Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 53 - 63)

KNTBV của trẻ 3-4 tuổi, nội dung giáo dục KNTBV trong chương trình giáo dục mầm non)

1.2.7.1. Một số biểu hiện về KNTBV của trẻ 3-4 tuổi

Trẻ lứa tuổi 3-4 tuổi thường có tâm lí thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân. Do đó có thể coi đây là giai đoạn trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Đây cũng là đặc trưng về tâm lí cần chú ý để giáo dục KNTBV cho trẻ.

Thông qua các hoạt động giáo dục, trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hình thành kỹ năng phòng tránh để tự bảo vệ bản thân an toàn. Trẻ em nhận thức thế giới không chỉ bằng việc nghe những lời giảng giải mà trẻ học được thông qua quá trình chúng hoạt động. Thông qua hoạt động, trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh. Nếu có các hoạt động phù hợp, nhận thức của trẻ mở mang thêm và sẽ hiểu thêm về thế giới xung quanh mình. Vai trò của hoạt động đối với sự tồn tại và phát triển của loài người đã trở thành điều hiển nhiên được thừa nhận. Hoạt động luôn có mục đích cụ thể và gắn với đối tượng, phương tiện nào đó. Với trẻ nhỏ, giáo dục trẻ thông qua các hoạt động khác nhau là việc làm có ý nghĩa và hiệu quả của nó đã được thực tiễn chứng minh bởi nó giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động cũng như kỹ năng nhận thức qua việc đặt ra các mục tiêu, thao tác với các đối tượng đa dạng (Nguyễn Hoàng Phương Thảo, 2018).

Muốn dạy trẻ KNTBV, trước tiên hết người lớn phải thực hành để trẻ quan sát và học hỏi, bởi đặc trưng của lứa tuổi 3-4 tuổi thường bắt chước hành vi và thói quen

của người lớn. KNTBV vì vậy sẽ được hình thành một cách tự nhiên thông qua những thói quen tích cực, lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà trường và gia đình.

Trẻ càng lớn nhu cầu khám phá của trẻ càng nhiều nên nguy cơ đối mặt với các tình huống nguy hiểm càng cao. Một số nguy cơ mà trẻ thường hay gặp phải:

Nguy cơ với các đồ vật không an toàn

Các đồ vật với những tính năng sử dụng riêng sẽ có cấu tạo và phương thức hoạt động để đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặt ra. Vì vậy nguy cơ không an toàn có thể do cấu tạo của đồ vật đã có những đặc điểm có nguy cơ gây nguy hiểm. Đó là vật sắc, nhọn (dao, kéo, đũa, nĩa, kim, bút..); vật có răng cưa; vật chứa đồ nóng (phích, ấm ủ..); vật có điện (bàn ủi, ổ điện, đèn tích điện..); vật có góc cạnh (bàn, ghế, tủ..); vật có độ đàn hồi cao (kẹo singum, dây chun, lò so..). Thêm vào đó nếu người sử dụng sắp xếp đồ dùng không hợp lý hay sử dụng không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ và biến những nguy cơ đó thành tai nạn thực sự. Ví dụ bản thân bàn ủi không gây nguy hiểm, nhưng nếu người sử dụng bất cẩn để bàn ủi ở nhiệt độ quá nóng sẽ dẫn đến cháy, bỏng nếu trẻ nhỏ đụng vào.

Trẻ 3-4 tuổi đã có khả năng tư duy trực quan hình ảnh, trẻ đã nhận thức được đặc điểm, chức năng, công dụng và đặc tính của sự vật hiện tượng. Vì vậy có thể dạy cho trẻ nhận biết về các đặc điểm của sự vật hiện tượng gần gũi quanh trẻ, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Người lớn phải có phương pháp giáo dục phù hợp, dẫn dắt để trẻ biết cách hoạt động cho phù hợp đặc điểm của từng đối tượng, từ đó tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nguy cơ với các hành động- việc làm cụ thể

Trẻ em rất thích khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Tính hiếu động của trẻ thôi thúc trẻ được hoạt động với những đối tượng tạo cho trẻ sự hứng thú và tò mò. Trong quá trình hoạt động đó, nếu trẻ không cẩn thận có thể dẫn đến những tình huống bất trắc. Cụ thể ở những hình thức hoạt động khác nhau, nguy cơ trẻ gặp phải cũng khác nhau:

- Khi vận động: leo trèo quá cao, chạy nhanh, xô đẩy lẫn nhau, đùa giỡn khi đang cầm đồ vật nhọn trên tay...

miệng, tai, mũi; dùng đồ chơi đánh lên đầu, mặt bạn, sử dụng các đồ vật nhọn không đúng mục đích và yêu cầu...

- Khi vui chơi ngoài trời: chạy nhanh, nắm áo, lôi kéo bạn khi đang vận động làm bạn và mình cùng té, xô đẩy nhau khi di chuyển cầu thang; ném cát, đất vô mắt bạn, tung cát lên cao; leo ngược cầu tuột bị bạn đụng trúng; chơi xích đu quá mạnh hoặc đẩy xích đu làm bạn té ngã..

- Trong sinh hoạt hàng ngày: ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vừa ăn vừa đùa giỡn, nuốt hột hạt trái cây, tự ăn uống đồ lạ (hoặc những thứ trẻ tự cho là đồ ăn như viên long não, thuốc, gói hút ẩm..); nhặt thức ăn bị rơi, lông chó, mèo, thức ăn của con vật, bã thuốc lá...cho vào miệng; không nhận biết được một số biển báo nơi nguy hiểm; leo trèo lên bàn ghế, nghịch phá ổ điện, chơi với bếp lửa, quẹt gas, chơi gần chỗ phích nước, ấm điện, chơi dao, chơi kéo hay tới gần người đang hút thuốc…

- Khi tham gia giao thông: đùa giỡn khi đang di chuyển trên các phương tiện giao thông, tự ý qua đường khi không có người lớn, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, tự ý rút chìa khóa xe khi xe đang di chuyển, tự nổ máy xe tay ga, không biết đứng cách xa ống bô nóng; không biết đi bộ trên vỉa hè và đi về bên phải hay đùa giỡn khi đang đi trên vỉa hè; chạy lăng xăng dưới lòng đường; không biết ý nghĩa và thực hiện theo qui định của một số biển báo giao thông: đèn vàng, đèn xanh, đèn đỏ... Tất cả những điều này đều rất dễ gây tai nạn cho trẻ.

Mức độ trẻ gặp nguy cơ tai nạn trong các hoạt động này chủ yếu phụ thuộc vào vốn kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động của trẻ. Do đó để tránh những tai nạn đáng tiếc, ngoài việc cung cấp các kiến thức về an toàn cho trẻ, cần cho trẻ luyện tập và thực hành nhiều trong các hoạt động khác nhau của cuộc sống hàng ngày thông qua các tình huống cụ thể, đa dạng có mục đích giáo dục cụ thể.

Nguy cơ với môi trường bên ngoài

Trong quá trình tương tác với cuộc sống, trẻ có nhiều nguy cơ không an toàn, đặc biệt ở những nơi đông đúc như chợ, siêu thị, bệnh viện, công viên, khu giải trí.. Trẻ có thể sẽ bị lạc, bị xô đẩy ngã, bị tai nạn, bị bắt cóc, lạm dụng tình dục.. Những địa điểm lao động như cơ quan, xí nghiệp, công trường, cơ sở gia công sản xuất... cũng không an toàn đối với trẻ. Thậm chí ngay tại nơi trẻ đang tham gia học tập ở trường,

lớp học cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho trẻ như khu vực bếp, khu vực phòng giặt, khu vực sân thượng.. Tất cả những khu vực đó bắt buộc phải có cửa và vách ngăn đảm bảo an toàn. Những nơi nuôi thú, nơi có nhiều động vật nuôi thả rông, những nơi ẩm thấp, tối tăm, thùng chứa rác.. chứa nhiều nguy cơ bị các loại động vật côn trùng tấn công trẻ. Hãy dạy trẻ không chọc phá và tránh xa các con vật nguy hiểm như chó, mèo, ong, kiến, rắn, rết..., hãy bình tĩnh khi con vật chuẩn bị tấn công; nếu lỡ bị con vật cắn, hãy tìm ngay người lớn nhờ giúp đõ. Những khu vực bếp nấu ăn, đồ ăn nóng, nơi có chứa bình gas, hố ga, bếp điện, ổ điện.. ; Những nơi trẻ có nguy cơ bị tai nạn do ngạt, đuối nước như ao hồ, hồ bơi, sông suối, cống, nhà tắm, những nơi có bể hoặc thùng chứa nước không có nắp đậy... đều là những mối nguy hiểm khôn lường với trẻ.

Tùy mục tiêu và nội dung của chương trình giáo dục, tùy đặc điểm lứa tuổi, tùy điều kiện sinh sống tại địa phương và đặc điểm trường lớp để có các phương pháp giáo dục cho phù hợp để trẻ có thể được trang bị cả về kiến thức và khả năng xử lý tình huống nhằm bảo vệ an toàn bản thân cho chính mình.

Nguy cơ với người lạ, người xung quanh

Cuộc sống hiện đại luôn chứa đựng nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, do vậy bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của những mối nguy hiểm đó. Một người lạ có thể tốt nhưng cũng có thể xấu mang đến cho trẻ những mối nguy khôn lường. Do đó người lớn phải trang bị một số kỹ năng cho trẻ như:

+ Không nhận quà hoặc bất cứ món đồ gì từ người lạ

Đối với người lạ mình không thể đảm bảo rằng những món quà hay bánh kẹo mà họ đưa cho trẻ là không nguy hiểm, không loại trừ trường hợp những món quà bánh đó có tẩm thuốc mê, khi ngửi hoặc ăn sẽ bị trúng độc. Mà đối với trẻ nhỏ chúng chưa thể nhìn nhận và phân biệt được những hiểm họa từ xung quanh mình cho nên những người có ý đồ xấu thường rất dễ lợi dụng điều này để đạt được mục đích. Người lớn cần hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng từ chối khéo léo khi có người lạ cho đồ như “Bố mẹ con không cho phép nhận” hoặc “Con không ăn những thứ này được”. Trong trường hợp người đó vẫn cố ý có hành động bám riết và bắt bé nhận bằng được thì dặn trẻ hãy hét thật to “cứu tôi với” để nhờ sự hỗ trợ từ người khác.

tuyệt đối nhắc trẻ nếu người lạ mặt muốn vào nhà thì hãy lịch sự và khéo léo từ chối sau đó đi vào trong nhà chứ nhất quyết không mở cửa.

+ Nếu trẻ bị lạc đường tại siêu thị hay những trung tâm mua sắm lớn

Hãy dặn trẻ đứng im tại nơi đã bị lạc người lớn để chờ người thân quay lại. Nếu chờ lâu quá thì hãy tìm người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ, có thể đến nói với các chú bảo vệ hoặc người bán hàng thông báo lên loa để có thể chờ bố mẹ đến đón hoặc có thể nhờ người gọi 113. Tuyệt đối dặn trẻ phải bình tĩnh và tìm cách ứng phó,không được nói với người lạ là mình đang bị lạc, không đi với người lạ nếu người đó có hứa là sẽ dẫn đi tìm bố mẹ hoặc đường về nhà.

+ Trường hợp có người lạ đến trường đón bé thay bố mẹ

Đây cũng được coi là một cách mà nhiều kẻ xấu lợi dụng để thực hiện ý đồ xấu. Trường hợp xảy ra là một người lạ mặt xưng là người quen của bố mẹ bé đến đón thay. Hãy dặn bé không nên nghe theo những lời nói đó. Đặc biệt đó là những người lạ mặt mà có thể là biết cả tên của bé cũng như bố mẹ bé. Hướng dẫn bé xác minh bằng cách thông báo với cô giáo và nhờ cô giáo gọi điện lại cho bố mẹ mình để xác minh sự thật.

Nguy cơ với các tình huống khẩn cấp: cháy, bệnh, đau, sốt..

Không ai có thể biết trước những điều sẽ xảy ra ở tương lai, người lớn nên phòng ngừa trước và dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết để đối phó với các tình huống khẩn cấp:

-Nếu trẻ bị chảy máu, đau, bệnh (ốm), dạy trẻ phải báo ngay với người lớn để được giúp đỡ.

- Nếu trẻ gặp cháy thì phải tìm cách thoát khỏi chỗ cháy, hét thật to “cháy, cháy” và gọi người đến giúp. Hoặc gọi ngay đến số điện thoại của bố mẹ, số điện thoại cứu hỏa 114. Người lớn cũng nên giáo dục cho trẻ không được nghịch điện, lửa dễ gây ra cháy nổ.

Nguy cơ với các hành vi xâm hại cơ thể

Trẻ em cần nhận diện đâu là hành vi không an toàn trong giao tiếp với người khác, đâu là vùng an toàn trên cơ thể, vùng cấm kỵ hay riêng tư khi tiếp xúc với người khác (Huỳnh Văn Sơn, 2017). Cần dạy cho bé biết vùng cơ thể riêng tư của bé ở đâu, vùng nào người lạ không được đụng chạm nếu bố mẹ và bé chưa cho phép. Hãy luôn

nói với trẻ “Em có quyền bảo vệ bản thân em”. Hãy dạy bé bảo vệ bản thân bằng mọi cách có thể:

- Hướng dẫn cho bé một số quy tắc bảo vệ bản thân như: ôm hôn dùng với người thân ruột thịt: ông bà, cha mẹ, anh chị em; nắm tay với bạn bè, thầy cô, họ hàng.

- Hướng dẫn bé ghi nhớ và thực hiện một số “báo động”: “báo động nhìn” khi người lạ nhìn vào vùng riêng tư của bé; “báo động nghe” khi người lạ nói với bé các từ ngữ liên quan đến “vùng đồ lót”; “báo động sờ” khi người lạ đến gần và ôm bé.

- Quy tắc 5 ngón tay: ngón cái- ôm hôn cha mẹ; ngón trỏ- nắm tay bạn bè; ngón giữa- bắt tay người quen; ngón áp út- vẫy tay người lạ; ngón út- xua tay người đáng nghi.

- Dạy bé cách ứng xử lịch sự và có khoảng cách với từng nhóm đối tượng khác nhau. Cụ thể, nên phân biệt kỹ lưỡng cho bé những nhóm người mà bé tiếp xúc với mức tiếp xúc khác nhau:

+ Cha, mẹ bé là người trực tiếp chăm sóc và dạy dỗ bé nên được phép động vào một số bộ phận trên cơ thể con.

+ Người nhà bé như ông bà, anh, chị, em là những người được tiếp xúc bên ngoài như cầm tay con nhưng hạn chế động vào vùng khác.

+ Những người quen (hàng xóm, bạn bè) bé chỉ nên bắt tay nếu họ yêu cầu, tuyệt đối không nên có sự tiếp xúc trực tiếp gần gũi vào những vùng khác trên cơ thể.

- Nếu bé bị người khác tấn công, có hành động ôm, hôn, sờ mó, đụng chạm vào những “vùng cấm” trên cơ thể, bé phải bình tĩnh, nói “không”, đẩy họ ra và la lớn, sau đó kêu cứu, tìm cách chạy thoát thân và phải kể lại cho bố mẹ, người thân nghe. Một số từ ngữ bé phải ghi nhớ: “nói không”, “rời khỏi” và “chia sẻ”.

-Cách thoát thân khi bị người xấu tóm chặt: khi bé đã không may bị kẻ gian

tóm chặt, người lớn nên hướng dẫn bé quẫy đạp, la thật to “cứu tôi với” nhằm thu hút mọi người nhìn vào và tìm kiếm sự giúp đỡ. Trong trường hợp bị người xấu bịt miệng hãy dạy trẻ cắn vào tay thật mạnh, sau đó cố gắng thoát khỏi người xấu và chạy thật nhanh, vừa chạy vừa la thật to “cứu tôi với”. Kẻ gian làm điều xấu sẽ giật mình khi bị mọi người chú ý và chúng sẽ từ bỏ ý định và thả bé ra.

tình huống nguy hiểm càng cao. Bên cạnh đó, người lớn không thể nào có mặt bên cạnh để bảo vệ và che chở cho trẻ có được sự an toàn tuyệt đối. Nên việc giáo dục KNTBV cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Những kỹ năng và thói quen này sẽ là hành trang giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống.

1.2.7.2. Mục tiêu và nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non

Mục tiêu giáo dục KNTBV cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, có những kiến thức cơ bản về giữ an toàn; biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.

Xem xét trong Chương trình giáo dục mầm non được ban hành theo thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)