Những định hướng xác lập biện pháp giúp GV sử dụng tốt phương pháp giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 113 - 126)

dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Trên nền tảng của cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 cùng với kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi ở một số trường MN tại TP.HCM, chúng tôi đề xuất một số biện pháp giúp GV sử dụng tốt các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi. Các biện pháp này được xây dựng dựa trên các cơ sở:

3.1.1. Cơ sở lý luận

Thứ nhất, dựa vào Chương trình giáo dục mầm non 2017 Bộ GD và ĐT ban hành có nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi.

Thứ hai, dựa vào đặc điểm tâm lí trẻ 3-4 tuổi có liên quan đến giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, đặc điểm biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi nói chung và đặc điểm cá nhân của từng trẻ nói riêng.

Thứ ba, xem xét quan điểm “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ “chơi mà học, học bằng chơi” và dạy học theo hướng tích hợp theo chủ đề.

Thứ tư, dựa vào những điều kiện phải đảm bảo trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đó là đảm bảo trẻ được trải nghiệm, trẻ được tương tác, trẻ được tập luyện và trẻ được thay đổi hành vi.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp giúp GV sử dụng tốt phương pháp giáo dục KNTBV xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và kết quả khảo sát thực trạng một số nội dung: Biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi; Nhận thức của GVMN về việc giáo dục KNTBV cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi; Nội dung phương pháp GVMN sử dụng để giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi; Mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của từng nhóm phương pháp, mức độ phù hợp của từng nhóm phương pháp với: mục tiêu và nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi, đặc điểm tâm lí trẻ 3-4 tuổi, điều kiện sống tại TP.HCM và điều kiện cơ sở vật chất trường lớp; Những nguyên nhân gây khó khăn cho GV khi sử

dụng phương pháp giáo dục KNTBV và các biện pháp GV đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi.

Một số phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là điều tra bằng bảng hỏi, quan sát giờ hoạt động học, hoạt động vui chơi, khảo sát biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi, nghiên cứu hồ sơ giáo dục của GV, phỏng vấn một số CBQL và GVMN và phương pháp xử lí số liệu thống kê giúp đánh giá thực trạng GV sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV một cách chính xác. Kết quả thực trạng cho thấy biểu hiện “Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép” và “Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm” của trẻ đạt mức “yếu”. Về các nhóm phương pháp giáo dục thì phương pháp dùng lời được GV sử dụng thường xuyên nhất, nhóm phương pháp thực hành được GV đánh giá hiệu quả và phù hợp nhất. Tuy nhiên, nhóm phương pháp thực hành lại không được GV lựa chọn thường xuyên để giáo dục KNTBV cho trẻ do nhiều nguyên nhân.

Những phân tích trên là cơ sở quan trọng cho việc đề ra những biện pháp giúp GV sử dụng tốt các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi. Ngoài ra, các biện pháp đề xuất trong đề tài được xây dựng dựa vào điều kiện thực tế tại TP.HCM và trường, lớp tại địa bàn khảo sát.

3.2. Một số biện pháp giúp giáo viên sử dụng tốt phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Bồi dưỡng lý luận cho giáo viên về nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

Biện pháp: Tập huấn cho GV về nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

Mục tiêu

Nhằm bồi dưỡng, trang bị cho giáo viên những kiến thức lý luận về nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi, lý luận về các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ. Qua đó giáo viên sẽ nắm được đặc điểm, cách thực hiện, yêu cầu sư phạm của từng phương pháp.

Để nâng cao việc sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ, việc đầu tiên giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục KNTBV đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Hiện nay, các trường đã bắt đầu quan tâm đến việc giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non, trong đó đặc biệt chú trọng KNTBV. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đa phần GV chưa được tập huấn về nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói chung và KNTBV cho trẻ nói riêng, và trên thực tế khi GV sử dụng các phương pháp còn mang nặng tính kinh nghiệm. Do đó, việc GV cần được nắm rõ đặc điểm, cách thực hiện và yêu cầu sư phạm của từng phương pháp là điều quan trọng.

Bước 1: Hướng dẫn và hỗ trợ GV xác định nội dung KNTBV của trẻ 3-4 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non, hướng dẫn và hỗ trợ GV lập KH giáo dục KNTBV, xây dựng tiêu chí đánh giá KNTBV cho trẻ một cách chi tiết, cụ thể.

Mỗi lứa tuổi của trẻ có vốn kinh nghiệm khác nhau. Do đó, kiến thức về KNTBV của trẻ cũng khác nhau. Giáo viên là người hơn ai hết phải hiểu và nắm được đặc điểm, mức độ đạt được của từng trẻ để từ đó có phương pháp giáo dục cho phù hợp. Để làm được điều này, giáo viên cần thường xuyên quan sát, đàm thoại, gợi mở vấn đề với trẻ để tìm hiểu nhận thức và kỹ năng của trẻ trong cách ứng xử với các tình huống liên quan đến KNTBV.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi một cách chi tiết, cụ thể để có thể đánh giá KNTBV của trẻ một cách khách quan, chính xác. Từ đó giáo viên nắm rõ KNTBV của trẻ đang ở mức độ nào để có phương pháp tác động phù hợp.

Bước 2: Hướng dẫn và hỗ trợ GV về phương pháp giáo dục KNTBV, cách lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng nội dung giáo dục KNTBV.

Có nhiều phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ và mỗi phương pháp lại có những đặc điểm riêng. Mỗi một KNTBV cần phải có phương pháp giáo dục khác nhau để mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Do đó, GV phải hiểu và nắm rõ được đặc điểm, cách thực hiện và yêu cầu sư phạm của từng phương pháp, từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp. Và một điều lưu ý là các phương pháp giáo dục KNTBV phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3-4 tuổi, phù hợp với mục tiêu

và nội dung giáo dục KNTBV của trẻ 3-4 tuổi, phù hợp với điều kiện sống tại TP.HCM và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp học.

Giáo dục kỹ năng sống nói chung và KNTBV cho trẻ nói riêng cần chú trọng cho trẻ được trải nghiệm và luyện tập thường xuyên. Do đó nhóm phương pháp thực hành giáo viên cần được khuyến khích sử dụng thường xuyên để mang lại hiệu quả giáo dục KNTBV cho trẻ.

Không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng do đó cần phối hợp các phương pháp để đem lại hiệu quả trong việc giáo dục KNTBV cho trẻ.

Bước 3: Hướng dẫn và hỗ trợ GV xây dựng tiêu chí đánh giá và tự đánh giá từng phương pháp, đồng thời rút kinh nghiệm sau mỗi phương pháp sử dụng

Tổ chức cho GV các buổi dự giờ, chuyên đề, hội họp chuyên môn để học tập và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau về các phương pháp giáo dục KNTBV GV sử dụng.

Mục đích của hoạt động này giúp GV biết được những ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp, xác định mức độ phù hợp và mức độ hiệu quả của từng phương pháp để từ đó giáo viên có hướng điều chỉnh phương pháp, lựa chọn phương pháp giáo dục tối ưu.

Điều kiện thực hiện

Cần xác định được nội dung cơ bản của kỹ năng tự bảo vệ và các tiêu chí đánh giá cụ thể từng kỹ năng.

Xác định được các phương pháp giáo dục phù hợp để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả, xây dựng tiêu chí đánh giá từng phương pháp.

Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục KNTBV, đặc điểm tâm lí trẻ 3-4 tuổi, điều kiện sống tại TP.HCM và điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp.

Biện pháp: Cung cấp cho GV tài liệu về cách sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi (tài liệu VN, tài liệu dịch từ nước ngoài).

Mục tiêu

Cung cấp cho GV nhiều tài liệu để GV nghiên cứu về cách sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi để GV nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng.

CBQL cung cấp cho GV những tài liệu (sách, báo, luận văn, website..) tại VN và một số tài liệu dịch từ nước ngoài có liên quan đến việc sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi.

Khuyến khích GV đọc, nghiên cứu và thảo luận tài liệu theo nhóm hoặc tổ khối để vận dụng các phương pháp giáo dục đạt hiệu quả.

CBQL động viên, khuyến khích và hỗ trợ GV kịp thời. Điều kiện thực hiện

Nội dung tài liệu phải phù hợp với mục tiêu sử dụng hiệu quả phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ.

Tài liệu phải dễ hiểu, đủ cho số lượng GV, nhóm hoặc tổ khối khi thảo luận. Phải có CBQL hỗ trợ kịp thời, giải đáp khi GV có thắc mắc.

Biện pháp: Khuyến khích GV tự học, tự nghiên cứu tài liệu.

Mục tiêu

Khuyến khích GV nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu để vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục vào thực tế giáo dục KNTBV cho trẻ.

Nội dung và cách tiến hành

CBQL khuyến khích GV tìm kiếm nguồn tư liệu, đọc, nghiên cứu và thảo luận tài liệu theo cá nhân, nhóm hoặc tổ khối để vận dụng các phương pháp giáo dục đạt hiệu quả.

Tổ chức các buổi chia sẻ chuyên môn về các tài liệu, kiến thức GV đã sưu tầm và nghiên cứu được.

CBQL động viên, khuyến khích và khen ngợi GV kịp thời.  Điều kiện thực hiện

GV ý thức được việc tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho bản thân

CBQL cung cấp cho GV các tài liệu, trang web liên quan đến nội dung cần bồi dưỡng.

CBQL hỗ trợ kịp thời, giải đáp khi GV có thắc mắc.

3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng nhóm phương pháp giáo dục hiệu quả

Mục tiêu

Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng nhóm phương pháp giáo dục KNTBV đạt hiệu quả.

Nội dung và cách tiến hành

Khuyến khích GV sử dụng đầy đủ các nhóm phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi.

Dựa vào thực tế khi sử dụng các phương pháp, GV tự đánh giá, điều chỉnh, rút kinh nghiệm các phương pháp.

Phát huy, tăng cường sử dụng tích cực nhóm phương pháp giáo dục đạt hiệu quả cao.

Điều kiện thực hiện

-GV hiểu và nắm vững các nhóm phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4

tuổi.

-BGH sâu sát, dự giờ, quan sát thực tế để hỗ trợ về chuyên môn, đánh giá đúng năng lực, động viên khen thưởng GV kịp thời.

Biện pháp: Khuyến khích GV tạo nhiều tình huống có vấn đề cho trẻ được trải nghiệm thực tế để trẻ được tham gia thực hành KNTBV một cách tích cực, hứng thú.

Mục tiêu

Việc tạo những tình huống có vấn đề và thực tế có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục KNTBV cho trẻ. Thông qua các tình huống và cách xử lý trong từng tình huống sẽ hình thành kiến thức và kỹ năng về các hành vi và chuẩn mực, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ giúp trẻ biết lựa chọn những hành vi tích cực để vận dụng vào trong cuộc sống của mình. Những vốn kiến thức này sẽ là kinh nghiệm vô cùng quý báu để trẻ ứng dụng giải quyết những tình huống trong thực tế có thể trẻ sẽ gặp phải trong cuộc sống sau này khi không có người thân bên cạnh.

Việc lựa chọn và xây dựng những tình huống có vấn đề gần gũi, thực tế, dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và duy trì được hứng thú trong suốt quá trình hoạt động góp phần kích thích sự tò mò ham hiểu biết và là cơ hội để trẻ trải nghiệm những kinh nghiệm của bản thân. Trẻ sẽ rất hào hứng và hứng

thú tham gia vào các tình huống với vai trò mình là người chơi. Bởi người chơi thì luôn mong muốn đạt được mục tiêu của trò chơi, đó là giải quyết và chinh phục các thử thách của tình huống. Để làm được điều đó, mỗi đứa trẻ sẽ tham gia một cách tích cực và chủ động. Từ đó, những kiến thức và kỹ năng sẽ đi vào đầu trẻ một cách tự nhiên, không gò ép.

Nội dung và cách tiến hành

Giáo viên cung cấp cho trẻ những tình huống mà trẻ thường gặp phải trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến kỹ năng tự bảo vệ như kỹ năng sử dụng dao, kéo, đồ vật nhọn mà không làm tổn hại đến bản thân, một số tình huống trẻ có thể gặp phải như trẻ bị con vật tấn công, trẻ bị lạc mẹ trong siêu thị, trẻ bị người lạ dụ dỗ cho bánh kẹo, bị người lạ bắt cóc, trẻ bị lạm dụng tình dục, trẻ xử trí khi gặp cháy…

Giáo viên gợi ý để khai thác kinh nghiệm sống của trẻ và khuyến khích trẻ tự chia sẻ, xây dựng những tình huống mà trẻ đã gặp phải hoặc quan sát thấy.

Tận dụng những tình huống mà trẻ gặp phải trong thực tế để xây dựng các hoạt động phù hợp nhằm giáo dục KNTBV cho trẻ.

Khi xây dựng tình huống, giáo viên hạn chế đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo cơ hội cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. Tuyệt đối không áp đặt, gò bó, bắt buộc trẻ phải làm theo ý của giáo viên. Trong quá trình trẻ giải quyết một tình huống nào đó, giáo viên sẽ xác định được mức độ đạt của trẻ, để từ đó có thể nâng cao yêu cầu với trẻ cho phù hợp.

Giáo viên phải luôn quan sát, động viên và khen ngợi trẻ kịp thời. Khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin giải quyết tình huống.

Giáo viên lưu ý đặc điểm tâm lí của trẻ để trong quá trình tham gia tình huống không làm ảnh hưởng đến tâm lí trẻ. Bên cạnh đó, kỹ năng cần giáo dục cũng đạt hiệu quả. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lí của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.

Điều kiện thực hiện

Các tình huống tạo ra không gò bó, áp đặt trẻ. Tình huống phải đảm bảo tính tự nhiên, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của trẻ, phản ánh mối quan hệ đa dạng, phong phú trong xã hội. Các tình huống phù hợp với vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết và hứng

thú của trẻ để có thể tự mình hoặc với sự gợi ý của giáo viên có thể giải quyết được. Trẻ giải quyết tình huống trong một không gian thoải mái, trẻ không bị áp lực về thời gian, không bị rào cản về tâm lý.

Chọn KNTBV phù hợp lứa tuổi, khuyến khích tất cả mọi đứa trẻ đều được tham gia trải nghiệm.

Biện pháp: Khuyến khích GV tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động tham quan, dã ngoại để trẻ có thêm nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế về KNTBV

Mục tiêu

Tổ chức cho trẻ các buổi ngoại khóa ngoài không gian trường lớp như tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại để làm giàu vốn kiến thức, kinh nghiệm sống của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 113 - 126)