Chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2 có hai tập, được học trong 35 tuần với tổng số 315 tiết (9 tiết/tuần) và bao gồm 6 phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 có 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn vói một chủ điểm, học trong 2 tuần:
Tập một gồm 8 đơn vị học, với các chủ điểm sau: + Tuần 1, 2: Em là học sinh
+ Tuần 3, 4: Bạn bè + Tuần 5, 6: Trường học + Tuần 7, 8: Thầy cô + Tuần 9: Ôn tập giữa kì I + Tuần 10, 11: Ông bà + Tuần 12, 13: Cha mẹ + Tuần 14, 15: Anh em
+ Tuần 16, 17: Bạn trong nhà + Tuần 18: Ôn tập cuối kì I
Tập hai gồm 7 đơn vị học, với các chủ điểm sau: + Tuần 19, 20: Bốn mùa
+ Tuần 21, 22: chim chóc + Tuần 23, 24: Muông thú + Tuần 25, 26: Sông biển + Tuần 27: Ôn tập giữa kì II + Tuần 28, 29: Cây cối + Tuần 30, 31: Bác Hồ + Tuần 32, 33, 34: Nhân dân + Tuần 35: Ôn tập cuối kì II
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 trình bày mỗi tuần 3 bài Tập đọc. Tổng cộng có 93 bài Tập đọc. Tuy nhiên, theo Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chỉ thực hiện dạy học 2 bài/tuần, các bài còn lại dùng làm bài đọc thêm ở các vùng có điều kiện. Trung bình HS học 2 bài Tập đọc/tuần (1 bài được dạy trong 2 tiết và 1 bài dạy trong 1 tiết), vì vậy có 62 bài Tập đọc được dạy và học.
Bố cục chung của một bài dạy Tập đọc thường theo thứ tự trình bày là: Tên VB đọc -> Tranh ảnh minh họa -> VB đọc (hoặc VB đọc -> tranh ảnh minh họa) -> Tên tác giả hoặc trích nguồn dẫn VB -> Phần chú thích từ -> Câu hỏi tìm hiểu bài. Nhìn chung, một bài Tập đọc có cả VB chữ, hình ảnh, phần chú thích và câu hỏi gợi ý. Tất cả đều liên quan đến nội dung bài. GV kết hợp các phần trong bài học phần Tập đọc với nhau để giúp HS đạt được những mục tiêu của phân môn, của bài học.
Ví dụ: Bé nhìn biển (TV 2, tập 2, tr 65)
VB đọc, tranh ảnh minh họa, phần chú thích, câu hỏi tìm hiểu bài Tập đọc được trình bày trên một trang sách. Tên bài sử dụng kiểu chữ có kích cỡ to hơn chữ trong VB đọc và còn được in đậm, canh giữa trang. Tranh ảnh minh họa chiếm khoảng 1/3 trang sách. Tranh thể hiện đúng nội dung VB đọc: Bé cùng bố đi chơi biển, những con sóng nhấp nhô, vỗ vào bờ... Sau đó là phần chú thích, các từ chú giải nghĩa được in đậm. Cuối cùng, câu hỏi tìm hiểu bài gồm 3 câu hỏi và 1 câu yêu cầu học thuộc bài thơ.
Cách trình bày ngữ liệu trong bài Tập đọc có sự thống nhất trong hai quyển sách. Phần chú thích từ và phần câu hỏi có kí hiệu riêng.
Trong chương trình hiện hành, ngữ liệu dạy học được thiết kế hướng vào hoạt động giao tiếp cho HS. Ngữ liệu được sử dụng giúp HS phát triển bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong học tập và cả đời sống. Ngữ liệu gắn liền với chủ điểm về tự nhiên, xã hội, con người,…là những vấn đề các em quan tâm. Thông qua học các ngữ liệu, HS có cơ hội giao lưu, chia sẻ với nhiều người (giao lưu với tác phẩm, tác giả, với bạn bè, thầy cô,…). Người học và ngữ liệu dạy học Tập đọc có mối liên quan giúp các em trở thành chủ thể của quá trình học tập. Vì thế, HS có hứng thú, sự sẵn sàng tiếp nhận.
Các ngữ liệu dạy học Tập đọc được phân tích để HS thấy được giá trị thẩm mĩ trong cách dùng từ, đặt câu, cách diễn giải, nội dung. Bên cạnh việc học tiếng Việt,
học văn, HS còn được học các kiến thức khác và học cả cách hoàn thiện bản thân mình.
Ngữ liệu dạy học Tập đọc là những đoạn trích hoặc toàn văn tác phẩm văn chương trong sáng, có tính nghệ thuật hay các VB thông tin được chọn lựa, biên soạn lại dựa theo nguyên bản cho phù hợp lứa tuổi HS lớp 2.
2.1.3.1. Tranh ảnh minh họa
Tất cả các bài Tập đọc đều có tranh ảnh minh họa. Tranh ảnh thường thể hiện nội dung của VB đọc. Thông thường mỗi bài có 1 tranh minh họa trước VB đọc
nhưng cũng có bài Tập đọc có hơn một tranh ảnh minh họa như bài “Chim sơn ca
và bông cúc trắng” (TV 2, tập 2, tr 23 - 24) để làm rõ hai nội dung chính trong bài tương phản với nhau: hình ảnh chú chim sơn ca tự do bay lượn, hát ca trên bầu trời cùng với bông cúc trắng nở hoa tươi đẹp và hình ảnh chim sơn ca bị chết, bông cúc héo tàn khi bị bỏ vào lồng.
Tranh ảnh minh họa thường được GV sử dụng ngay đầu tiết học để khơi gợi HS tìm hiểu bài.
Ví dụ: Tôm Càng và Cá Con (TV 2, tập 2, tr 68 - 69)
GV dựa vào tranh minh họa khai thác:
- Em thấy gì trong tranh? -> Một con cá con, một con tôm và một con cá có vẻ hung dữ; Các con vật dưới nước;…
- Chuyện gì xảy ra giữa các con vật này, chúng ta cùng tìm hiểu bài “Tôm Càng và Cá Con”.
Tranh ảnh đảm bảo tính trực quan, có màu sắc và kích thước phù hợp với toàn bài Tập đọc. Tranh ảnh minh họa gồm hai loại, đó là tranh ảnh cố định trong SGK và tranh ảnh có thể đi động được GV treo trên bảng lớp minh họa.
2.1.3.2. Bài đọc (Văn bản đọc)
- Mỗi chủ điểm thường được học trong 2 tuần. Các chủ điểm điểm được sắp xếp có tính hệ thống, kế thừa. Các bài đọc ở mỗi chủ điểm giúp HS tìm hiểu sâu về sự vật, hiện tượng, con người liên quan đến chủ điểm đó. Những chủ điểm có liên
quan được sắp xếp gần nhau. Ví dụ: Chủ điểm Em là học sinh học ở tuần 1 và 2,
chủ điểm Bạn bè tuần 3, 4 và chủ điểm Trường học ở 2 tuần 5, 6 tiếp theo; Chủ điểm Chim chóc học trong tuần 21, 22 học trước chủ điểm Muông thú trong tuần 23, 24.
- Các VB đọc có nội dung liên quan mật thiết đến chủ điểm của tuần. Dung lượng của mỗi VB tùy thuộc vào thời điểm học trong năm, tức là số chữ và độ khó của VB tăng lên dần theo thời gian học để phát triển kĩ năng đọc cũng như tư duy của HS.
Ví dụ: Ở đầu HK I, VB Có công mà sắt, có ngay nên kim có 167 chữ với nội
VB Chuyện bốn mùa, số chữ đã tăng lên là 132 chữ và nội dung câu chuyện xoay quanh 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất.
- Nhìn chung, các VB đọc đa dạng về thể loại, nội dung gần gũi, có tính giáo dục, tính tích hợp cao. Ngoài việc giúp HS luyện đọc, còn hỗ trợ các em tìm hiểu thêm về kiến thức lịch sử, địa lí (Bóp nát quả cam, Chiếc rễ đa tròn, Lượm…).
Những câu chuyện vui, truyện ngụ ngôn vừa có tác dụng giải trí, mang lại tiếng
cười hóm hỉnh, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, rèn tư duy, sự thông minh (Thêm
sừng cho ngựa, Kho báu, Cháy nhà Hàng xóm); Truyện cổ tích với những chi tiết,
nhân vật hư cấu, những điều kì thú mang lại sự thích thú cho trẻ em (Sơn Tinh, Thủy
Tinh, Chuyện quả bầu);…Bên cạnh những tác phẩm trong nước, của các nhà văn viết cho thiếu nhi như Trần Đăng Khoa (Cây dừa, Tiếng Võng kêu), Tô Hoài với đoạn trích “Trên chiếc bè” trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” thì cũng có một
số lượng các tác phẩm được mô phỏng theo tác phẩm nước ngoài (Bông hoa Niềm
Vui, Phần thưởng, Ông Mạnh thắng Thần Gió, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Bác sĩ Sói,…); Những VB thông tin được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, gắn với chủ điểm
học sinh, trướng lớp, ông bà,…(Tự thuật; Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A; Mục lục
sách; Bưu thiếp; Điện thoại; Nhắn tin; Thời gian biểu; Thông báo của thư viện vườn chim; Nội quy Đảo Khỉ; Dự báo thời tiết; Bạn có biết?). Sự đa dạng về thể loại và nội dung tạo cơ hội cho HS mở rộng tầm nhìn cuộc sống, làm quen với các ngôn ngữ, cầu trúc, hình thức thể loại khác nhau.
- Bên cạnh những VB văn chương như truyện ngắn, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện vui, đoạn (bài) miêu tả, thơ, vè (82/93 bài) chiếm tỉ lệ 88,2% thì cũng có những VB thông tin (11/93 bài) chiếm 11,8%. VB thông tin chiếm tỉ lệ rất ít so với tổng bài cả chương trình. Theo chuẩn chương trình, trong
các VB thông tin có một số bài chỉ là những bài đọc thêm nếu có điều kiện (Danh
sách học sinh tổ 1, lớp 2A, Thời khóa biểu, Điện thoại, Bạn có biết?, Dự báo thời tiết). Ngoại trừ thơ thì hầu hết các VB được chia thành các đoạn, đánh số thứ tự.
- VB đọc còn là một số đoạn văn miêu tả cho các em cơ hội rung cảm trước vẻ
đẹp của cuộc sống, tiếp cận những ngôn từ mẫu mực của tiếng Việt như: Cây xoài
- Thơ được viết theo thể thơ lục bát (Cây dừa, Mẹ), thơ 4 chữ (Bé nhìn biển, Cái trống trường em, Lượm, Tiếng võng kêu) hay 5 chữ (Ngày hôm qua đâu rồi?, Gọi bạn, Cô giáo lớp em),…Trong đó, có bài thơ giống như một câu chuyện kể với
các nhân vật và sự việc diễn ra theo thứ tự, nội dung đơn giản, dẽ hiểu là bài Gọi
Bạn.
2.1.3.3. Chú thích
Sau mỗi VB đọc là phần chú thích. Số lượng từ chú thích tùy theo bài từ 1 - 7 từ/bài. Những từ này được in đậm và viết hoa chữ cái đầu, có gạch đầu dòng phía trước mỗi từ. Đa số từ được giải nghĩa là những từ có nghĩa mới, HS chưa gặp. Phần này cũng có chú thích sơ lược về nhân vật hay sự kiện lịch sử. Ví dụ:
Bài Lá cờ (TV 2, tập 2, tr 128) chú thích về sự kiên Cách mạng tháng Tám:
- Cách mạng tháng Tám: cuộc cách mạng diễn ra vào tháng 8 năm 1945 giành độc lập cho nước ta.
2.1.3.4. Câu hỏi
- Phần tìm hiểu bài có từ 3 - 5 câu hỏi hoặc trong số các câu đó sẽ có 1 câu yêu cầu học thuộc VB (đối với thơ). Có những câu hỏi dạng hỏi đáp nhưng cũng có những câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm, lựa chọn một trong các đáp án đã có sẵn.
Ví dụ:
Bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn (TV 2, tập 2, tr 31) có câu hỏi số 5 như sau: 5. Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý dưới đây:
a) Gặp nạn mới biết ai khôn. b) Chồn và Gà Rừng.
c) Gà Rừng thông minh.
Bài Sơn Tinh, Thủy Tinh (TV 2, tập 2, tr 61) Câu hỏi 4. Câu chuyện này nói lên điều gì có thật? a) Mị Nương rất xinh đẹp.
b) Sơn Tinh rất tài giỏi.
c) Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.
- Hệ thống câu hỏi theo trật tự diễn biến của bài đọc dễ dàng dẫn dắt người đọc tìm hiểu nội dung bài. Ví dụ: Bím tóc đuôi sam (TV 2, tập 2, tr 32) phần câu hỏi
tìm hiểu bài có 4 câu tương ứng nội dung 4 đoạn; Người mẹ hiền (TV2, tập 1, tr 63 - 64), bài có 4 câu hỏi đầu theo thứ tự tương ứng 4 đoạn trong bài. Những câu hỏi này đều yêu cầu HS nhắc lại nội dung hay chi tiết trong từng đoạn.
- Có những câu hỏi được chia thành những ý hỏi nhỏ hơn. Những câu hỏi dạng này giúp HS nâng tư duy thêm một bậc, sau khi các em tìm được câu trả lời từ VB đọc thì HS phải suy luận để giải thích thêm về câu trả lời đó. Chúng bắt đầu xuất hiện từ giữa học kì I như trong bài Sáng kiến của bé Hà (TV 2, tập 1, tr 78 - 79) có
câu hỏi Hai bố con Hà chọn ngày nào làm “ngày ông bà”? Vì sao?.
- 100 % các bài Tập đọc có câu hỏi yêu cầu HS tái hiện nội dung, nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từ ngữ, câu, hình ảnh, chi tiết của bài. Nhờ đó, HS được rèn khả năng quan sát, ghi nhớ.
- Qua HK II, ngoài những câu hỏi thu thập thông tin để trả lời xuất hiện câu hỏi mang tính tổng quát, thể hiện ý nghĩa, nội dung cả bài hay những câu hỏi mở mặc dù số lượng những câu hỏi này chưa nhiều.
Ví dụ:
Bài Vè chim (TV 2, tập 2, tr 28) có câu hỏi 3: Em thích con chim nào? Vì sao?
Bài Cò và Cuốc (TV 2, tập 2, tr 37 - 38) có câu hỏi cuối cùng hỏi về ý nghĩa
của câu chuyện: Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì?