục cũng phải thay đổi theo. Ngược lại, phương pháp giáo dục là điều kiện, là cách thức để thực hiện mục đích giáo dục của xã hội đã đề ra.

Phương pháp giáo dục phụ thuộc vào nội dung giáo dục. Nội dung giáo dục khác nhau sẽ phải sử dụng phương pháp giáo dục khác nhau. Mỗi nội dung giáo dục phải có phương pháp chuyển tải riêng mới có hiệu quả cao. Các nhà giáo dục phải căn cứ vào nội dung giáo dục cụ thể để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp.

Chúng ta biết rằng, quá trình giáo dục được diễn ra theo ba khâu từ nhận thức đến thái độ, niềm tin đến hành vi và thói quen. Phương pháp giáo dục nhằm tác động vào từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình giáo dục. Mỗi khâu của quá trình giáo dục đòi hỏi phải có phương pháp riêng. Khâu hình thành nhận thức phải sử dụng phương pháp khác với khâu hình thành hành vi và thói quen. Hình thành tri thức về các chuẩn mực xã hội, nhằm xây dựng ý thức cá nhân chủ yếu sử dụng các phương pháp thuyết phục như giảng giải, đàm thoại, nêu gương… Còn hình thành hành vi và thói quen chủ yếu sử dụng các phương pháp luyện tập, rèn luyện…(Phan Thanh Long et al., 2010).

Phương pháp giáo dục phụ thuộc vào trình độ, năng lực, uy tín, vị thế, vào kinh nghiệm, sở trường, sở đoản.. của nhà giáo dục. Đứng trước đối tượng giáo dục như nhau, trong những điều kiện, hoàn cảnh như nhau nhưng các nhà giáo dục khác nhau sẽ lựa chọn phương pháp giáo dục khác nhau. Thậm chí hai nhà giáo dục cùng sử dụng một biện pháp nhưng hiệu quả giáo dục cũng khác nhau. Nói như vậy, tức là phương pháp giáo dục phụ thuộc vào trình độ và năng lực của nhà giáo dục kể cả việc lựa chọn và hiệu quả sử dụng. Chính vì vậy, trong quá trình tiến hành giáo dục, các nhà giáo dục phải xác định được khả năng, vị thế và uy tín.. của mình để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp.

Phương pháp giáo dục còn phụ thuộc vào đối tượng giáo dục. Với mỗi đối tượng giáo dục, nhà giáo dục phải biết sử dụng các phương pháp giáo dục khác nhau mới có hiệu quả. Chúng ta biết rằng, mỗi con người là một thế giới riêng với những nét độc đáo về các đặc điểm tâm sinh lí, về điều kiện hoàn cảnh sống, về kinh nghiệm cá nhân.. Vì thế phương pháp giáo dục phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể, mỗi đối tượng giáo dục có một cách giáo dục riêng, không có phương pháp giáo dục chung hữu hiệu cho mọi đối tượng.

Phương pháp giáo dục liên quan chặt chẽ với phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quá trình giáo dục.Trong những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống khác nhau cũng phải lựa chọn phương pháp giáo dục khác nhau, không thể tiến hành giáo dục có hiệu quả nếu không biết lựa chọn phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với từng tình huống và các điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nhà giáo dục phải căn cứ vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, đặc điểm tôn giáo.. của từng vùng miền, vào khoảng thời gian cho phép, vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tiến hành giáo dục.

Như vậy, phương pháp giáo dục phụ thuộc vào phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Khi những điều kiện này thay đổi thì nhà giáo dục cũng phải điều chỉnh, thay đổi phương pháp giáo dục thì mới nâng cao được hiệu quả giáo dục.

Phương pháp giáo dục còn liên quan chặt chẽ với hình thức tổ chức giáo dục. Thực tế giáo dục cho thấy, phương pháp giáo dục không thể tách rời hình thức tổ chức giáo dục, nhiều khi chúng hòa quyện vào nhau. Mỗi hình thức giáo dục phải lựa chọn một phương pháp giáo dục thích ứng.

Nói tóm lại, phương pháp giáo dục hết sức đa dạng, phong phú và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của quá trình giáo dục. Nhà giáo dục phải biết vận dụng linh hoạt, lựa chọn các phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với mục đích, với nội dung giáo dục, với trình độ, năng lực.. của bản thân, với đối tượng giáo dục cũng như các điều kiện hoàn cảnh cụ thể (Phan Thanh Long et al., 2010).

Từ những khái niệm và đặc điểm trên, chúng ta có thể định nghĩa “Phương pháp giáo dục là phương thức tác động của nhà giáo dục và tập thể học sinh đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách theo yêu cầu của một xã hội cụ thể” (Phan Thanh Long et al., 2010).

Theo Phan Thanh Long, chúng ta có thể phân chia phương pháp giáo dục thành 3 nhóm cơ bản sau đây:

-Nhóm các phương pháp thuyết phục nhằm hình thành ý thức cá nhân: gồm

phương pháp khuyên giải, phương pháp tranh luận và phương pháp nêu gương.

-Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo,

hành vi và thói quen: gồm phương pháp luyện tập, phương pháp rèn luyện.

-Nhóm các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi: gồm phương pháp

khen thưởng, phương pháp trách phạt và phương pháp thi đua (Phan Thanh Long et al., 2010).

* Phối hợp các phương pháp giáo dục

Như trên chúng ta đã nói, mỗi nhóm phương pháp đều có chức năng riêng, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, không có phương pháp nào là vạn năng. Mỗi phương pháp chỉ phát huy hết sức mạnh khi chúng được phối hợp với các phương pháp khác.

Phối hợp các phương pháp giáo dục nhằm hạn chế nhược điểm của từng phương pháp riêng lẻ và phát huy, tăng cường sức mạnh cho chúng. Sức mạnh của phương pháp được biểu hiện ở tính hệ thống. Các phương pháp giáo dục phải được kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau mới thực hiện quá trình giáo dục đầy đủ, trọn vẹn. Các phương pháp không nên tách biệt nhau, độc lập với nhau mà trong quá trình giáo dục chúng hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh nhiều chiều tác động đến đối tượng. Quá trình tác động này nhằm đảo bảo cho đối tượng thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa ý thức và hành động, giữa suy nghĩ bên trong với biểu hiện hành vi ra bên ngoài…(Phan Thanh Long et al., 2010).

Trong quá trình phối hợp các phương pháp giáo dục cần đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục, giữa vai trò tổ chức điều khiển của nhà giáo dục với vai trò tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của đối tượng giáo dục.

Nói tóm lại, việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp giáo dục là biểu hiện của nghệ thuật giáo dục, tạo ra bản sắc riêng của từng nhà giáo dục. Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm của mỗi nhà giáo dục.

cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Từ những phân tích trên chúng ta có thể rút ra khái niệm phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi là các con đường, các cách thức, các biện pháp hoạt động gắn bó lẫn nhau giữa giáo viên mầm non và trẻ để thực hiện mục đích giáo dục và chiếm lĩnh nội dung giáo dục.

Hay có thể khái quát lại: Phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ mẫu giáo 3-4

tuổi là phương thức tác động của GVMN đến trẻ 3-4 tuổi nhằm giúp trẻ trang bị những kiến thức giữ an toàn và học cách nhận biết, thực hành các hành động đúng và kịp thời trước các tình huống nguy hiểm để tự bảo vệ bản thân được an toàn.

Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống nói chung và phương pháp giáo dục KNTBV nói riêng

Có rất nhiều phương pháp giáo dục kỹ năng sống. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống được nhiều tác giả chọn lựa:

Theo Trương Thị Hoa Bích Dung trong “Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non” năm 2012 đưa ra một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống tích cực như:

-Phương pháp thảo luận nhóm: Các thành viên sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn,

cùng đưa ra nhiều ý kiến và cùng nhau giải quyết một vấn đề. Tùy theo từng hoạt động, giáo viên có thể tổ chức thảo luận nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn (cả lớp).

- Phương pháp đóng vai: Phương pháp này giúp trẻ được thực hành, được bày tỏ thái độ của mình. Khi sử dụng phương pháp này cần phải lựa chọn tình huống đóng vai phù hợp lứa tuổi, nội dung chủ đề.

-Phương pháp giải quyết vấn đề: là phương pháp quan trọng để phát huy tính

tích cực của người học. Tình huống có vấn đề xuất hiện một khi trẻ đứng trước một mục đích cần đạt tới mà chưa có phương tiện cũng như chưa biết cách giải quyết bằng cách nào. Tình huống có vấn đề thường được nảy sinh bất chợt, do đó đòi hỏi đứa trẻ cũng phải giải quyết vấn đề theo cách riêng của trẻ để đạt được mục đích giáo dục.

-Phương pháp giao nhiệm vụ: là phương pháp thường được sử dụng trong các

nhóm phương pháp giáo dục kỹ năng sống. Giao nhiệm vụ là tạo cơ hội để đứa trẻ thể hiện khả năng của mình nhằm tích lũy kinh nghiệm cho bản thân (Trương Thị Hoa

Bích Dung, 2012).

Tác giả Phan Tú Anh trong đề tài “Biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ trong trường mầm non” cho rằng KNTBV của trẻ được giáo dục, truyền đạt tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực của trẻ. Tác giả đưa ra phương pháp động não với mục đích làm cho trẻ tích cực và chủ động sáng tạo tham gia vào quá trình giáo dục, phương pháp động não (kích não, bão não, khởi động…) được sử dụng nhằm giúp trẻ phải đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đã có chút ít kinh nghiệm, hiểu biết hoặc về một vấn đề mới trên cơ sở được cung cấp một số thông tin cơ bản, cần thiết. Động não là phương pháp giúp trẻ trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó (Phan Tú Anh, 2013).

Tác giả Trần Nguyễn Nguyên Hân có phương pháp phân tích tình huống. Theo tác giả, giáo dục KNTBV không phải là giáo dục theo kiểu giáo điều, lý thuyết suông mà phải gắn liền với tình huống cụ thể diễn ra trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo viên có thể cho trẻ quan sát và phân tích tình huống “thật” bằng nhiều cách như GV ghi hình lại những tình huống có thật, các câu chuyện, mẫu tin tức có thật được lấy từ báo chí… Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lí giúp trẻ có thể bày tỏ sự hiểu biết của mình nhằm giải quyết được tình huống giáo viên đưa ra (Trần Nguyễn Nguyên Hân, 2012).

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài dựa vào Module MN 39 “Giáo dục kỹ năng

sống cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Lê Bích Ngọc để đưa ra những phương pháp giáo

dục KNTBV cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Theo Lê Bích Ngọc, các nhómphương pháp

giáo dục kỹ năng sống nói chung và KNTBV cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng bao gồm: Nhóm phương pháp trực quan; Nhóm phương pháp dùng lời và nhóm phương pháp thực hành. Mỗi nhóm phương pháp lại có những phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có đặc điểm, cách thực hiện và yêu cầu sư phạm khác nhau. GV cần lưu ý để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp và hiệu quả.

Nhóm phương pháp trực quan

Nhóm phương pháp trực quan bao gồm phương pháp làm mẫu và phương pháp làm gương. Những phương pháp này giúp trẻ quan sát, bắt chước tập thử những kỹ năng tự bảo vệ cần hình thành.

-Phương pháp làm mẫu:

+ Đặc điểm: Người hướng dẫn làm hoàn chỉnh kỹ năng tự bảo vệ cần giáo dục trước mắt trẻ có kèm theo lời miêu tả. Phương pháp này thường được sử dụng với những kỹ năng tự bảo vệ mà trẻ chưa biết.

+ Cách thực hiện: Người hướng dẫn xác định kỹ năng cần làm mẫu, gọi tên kỹ năng, vừa làm mẫu vừa nói bằng lời, khuyến khích trẻ cùng làm theo.

+ Yêu cầu sư phạm: Người hướng dẫn làm mẫu chậm rãi, rõ ràng, chỉ dẫn ân cần để trẻ tri giác được trọn vẹn, chính xác kỹ năng tự bảo vệ cần hình thành, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu tại sao phải làm như vậy.

-Phương pháp làm gương:

+ Đặc điểm: Người lớn thể hiện tích cực kỹ năng tự bảo vệ ở mọi lúc, mọi nơi, ở tình huống tương ứng.

+ Cách thực hiện: Người hướng dẫn thể hiện kỹ năng tự bảo vệ trong tình huống thích hợp

+ Yêu cầu sư phạm: Người hướng dẫn nêu gương những hành vi tích cực, thể hiện phẩm chất nhân cách tốt đẹp của mình. Ví dụ trong giao tiếp, hành vi ứng xử phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)