Các điều kiện cần đảm bảo khi sử dụng phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 106 - 113)

cho trẻ 3-4 tuổi; Những nguyên nhân gây khó khăn cho giáo viên khi sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

2.4.4.1. Những điều kiện cần đảm bảo khi sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

Quá trình hình thành KNTBV của trẻ khác với người lớn. Sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ không thể chỉ có nói suông mà phải đảm bảo trẻ được trải nghiệm, tương tác, tập luyện và thay đổi hành vi. Để tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về điều này, chúng tôi tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến và kết quả thu được ở bảng 2.23 như sau:

Bảng 2.23. Các điều kiện cần đảm bảo khi sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

STT Điều kiện Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Đảm bảo trẻ được trải nghiệm 79 99%

3 Đảm bảo trẻ được tập luyện 78 97%

4 Đảm bảo trẻ được thay đổi hành vi 65 81%

Trung bình 73 91%

Dựa vào kết quả thu được, chúng ta thấy kết quả trung bình có 73 giáo viên (chiếm tỉ lệ 91%) hiểu và nhận thức đúng về việc phải đảm bảo tất cả 4 điều kiện khi giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi. Trong đó, có tới 99% giáo viên chọn đảm bảo trẻ được trải nghiệm, 97% GV lựa chọn đảm bảo trẻ được tập luyện; 86% GV đồng ý cho rằng trẻ phải được tương tác mới có thể hình thành KNTBV và 81% GV cho rằng quá trình giáo dục KNTBV phải đảm bảo trẻ được thay đổi hành vi. Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên chưa đảm bảo đủ 4 điều kiện trên khi giáo dục KNTBV cho trẻ, do đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi. Qua khảo sát, thiết nghĩ CBQL các trường nên tập huấn và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho GV về quá trình giáo dục KNTBV cho trẻ để GV hiểu và thực hành đúng.

2.4.4.2. Những nguyên nhân gây khó khăn cho giáo viên khi sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên gặp khó khăn trong việc sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Mỗi trường MN có đặc thù khác nhau nên sẽ có những khó khăn khác nhau, mỗi một giáo viên khác nhau lại gặp những khó khăn khác nhau. Qua khảo sát và tổng hợp phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi ghi nhận được một số nguyên nhân gây khó khăn được nhiều giáo viên đồng tình với kết quả thống kê được ở bảng 2.24 như sau:

Bảng 2.24. Nguyên nhân gây khó khăn khi GV sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

STT Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ

(%)

1 Thiếu GV đứng lớp trong khi lớp học đông trẻ nên

phương pháp giáo dục KNTBV

2 Chưa có một chương trình, tài liệu hướng dẫn cụ

thể về việc sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

48 60

3 GV chưa được tập huấn về nội dung và các phương

pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi 68 85

4 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực

hành của các phương pháp giáo dục KNTBV 45 56

5 GV chưa có sự hiểu biết tốt về đặc điểm KNTBV

của từng trẻ 3-4 tuổi 42 52

6 Chưa có sự thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh trong việc sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

59 74

Trung bình 51 64

Dựa theo kết quả thu được, chúng ta nhận thấy có 85% GVMN đồng ý nguyên nhân “GV chưa được tập huấn về nội dung và các phương pháp giáo dục KNTBV cho

trẻ 3-4 tuổi”. Khi được hỏi: “Nếu được tập huấn về KNTBV, Cô mong muốn được tập

huấn nội dung gì?” Cô N.T.T.P- GVMN cho rằng: “Nội dung giáo dục KNTBV cho

trẻ 3-4 tuổi trong chương trình GDMN rất chung chung, không cụ thể. Thường GV thấy nội dung nào quan trọng, hay xã hội đang quan tâm thì đưa vào kế hoạch giáo dục. Các phương pháp giáo dục KNTBV cũng vậy, GV chưa được tập huấn để có cách sử dụng cho hiệu quả. Tâm lí GV thường lựa chọn phương pháp giáo dục truyền thống, dễ thực hiện, không phải chuẩn bị nhiều học cụ. Tôi mong muốn được hướng dẫn sâu

hơn về nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV”. Cô N.H.N- CBQL trường MN

ngoài Công lập tại quận 1 cho biết: “Phòng Giáo dục có tổ chức các chuyên đề giáo

dục kỹ năng sống cho các trường học tập vì là chuyên đề trọng tâm của năm học, tuy nhiên nội dung KNTBV chưa được quan tâm. Đi dự giờ các trường bạn trong quận cũng chỉ xoay quanh một số kỹ năng như kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp…”.

Có 74% GV đồng ý chọn “Chưa có sự thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh trong việc sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi” là khó khăn khi

sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ. Giải thích về nguyên nhân này, cô

H.T.T.V- GV trường MN tại quận Tân Bình chia sẻ: “Hiện nay phụ huynh đã hiểu hơn

về tầm quan trọng của việc giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ ở nhà khác với phương pháp giáo dục tại trường nên GV gặp không ít khó khăn. GV phải tư vấn và thuyết phục từng phụ huynh để thống nhất chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp với đặc điểm của từng trẻ”.

Nguyên nhân “Chưa có một chương trình, tài liệu hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi” được 60% GV lựa chọn.

Kết quả phỏng vấn cô N.T.T.H- GV trường MN tại quận 3 cho rằng: “Hiện nay không

có tài liệu hướng dẫn cụ thể cho GV sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi như thế nào cho hiệu quả để GV tham khảo, nên đa số GV vẫn chọn phương pháp giáo dục theo cảm tính, nghĩa là cứ thấy phương pháp nào phù hợp thì lựa chọn sử dụng, do đó hiệu quả giáo dục không đạt như mong muốn”.

Nguyên nhân “Thiếu GV đứng lớp trong khi lớp học đông trẻ nên GV không thể sử dụng đa dạng và hiệu quả các phương pháp giáo dục KNTBV” chiếm tỉ lệ khá cao 59%. Giải thích về nguyên nhân này, cô L.T.T- GV trường MN Công lâp tại quận

10 nêu ý kiến: “Hiện nay, số trẻ trong lớp quá đông nên GV không thể sử dụng đa

dạng các phương pháp cho hiệu quả. Ví dụ như giáo dục KNTBV phải cho trẻ trải nghiệm, luyện tập nhiều nhưng thời gian dành cho hoạt động giáo dục có hạn, mà số lượng trẻ lại đông nên khi sử dụng phương pháp thực hành gặp rất nhiều khó khăn”.

Nguyên nhân này cũng có liên quan đến nguyên nhân “GV chưa có sự hiểu biết tốt về đặc điểm KNTBV của từng trẻ 3-4 tuổi” được 52% GV đồng ý.

Chính những nguyên nhân này gây khó khăn cho GV trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 3-4 tuổi của GV ở một số trường MN tại TP.HCM hiện nay.

Đề tài đã khảo sát và thống kê một số biện pháp GV đề xuất để nâng cao hiệu quả phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ, trong đó có một số biện pháp được GV đánh giá cao như: 78/80 chiếm tỉ lệ 97,5% đề xuất GV cần được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho GV về nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ; 75/80 chiếm tỉ lệ 93,75% đề xuất cung cấp cho GV những tài liệu hướng dẫn GV biết

sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ một cách hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu như mục tiêu và nội dung giáo dục, đặc điểm tâm lí trẻ 3-4 tuổi, điều kiện sống tại TP.HCM và điều kiện cơ sở vật chất lớp học, đồng thời giới thiệu những tài liệu trong nước và nước ngoài (tài liệu dịch) cho GV tham khảo; 72/80 chiếm tỉ lệ 90% GV đề xuất tăng cường cơ sở vật chất để trẻ được trải nghiệm, thực hành các KNTBV. Ngoài ra, còn có những đề xuất khác như: Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn để GV có sự hiểu biết tốt về tâm lí và đặc điểm KNTBV của trẻ; Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc thống nhất nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ”.

Kết quả nghiên cứu trên cho chúng ta thấy, biểu hiện kỹ năng “Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép” và “Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu gọi người giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm” có ĐTB rất thấp, chỉ đạt mức “yếu”. Sau khi khảo sát mức độ sử dụng các nhóm phương pháp, kết quả thu được tỉ lệ GV chọn nhóm phương pháp thực hành để giáo dục KNTBV cho trẻ là thấp nhất, chỉ đạt mức “thỉnh thoảng”. Trong khi đó, kết quả khảo sát mức độ hiệu quả của nhóm phương pháp thực hành lại được số đông GV đồng ý đánh giá cao nhất trong cả 3 nhóm phương pháp, đạt mức “rất hiệu quả”. Dựa theo kết quả phân tích trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp giúp GV sử dụng tốt phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi ở chương 3.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi ở một số trường MN tại TP.HCM, chúng tôi đi đến một số tiểu kết như sau:

Biểu hiện KNTBV của trẻ 3-4 tuổi ở một số trường MN tại TP.HCM là chưa cao, chỉ đạt ở mức “trung bình”. Ở cả 2 nhóm trường Công lập và ngoài Công lập, một số KNTBV trẻ còn gặp khó khăn như biểu hiện “Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép” và “Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm”. Chúng tôi đã so sánh biểu hiện KNTBV của trẻ ở 2 nhóm trường Công lập và trường ngoài Công lập, kết quả biểu hiện KNTBV trẻ trường Công lập đạt 3,26, trường ngoài Công lập đạt 3,32. Kết quả đó thể hiện trẻ 3-4 tuổi ở nhóm trường ngoài Công lập có biểu hiện KNTBV nhỉnh hơn trẻ ở nhóm trường Công lập.

Đa số GVMN đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục KNTBV cho trẻ. Tất cả các nhóm phương pháp giáo dục đều được GV lựa chọn để giáo dục KNTBV cho trẻ. Trong đó nhóm phương pháp dùng lời được GV lựa chọn sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là nhóm phương pháp trực quan và cuối cùng là nhóm

phương pháp thực hành. So sánh mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục ở cả 2 nhóm trường MN Công lập và MN ngoài Công lập cho kết quả nhóm phương pháp thực hành được GV thuộc nhóm trường MN ngoài Công lập lựa chọn sử dụng thường xuyên hơn. Các nhóm phương pháp giáo dục KNTBV đều phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục KNTBV, phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ 3-4 tuổi, phù hợp với điều kiện sống tại TP.HCM và điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp.

Trong các nhóm phương pháp giáo dục KNTBV thì nhóm phương pháp thực hành đạt mức độ hiệu quả cao nhất, trong đó phương pháp trải nghiệm được nhiều GV đồng ý lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên nhóm phương pháp này lại có mức độ sử dụng chưa cao. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi còn hạn chế.

Nguyên nhân của hạn chế là do: Giáo viên chưa được tập huấn về nội dung và các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi; Chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể cho GV cách sử dụng phuơng pháp giáo dục KNTBV; Chưa có sự thống nhất phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ giữa nhà trường và gia đình; Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành của các phương pháp giáo dục KNTBV. Bên cạnh đó, số lượng trẻ trong lớp học đông hạn chế việc sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi và GV chưa có sự hiểu biết tốt về đặc điểm KNTBV của từng trẻ cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho GV. GV cũng đã đề xuất được một số biện pháp giúp cho việc sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV được tốt hơn. Xem xét nguyên nhân, tổng hợp các biện pháp, tiếp tục phát huy những biện pháp được GV đánh giá cao, điều chỉnh, bổ sung thêm những biện pháp mới phù hợp sẽ giúp GV sử dụng tốt các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi.

Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN SỬ DỤNG TỐT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG

TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 106 - 113)