Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 127 - 176)

3.3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết

Qua khảo sát tính cần thiết của các nhóm biện pháp tác giả đề xuất, kết quả thu được ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp

STT Nhóm biện pháp

Mức độ (N=55)

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

SL % SL % SL %

1 Nhóm biện pháp 1: Bồi

STT Nhóm biện pháp

Mức độ (N=55)

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

SL % SL % SL %

về nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3- 4 tuổi

2

Nhóm biện pháp 2: Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng nhóm phương pháp giáo dục hiệu quả

53 96.3 2 3.6 0 0

3

Nhóm biện pháp 3: Cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc của giáo viên, cơ sở vật chất của trường, lớp

55 100 0 0 0 0

4

Nhóm biện pháp 4: Tổ chức thi tay nghề giáo viên giỏi về việc sử dụng tốt phương pháp giáo dục KNTBV 49 89 6 11 0 0 5 Nhóm biện pháp 5: Phối hợp, thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi giữa nhà trường và gia đình

53 96.3 2 3.6 0 0

Qua kết quả thu được có thể nhận thấy các nhóm biện pháp tác giả đưa ra được giáo viên đánh giá về tính cần thiết rất cao. Nhóm biện pháp 1 và biện pháp 3 được 100% GV đồng ý rằng “rất cần thiết”. Nhóm biện pháp 2 và BP 5 được 96,3% GV đồng ý “rất cần thiết” và nhóm biện pháp 4 được 89% GV cho là “rất cần thiết”. Đây là những biểu hiện tích cực của giáo viên thể hiện rằng nếu việc sử dụng các biện pháp giúp nâng cao phương pháp giáo dục KNTBV 3-4 tuổi được GV quan tâm, biết áp dụng một cách khoa học, hợp lí thì GV hoàn toàn có thể nâng cao được phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ.

Có 3,6% GV lựa chọn mức độ “cần thiết” cho biện pháp Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng nhóm phương pháp giáo dục hiệu quả. Tại mục “ý kiến khác”

khi khảo sát về tính cần thiết của biện pháp này, một GVMN chia sẻ: “Tôi hơi e ngại khi tổ chức cho trẻ các buổi ngoại khóa ngoài khuôn viên nhà trường. Những lúc như vậy tôi bị áp lực về đảm bảo an toàn cho trẻ như sợ trẻ đi lạc, sợ trẻ bị tai nạn, sợ trẻ bị bắt cóc... Trong trường hợp lớp học có sỉ số trẻ đông thì biện pháp này chưa thực sự rất cần thiết vì ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm lí của giáo viên”.

Có 11% GV chọn mức độ “cần thiết” cho biện pháp Tổ chức thi tay nghề giáo viên giỏi về việc sử dụng tốt phương pháp giáo dục KNTBV. Cô H.K.M- GVMN cho

rằng: “GV sẽ đồng ý tham gia các cuộc thi nhà trường tổ chức. Tuy nhiên, chỉ mong

BGH sẽ đầu tư cơ sở vật chất cũng như tạo bầu không khí thoải mái cho GV, có như vậy GV mới có thể sáng tạo với ý tưởng của mình”.

Để có thêm cơ sở cho những ý kiến trên, chúng tôi phỏng vấn những GV có sự

lựa chọn “rất cần thiết”, cô N.T.O cho biết: “Các nhóm biện pháp trên đều rất cần

thiết thực hiện, đặc biệt tôi tâm đắc nhất với nhóm biện pháp “Bồi dưỡng lý luận cho giáo viên về nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi” vì như vậy GV sẽ hiểu một cách cặn kẽ từng nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV để áp

dụng vào thực tế. Khi GV hiểu rõ thì GV thực hiện nó cũng dễ dàng hơn”. Còn cô

N.H.N- CBQL cho rằng: “Các nhóm biện pháp trên tôi nghĩ rất cần thiết để nâng cao

phương pháp giáo dục KNTBV cho GV. Mỗi một biện pháp có ưu điểm riêng của nó. Tôi đánh giá cao nhóm biện pháp “Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng nhóm phương pháp giáo dục hiệu quả.” Thực tế cho thấy các hoạt động tổ chức cho trẻ thực hành KNTBV bằng các tình huống có vấn đề, qua các trò chơi, hoạt động trải nghiệm…rất có ý nghĩa trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, trong đó có KNTBV, biện pháp này cũng đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm nên tôi nghĩ nó rất cần

thiết, phù hợp xu hướng hiện nay”. Cùng quan điểm trên là quan điểm của cô T.B.A:

“Tôi rất thích khi tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại bên ngoài cho trẻ, GV có cực một chút nhưng những lúc như vậy tôi thấy trẻ rất đáng yêu, hồn nhiên và vui vẻ khi được tiếp xúc với thiên nhiên, sự vật xung quanh, đó là hình thức giáo dục KNTBV cho trẻ tốt nhất. Một chút va chạm, một chút vấp ngã sẽ giúp trẻ thêm tự tin, vững vàng hơn”.

Sau khi đã khảo sát tính cần thiết của các biện pháp, chúng tôi tiếp tục khảo sát tính khả thi của các biện pháp nêu trên để thấy được khả năng vận dụng các biện pháp đó trong thực tế sẽ như thế nào. Sau đây là kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp, kết quả này được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

STT Nhóm biện pháp

Mức độ (N=55)

Khả thi Ít khả thi Phân vân

SL % SL % SL %

1 Nhóm biện pháp 1: Bồi dưỡng

lý luận cho giáo viên về nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

55 100 0 0 0 0

2 Nhóm biện pháp 2: Khuyến

khích giáo viên tăng cường sử dụng nhóm phương pháp giáo dục hiệu quả

55 100 0 0 0 0

3 Nhóm biện pháp 3: Cải thiện và

nâng cao điều kiện làm việc của giáo viên, cơ sở vật chất của trường, lớp

55 100 0 0 0 0

4 Nhóm biện pháp 4: Tổ chức thi

tay nghề giáo viên giỏi về việc sử dụng tốt phương pháp giáo dục KNTBV

53 96.3 2 3.6 0 0

5 Nhóm biện pháp 5: Phối hợp,

thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi giữa nhà trường và gia đình

55 100 0 0 0 0

Kết quả khảo sát thể hiện được tính khả thi của các nhóm biện pháp rất cao. Có 100% GV đồng ý cho rằng nhóm BP 1, BP 2, BP 3, BP 5 hoàn toàn “khả thi”, có thể

thực hiện được. Nhóm BP 4 được 96,3% GV lựa chọn về tính khả thi. Kết quả phỏng vấn cô T.B.A- GV tại trường MN về ý kiến “Cô nghĩ sao về tính khả thi của các nhóm

biện pháp đưa ra?”, cô A chia sẻ: “Các nhóm biện pháp trên GV đều có thể thực hiện

được. Như nhóm biện pháp “Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng nhóm phương pháp giáo dục hiệu quả” từ trước đến giờ GV chưa chú ý, một phần do GV ngại sử dụng các phương pháp cho trẻ thực hành, trải nghiệm. Nếu GV yêu trẻ, chịu khó kết hợp thêm sự tận tâm, chú ý bao quát trẻ thì nhóm biện pháp này hoàn toàn có

thể thực hiện được. Tôi nghĩ thế”. Cô X.T- CBQL cho rằng: “Các nhóm biện pháp

trên phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường. Là CBQL tôi sẽ tập huấn thêm cho GV nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi, cũng như cung cấp thêm các tài liệu dễ đọc, dễ hiểu để GV có thể hiểu nội dung này một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Có như vậy thì KNTBV của các con mới được hình thành và phát triển. Nếu các con có KNTBV tốt cũng là xây dựng cho xã hội của chúng ta ngày càng

tốt đẹp. Do đó tôi thấy nhiệm vụ giáo dục KNTBV cho trẻ rất là cao quý”. Hay cô N.N

chia sẻ: “Phối hợp với Phụ huynh trong việc thống nhất nội dung và phương pháp

giáo dục KNTBV cho trẻ cần cả tập thể nhà trường cùng chung tay thực hiện, nên vai trò của BGH rất quan trọng, là đầu tàu định hướng cho các cô thực hiện. Tôi tin chắc nếu tập thể BGH, GV, nhân viên và phụ huynh đồng lòng thì nhất định sẽ thực hiện được”.

Cùng nội dung này, chúng tôi tiếp tục phỏng vấn cô N.H.N- CBQL trường MN

ngoài Công lập cho rằng: “Xã hội ngày càng phát triển, chương trình giáo dục của

từng trường cũng phải có những nét riêng để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đương nhiên vẫn phải dựa trên nền tảng chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và Đào tạo. Do đó, hướng dẫn cho GV thực hiện các biện pháp trên là điều rất cần thiết và hoàn toàn khả thi. Nội dung bồi dưỡng chúng tôi đưa vào kế hoạch năm học và thực hiện đều đặn có định kì. Mỗi năm chúng tôi lại hướng dẫn cho GV cập nhật thêm nhiều nội dung mới và các phương pháp giáo dục hiện đại. Và đương nhiên, giáo viên

tiếp nhận vấn đề này khá tốt”. Đồng quan điểm với cô H.N, GV N.T.T.P chia sẻ: “Mỗi

năm vào dịp hè GV vẫn được BGH tập huấn và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, trang trí lớp….Trong năm thì có các buổi hội họp, dự giờ chuyên môn

định kì. Tuy nhiên, GV vẫn còn chưa được tập huấn riêng về nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV. Nếu được năm nay tôi sẽ mạnh dạn đề xuất BGH đưa nội dung này vào chương trình tập huấn cho GV vì tôi thấy còn khá mơ hồ và chưa hiểu rõ lắm. Trong khi đó xã hội càng phát triển thì càng phức tạp, kéo theo nhiều trường hợp tai nạn của trẻ rất thương tâm. GV cần hiểu rõ để giáo dục KNTBV cho con em mình đúng phương pháp”.

Tất cả số liệu và ý kiến trên cho thấy các nhóm biện pháp đề xuất đều có kết quả phân tích đạt mức cao xét về tính cần thiết và tính khả thi, đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi của giáo viên tại trường mầm non.

Tiểu kết chương 3

Dựa vào cơ sở lý luận của đề tài tại chương 1 và kết quả nghiên cứu thực trạng tại chương 2, trong chương 3 tác giả đã đề xuất một số nhóm biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi:

Nhóm biện pháp 1: Bồi dưỡng lý luận cho giáo viên về nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi bao gồm các biện pháp:

-Tập huấn cho GV về nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4

tuổi.

-Cung cấp cho GV tài liệu về cách sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV

cho trẻ 3-4 tuổi (tài liệu VN, tài liệu dịch từ nước ngoài). -Khuyến khích GV tự học, tự nghiên cứu tài liệu.

Nhóm biện pháp 2: Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng nhóm phương pháp giáo dục hiệu quả gồm các biện pháp:

-Khuyến khích giáo viên tạo nhiều tình huống có vấn đề cho trẻ được trải nghiệm thực tế để trẻ được tham gia thực hành KNTBV một cách tích cực, hứng thú.

-Khuyến khích giáo viên tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động tham quan, dã ngoại để trẻ có thêm nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế về KNTBV.

-Khuyến khích giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho

trẻ theo hướng tích hợp, giáo dục mọi lúc mọi nơi.

Nhóm biện pháp 3: Cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc của giáo viên, cơ sở vật chất của trường, lớp gồm các biện pháp:

-Chia nhỏ nhóm để tất cả trẻ đều có cơ hội được tham gia thực hành nội dung giáo dục KNTBV.

- Hỗ trợ thêm nhân sự cho nhóm có lịch thực hành nội dung giáo dục KNTBV

-Hướng dẫn GV sử dụng hiệu quả và linh hoạt cơ sở vật chất hiện tại trường

đang có để giáo dục KNTBV cho trẻ.

-CBQL tiếp nhận ý kiến của GV, điều chỉnh, bổ sung cơ sở vật chất nếu thấy hợp lí.

Nhóm biện pháp 4: Tổ chức thi tay nghề giáo viên giỏi về việc sử dụng tốt phương pháp giáo dục KNTBV.

Nhóm biện pháp 5: Phối hợp, thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi giữa nhà trường và gia đình.

Mỗi biện pháp bao gồm mục tiêu, nội dung cũng như cách tiến hành và các điều kiện thực hiện nhằm giúp GVMN có thể nhìn được ưu điểm của mỗi biện pháp, để từ đó có thể áp dụng các biện pháp cho phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi.

Chương 3 cũng trình bày việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả thu được đã được xử lí và phân tích cụ thể cho thấy các nhóm biện pháp đưa ra đều được đa số GV đồng ý về tính cần thiết và hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, việc lựa chọn biện pháp hay kết hợp với biện pháp nào còn phụ thuộc vào mục đích và tính chất hoạt động của giờ học, điều kiện và bối cảnh cụ thể của hoạt động giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng thực tiễn và khảo nghiệm một số nhóm biện pháp giúp giáo viên sử dụng tốt phương pháp giáo dục KNTBV được kết luận như sau:

Kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất quan trọng đối với tất cả các lứa tuổi, đặc biệt lứa tuổi trẻ mầm non. Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi là khả năng trẻ 3-4 tuổi vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến để bản thân được an toàn.

Phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi là phương thức tác động của giáo viên mầm non đến trẻ 3-4 tuổi nhằm giúp trẻ trang bị những kiến thức giữ an toàn và học cách nhận biết, thực hành các hành động đúng và kịp thời trước các tình huống nguy hiểm để tự bảo vệ bản thân được an toàn.

Đánh giá biểu hiện KNTBV của trẻ tại 2 nhóm trường MN Công lập và trường MN ngoài Công lập chỉ đạt ở mức trung bình là chủ yếu, trẻ tại nhóm trường MN ngoài Công lập có biểu hiện KNTBV nhỉnh hơn so với trẻ tại nhóm trường MN Công lập. Ở cả 2 nhóm trường này, một số KNTBV trẻ còn gặp khó khăn như “Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép” và “Nhận biết, phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp, biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm”.

Hầu hết GVMN nhận thức đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi. Đa số GV thuộc mẫu khảo sát đều sử dụng các nhóm phương pháp giáo dục trong quá trình giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi. Trong đó nhóm phương pháp dùng lời được GV lựa chọn sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là nhóm phương pháp trực quan và cuối cùng là nhóm phương pháp thực hành. Các nhóm phương pháp giáo dục KNTBV đều phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục KNTBV, phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ 3-4 tuổi, phù hợp với điều kiện sống tại TP.HCM và điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp. Tuy nhiên, mức độ phù hợp giữa các phương pháp giáo dục không đồng đều. Mức độ hiệu quả của các nhóm phương pháp giáo dục cũng được

giáo viên đánh giá khác nhau. Nhóm phương pháp thực hành được GV đánh giá cao nhất ở mức độ hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV còn hạn chế, trong đó một số nguyên nhân được số đông giáo viên đồng tình như: Giáo viên chưa được tập huấn về nội dung và các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi; Chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể cho GV cách sử dụng phuơng pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 127 - 176)