Phương pháp và đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 63 - 66)

Để đánh giá khách quan thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở một số trường mầm non tại TP. HCM, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học.

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

+ Mục đích: điều tra giáo viên bằng phiếu hỏi để thấy được thực trạng biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi, thực trạng nhận thức và thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, các nguyên nhân của hạn chế việc sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.

+ Nội dung:

-Khảo sát thực trạng biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi.

-Khảo sát nhận thức của GVMN về việc giáo dục KNTBV cho trẻ mẫu giáo 3-

4 tuổi

-Khảo sát phương pháp GVMN sử dụng để giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi,

mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của từng phương pháp, mức độ phù hợp của từng phương pháp với: mục tiêu và nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi, đặc điểm tâm lí trẻ 3-4 tuổi, điều kiện sống tại TP.HCM và điều kiện cơ sở vật chất trường lớp.

-Khảo sát các nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi của GVMN trong chương trình GDMN; các hình thức GVMN thường sử dụng để giáo dục KNTBV; các điều kiện để hình thành KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi; những nguyên nhân gây khó khăn và các biện pháp đề xuất của GVMN để nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi.

-Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tác giả đề xuất để nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi.

+ Đối tượng khảo sát: 80 GVMN dạy lớp 3-4 tuổi + Cách thức: Gửi bảng hỏi cho từng người

Xem phụ lục 2.2.

Phương pháp quan sát

+ Mục đích: Bổ trợ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập thêm dữ liệu xác định mức độ biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi, những phương pháp giáo viên mầm non sử dụng để giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

+ Nội dung: Biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi, những phương pháp GVMN sử dụng để giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

+ Đối tượng: 08 giờ tổ chức hoạt động của giáo viên, biểu hiện của 40 trẻ 3-4 tuổi

+ Cách thức: Quan sát một số hoạt động của giáo viên và biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non, chủ yếu là giờ hoạt động học và hoạt động vui chơi để tìm hiểu về biểu hiện KNTBV của trẻ và thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi của giáo viên.

+ Công cụ: Phiếu biên bản quan sát hoạt động giáo viên và trẻ. Chụp hình, thu âm, ghi chép để làm tư liệu nghiên cứu.

Xem phụ lục 4

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (hồ sơ giáo viên)

+ Mục đích: Nghiên cứu sản phẩm trong kế hoạch giáo dục (năm, tháng, tuần, giáo án) của giáo viên mầm non 3-4 tuổi ở một số trường mầm non tại TP.HCM để tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV. Từ đó làm cơ sở để đề xuất các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương pháp giáo dục

KNTBV cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.

+ Nội dung: các phương pháp GVMN sử dụng để giáo dục KNTBV cho trẻ 3- 4 tuổi.

+ Đối tượng: kế hoạch giáo dục của 08 GVMN lớp mầm 3-4 tuổi

+ Cách thức: xem hồ sơ, quan sát, ghi chép, chụp hình làm tư liệu nghiên cứu. Biên bản đánh giá giáo viên

Phương pháp phỏng vấn

+ Mục đích: Thu thập thông tin về nhận thức của CBQL và GVMN về việc giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi, thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV, mức độ thường xuyên, mức độ hiệu quả và mức độ phù hợp của từng phương pháp, những nguyên nhân gây khó khăn khi sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao việc sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi được tốt hơn.

+ Nội dung: Phỏng vấn CBQL và GVMN về thực trạng nhận thức và thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi.

+ Đối tượng: 04 CBQL và 04 GVMN

+ Cách thức: Phỏng vấn trực tiếp, ghi chép, thu âm làm tư liệu. Xem phụ lục 3.2.

Phương pháp xử lý số liệu thống kê

+ Mục đích: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý thống kê kết quả khảo sát từ việc khảo sát bằng phiếu hỏi đối với giáo viên mầm non tại một số trường MN ở tp.HCM với hai thông số cơ bản là tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình cho các nội dung trong phiếu khảo sát.

+ Nội dung: Các số liệu của các nội dung khảo sát + Đối tượng: Nội dung trong các phiếu khảo sát

+ Cách thức: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý thống kê kết quả khảo sát với hai thông số cơ bản là tỷ lệ phần trăm (%), giá trị điểm trung bình (ĐTB) cho các nội dung khảo sát.

Trong các phương pháp trên thì phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chính. Phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn được xem

là các phương pháp bổ trợ. Việc kết hợp với phương pháp quan sát thực tế sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn khái quát và chính xác hơn về biểu hiện KNTBV của trẻ và các phương pháp giáo dục KNTBV giáo viên thường hay sử dụng. Phương pháp phỏng vấn cũng góp phần giúp cho kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu được sâu sắc và chính xác hơn.

Thời gian khảo sát: từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 63 - 66)