Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 88 - 106)

trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi của giáo viên mầm non

Để tìm hiểu về thực trạng giáo viên sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi, đề tài tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến của GVMN tại một số trường MN trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, đề tài tập trung khảo sát các phương pháp GV sử dụng để giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi, mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của từng phương pháp. Đề tài cũng tập trung khảo sát mức độ phù hợp của từng phương pháp với: mục tiêu và nội dung giáo dục KNTBV, đặc điểm tâm lí trẻ 3-4 tuổi, điều

kiện sống tại TP.HCM và điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp.

Để cho việc theo dõi cách thống kê số liệu thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV bên dưới được dễ hiểu, chúng tôi xin đưa ra một số quy ước tính toán như sau:

Bảng 2.13. Cách cho điểm ở mỗi mức độ Mức độ sử dụng Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Mức độ hiệu quả Không hiệu quả

Ít hiệu quả Hiệu quả Khá hiệu

quả Rất hiệu quả Mức độ phù hợp Không phù hợp Ít phù hợp Phù hợp Khá phù hợp Rất phù hợp Điểm 1 2 3 4 5

Bảng 2.14. Thang đánh giá mức độ khảo sát

STT Mức độ khảo sát Điểm trung bình

1 Không bao giờ; Không hiệu quả; Không phù

hợp 1.0 ≤ ĐTB < 1.5

2 Hiếm khi; Ít hiệu quả; Ít phù hợp 1.5 ≤ ĐTB < 2.5

3 Thỉnh thoảng; Hiệu quả; Phù hợp 2.5≤ ĐTB < 3.5

4 Thường xuyên; Khá hiệu quả; Khá phù hợp 3.5 ≤ ĐTB < 4.5

5 Rất thường xuyên; Rất hiệu quả; Rất phù

hợp 4.5 ≤ ĐTB < 5.0

2.4.3.1. Thực trạng nội dung các phương pháp GV sử dụng để giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

Dựa theo kết quả phiếu khảo sát ý kiến GV, chúng tôi thu được 100% giáo viên lựa chọn cả 3 nhóm phương pháp: nhóm phương pháp trực quan, nhóm phương pháp dùng lời và nhóm phương pháp thực hành để giáo dục KNTBV cho trẻ. Trong đó các phương pháp cụ thể được GV lựa chọn để giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi được chúng tôi thống kê với tỉ lệ như sau:

Bảng 2.15. Nội dung các phương pháp GV sử dụng để giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

STT Nhóm phương pháp/ Phương pháp Số lượng (N=80) Tỉ lệ (%) 1 Nhóm phương pháp trực quan PP làm mẫu 80 100 2 PP làm gương 70 87.5 3 Nhóm phương pháp dùng lời PP trò chuyện 80 100 4 PP giảng giải ngắn 69 86.25 5 Nhóm phương pháp thực hành PP trải nghiệm 60 75 6 PP trò chơi 78 97.5 7 PP giao việc 75 93.75

Theo kết quả thu được chúng ta nhận thấy tỉ lệ GV lựa chọn các phương pháp chiếm từ 75% đến 100%. Các nhóm phương pháp GV lựa chọn để giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi, trong đó cụ thể từng phương pháp là: Nhóm phương pháp trực quan gồm phương pháp làm mẫu và phương pháp làm gương; Nhóm phương pháp dùng lời gồm phương pháp trò chuyện và phương pháp giảng giải ngắn; Nhóm phương pháp thực hành gồm phương pháp trải nghiệm, phương pháp trò chơi và phương pháp giao việc. Chúng tôi dựa vào kết quả này để xây dựng phiếu khảo sát mức độ sử dụng, mức độ hiệu quả và mức độ phù hợp của từng phương pháp.

2.4.3.2. Thực trạng mức độ sử dụng của các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi

Dựa vào kết quả phiếu trưng cầu ý kiến GV về kết quả khảo sát mức độ sử dụng của các phương pháp GV sử dụng để giáo dục KNTBV cho trẻ, kết quả chúng tôi thu được thể hiện qua bảng 2.16 như sau:

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV

ST T Phương pháp giáo dục KNTBV Mức độ sử dụng (%) ĐTB ĐTBC Xếp hạng Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Phương pháp làm mẫu (PP LM) 0 0 6 79 15 4.09 3.99 3 2 Phương pháp làm gương (PP LG) 0 4 29 45 23 3.90 4 3 Phương pháp trò 0 0 0 31 69 4.69 4.56 1

chuyện (PP TChu) 4 Phương pháp giảng giải ngắn (PP GGN) 0 0 0 56 44 4.44 2 5 Phương pháp trải nghiệm (PP TN) 10 40 36 14 0 2.54 2.88 7 6 Phương pháp trò chơi (PP TCho) 0 14 40 36 10 3.42 5 7 Phương pháp giao việc (PP GV) 9 40 29 23 0 2.68 6 Trung bình 2.7 14 20 40.6 23 3.68 3.81

Theo kết quả thu được, chúng ta thấy ĐTB đạt từ 2,54 đến 4,69 nằm trong mức độ từ “thỉnh thoảng” đến “rất thường xuyên”. ĐTB cuối cùng của các phương pháp đạt 3,68 đạt mức 4- mức “thường xuyên”. Điều đó cho thấy việc sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi đã được giáo viên chú trọng. Tuy nhiên, ĐTB của từng phương pháp có sự khác nhau, được thể hiện qua biểu đồ 2.4:

Biểu đồ 2.4. Mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV

Nhóm phương pháp dùng lời bao gồm phương pháp trò chuyện và phương pháp giảng giải ngắn được giáo viên sử dụng rất thường xuyên. ĐTB của nhóm phương pháp trò chuyện đạt cao nhất: 4,69 - mức “rất thường xuyên”. Tỉ lệ giáo viên sử dụng “rất thường xuyên” phương pháp trò chuyện là 69 %. Cô H.T.T.V- GV một trường

được giáo viên sử dụng nhiều nhất vì tính thuận tiện của nó. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp này mọi lúc mọi nơi. Đó có thể là trong giờ trò chuyện sáng, hoạt động học, hoạt động vui chơi, giờ ăn, ngủ hay giờ trả trẻ, hay bất cứ một hoạt động phát sinh nào đó... Bên cạnh đó sử dụng phương pháp này giáo viên không cần phải chuẩn bị nhiều học cụ. Qua việc dùng lời để trò chuyện, đàm thoại hoặc giảng giải, giải thích cho trẻ là trẻ có thể nắm được nội dung và thực hiện được kỹ năng. Bên cạnh đó, trẻ độ tuổi nhỏ lại cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần mới có thể ghi nhớ lâu được nên phương pháp này được giáo viên thường xuyên sử dụng”.

Xếp thứ hai sau nhóm phương pháp dùng lời là nhóm phương pháp trực quan, trong đó có phương pháp làm mẫu và phương pháp làm gương. ĐTB của nhóm phương pháp trực quan đạt 3,99- mức “thường xuyên”. Trong đó phương pháp làm mẫu có ĐTB= 4,09, có đến 79% giáo viên sử dụng phương pháp này “thường xuyên”. Còn phương pháp làm gương có ĐTB= 3,90. Cả 2 phương pháp đều đạt ở mức “thường xuyên” sử dụng. Điều đó thể hiện giáo viên có ý thức về việc phải làm gương cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi 3-4 tuổi rất hay bắt chước, nhất là những thói quen và hành động xấu trẻ bắt chước lại càng nhanh. Do đó, giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Lời nói và hành động của giáo viên phải thống nhất. Hành vi ứng xử của giáo viên phải chuẩn mực. Những lời nói và hành động cần được giáo viên quan tâm dạy cho trẻ không nhất thiết là những gì to lớn, đó có thể là những lời nói đi kèm hành động rất nhỏ rất đơn giản mà trẻ vẫn thường hay quên như: Xin chào, xin lỗi, xin cám ơn... Những điều này tuy nhỏ nhưng lại mang đến ý nghĩa vô cùng lớn, góp phần hình thành nên nhân cách của trẻ sau này. Cô giáo là tấm gương cho trẻ noi theo. Ví dụ như cô không thể yêu cầu trẻ cắt móng tay gọn gàng để giữ bàn tay sạch sẽ trong khi tay cô giáo để móng rất dài và sơn màu lòe loẹt. Hay như việc cô không thể nhắc nhở trẻ không xem điện thoại nhiều trong bóng tối sẽ bị hư mắt trong khi cô vẫn thường xuyên làm việc đó trước mặt trẻ. Cô H.T.T.M- CBQL của một trường MN tại quận Tân Bình chia sẻ: “Nghề giáo là một nghề cao quý, nhất là giáo viên mầm non vì đối tượng của chúng ta là những em bé nhỏ. Trẻ em như búp trên cành rất cần những người lớn xung quanh giáo dục, uốn nắn. Do đó, trước mỗi khi làm việc gì giáo viên cũng phải ngó trước ngó sau, chuẩn mực trong từng lời nói, tác phong và hành động. Nếu quan sát

kỹ chúng ta sẽ nhận thấy đứa trẻ chịu tác động bởi tính cách và cách ứng xử của cô giáo rất nhiều. Cô giáo của lớp như thế nào thì sẽ đào tạo một thế hệ trẻ giống cô như vậy. Trẻ em là bản sao của cô giáo”

Xếp cuối cùng trong cả 3 nhóm phương pháp được giáo viên sử dụng là nhóm phương pháp thực hành. ĐTB của nhóm phương pháp này đạt 2,88- mức “thỉnh thoảng”. Cụ thể ĐTB phương pháp trò chơi là 3,42- mức “thỉnh thoảng”, ĐTB phương pháp giao việc là 2,68- mức “thỉnh thoảng” và ĐTB phương pháp trải nghiệm đạt thấp nhất trong tất cả các phương pháp, chỉ đạt 2,54- mức “thỉnh thoảng”. Theo ý kiến của

cô L.T.T- một GV trường MN công lập tại quận 10 chia sẻ: “Dẫu biết rằng phương

pháp giáo dục kỹ năng sống cần phải đảm bảo yếu tố cho trẻ được trải nghiệm mới đạt hiệu quả. Nhưng trên thực tế sĩ số lớp học quá đông, lớp lại chỉ có 2 cô giáo nên những hoạt động mang tính chất trải nghiệm giáo viên cũng ngại tổ chức do lo sợ không quản được trẻ dẫn đến không đảm bảo an toàn cho trẻ nên tôi vẫn ưu tiên cho việc sử dụng phương pháp dùng lời và phương pháp trực quan để giáo dục KNTBV cho trẻ”.

Cũng cùng nội dung, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một giáo viên trường MN

ngoài Công lập tại quận 1- cô N.T.T.P chia sẻ: “Trường tư chúng em được BGH tạo

điều kiện để tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ trải nghiệm, thực hành. Vì theo em chỉ khi trẻ được trải nghiệm thì những kiến thức và kỹ năng trẻ học được mới thực sự là của trẻ. Lợi thế của trường tư là số lượng học sinh ít, trung bình một lớp từ 10-15 trẻ, 02 giáo viên 01 bảo mẫu nên việc sử dụng phương pháp thực hành để giáo dục KNTBV cho trẻ rất được giáo viên chú trọng và thường xuyên sử dụng”.

So sánh mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV của nhóm trường MN Công lập và trường MN ngoài Công lập:

Thông qua việc điều tra khảo sát để nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi của GV, chúng tôi có sự so sánh giữa nhóm trường MN Công lập và trường MN ngoài Công lập, kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng 2.17:

Bảng 2.17. So sánh mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV của nhóm trường MN Công lập và trường MN ngoài Công lập

Stt Tiêu chí

Công lập Ngoài công lập

ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng 1 Phương pháp làm mẫu 4.12 3 4.06 4 2 Phương pháp làm gương 3.68 4 4.12 3 3 Phương pháp trò chuyện 4.68 1 4.70 1

4 Phương pháp giảng giải ngắn 4.48 2 4.40 2

5 Phương pháp trải nghiệm 2.06 7 3.02 6

6 Phương pháp trò chơi 3.35 5 3.49 5

7 Phương pháp giao việc 2.70 6 2.66 7

Đánh giá chung 3.58 3.78

Dựa vào kết quả tại bảng 2.17 chúng ta thấy mức độ thường xuyên sử dụng giữa 2 nhóm trường Công lập và ngoài Công lập có điểm giống và khác nhau. Điểm giống nhau là giáo viên cả 2 nhóm trường đều sử dụng tất cả các nhóm phương pháp để giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi. Thứ tự xếp hạng của phương pháp trò chuyện đều xếp mức hạng thứ 1, ĐTB phương pháp trò chuyện gần bằng nhau ( CL là 4,68 và ngoài CL là 4,7). Tuy nhiên mức độ sử dụng các phương pháp còn lại giữa 2 nhóm trường có sự khác nhau. Như phương pháp làm mẫu trường Công lập xếp thứ 3, ĐTB=4,12; trường ngoài Công lập xếp thứ 4, ĐTB=4,06. Phương pháp trải nghiệm tại trường Công lập và trường ngoài Công lập có mức độ sử dụng khác nhau, nhóm trường Công lập xếp thứ tự sau cùng, ĐTB đạt thấp nhất trong tất cả cả các phương pháp: 2.06- mức “hiếm khi”. Còn nhóm trường ngoài Công lập có ĐTB cao hơn: 3,02- mức “thỉnh thoảng”. Đây chính là điểm cần lưu ý khi khảo sát mức độ hiệu quả của từng nhóm phương pháp giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi để từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp giáo dục KNTBV cho phù hợp.

Biểu đồ 2.5. So sánh mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục KNTBV giữa 2 nhóm trường Công lập và ngoài Công lập

Để làm rõ hơn cho kết quả nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu kế hoạch giáo dục của giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi tại một số trường MN tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số kế hoạch giáo dục (năm, tháng, tuần) của giáo viên đều có nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ. Tuy nhiên nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ giáo viên còn đưa chung chung, chưa cụ thể và không dựa theo chương trình giáo dục mầm non. Thường giáo viên tự thấy nội dung nào quan trọng, xã hội đang quan tâm thì đưa vào kế hoạch. Điều đó dẫn đến nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ không thường xuyên và không đầy đủ. Có nội dung thì thường xuyên được lặp lại, nhưng cũng có nội dung thì bị bỏ sót dẫn đến KNTBV của trẻ chưa được quan tâm đúng mức.

Về phương pháp giáo dục KNTBV, chúng tôi phân tích cụ thể một giáo án của GVMN trường Công lập giáo dục KNTBV cho trẻ 3-4 tuổi. Giáo án hoạt động học “Trẻ nhận biết những đồ vật nguy hiểm”. Hoạt động 1 giáo viên cho trẻ chơi trò chơi nhìn hình đoán tên đồ vật. Cô đưa ra một số hình ảnh và cho trẻ gọi tên các đồ vật đó. Đồ vật nào trẻ gọi đúng cô dán đồ vật đó lên bảng. Hoạt động này chủ yếu giáo viên sử dụng phương pháp trực quan và phương pháp dùng lời. Hoạt động 2 cô đàm thoại

với trẻ về tên gọi, cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng một số đồ vật gây nguy hiểm. Hoạt động này cô chủ yếu sử dụng phương pháp dùng lời. Hoạt động 3 cô cho trẻ chơi trò chơi Tìm đồ vật nguy hiểm. Cô cho trẻ chia thành 2 đội, đội nào chọn được nhiều hình ảnh đồ vật nguy hiểm thì chiến thắng. Ở hoạt động 3 cô sử dụng phương pháp thực hành, cụ thể là phương pháp trò chơi để củng cố kiến thức cho trẻ.

Qua phân tích giáo án, chúng ta thấy giáo viên biết kết hợp các phương pháp khi giáo dục KNTBV cho trẻ. Tuy nhiên tâm lí giáo viên vẫn còn chú trọng nhiều vào phương pháp trực quan và phương pháp dùng lời. Theo như chia sẻ của cô N.T.T.H-

GV trường MN tại quận 3: “Giáo viên mầm non bên cạnh việc giáo dục còn phải chăm

sóc trẻ. Thời gian tập trung chăm sóc trẻ chiếm đa số nên thời gian còn lại cho việc chuẩn bị giáo án, giáo cụ để dạy trẻ còn rất ít. Chưa kể GVMN khi về đến nhà sau một ngày làm việc là đã rất mệt, nên chúng tôi thường ưu tiên chọn hoạt động giáo dục đơn giản, phù hợp lứa tuổi mà không phải chuẩn bị quá nhiều giáo cụ, học cụ. Do đó phương pháp chủ đạo giáo viên thường xuyên sử dụng vẫn là phương pháp dùng lời và phương pháp trực quan, thỉnh thoảng mới sử dụng phương pháp thực hành”.

Cũng cùng nội dung, chúng tôi nghiên cứu hồ sơ của giáo viên một trường ngoài Công lập, chúng tôi nhận thấy nội dung giáo dục KNTBV được giáo viên đưa vào suốt năm học, có nội dung giáo dục KNTBV cụ thể và có thêm tiêu chí đánh giá từng kỹ năng. Còn về phương pháp giáo dục KNTBV, chúng ta cùng xem qua một giáo án tổ chức hoạt động học để xem giáo viên sử dụng những phương pháp gì để giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 88 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)