Theo Chương trình GDPT môn Ngữ văn sau năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ
lớp 1 đến lớp 12. Ở TH, môn học này có tên là Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt góp phần giúp các em phát triển những năng lực chung (năng lực: tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo), năng lực chuyên môn (năng lực thẩm mĩ, năng lực về ngôn ngữ: đọc, viết, nói và nghe) và các phẩm chất cần thiết (yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tôn trọng bạn bè, thầy cô,...). Ở mỗi khối lớp, các yêu cầu và nội dung học tập được trình bày rõ ràng, riêng biệt.
Ở lớp 2, các yêu cầu cần đạt về đọc gồm: - Kĩ thuật đọc:
+ Đọc đúng các tiếng
+ Đọc đúng, rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ ngắn, văn bản thông tin, tốc độ đọc khoảng 60-80 chữ/ phút. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ở dấu câu, nhịp thơ.
+ Bước đầu biết phân biệt ngôn ngữ nhân vật. + Đọc thầm (khoảng 90-100 chữ/ phút)
+ Nhận biết bìa sách, tranh minh họa
- Đọc hiểu VB văn học và VB thông tin: Ở mỗi thể loại VB, chương trình đưa ra từng yêu cầu cần đạt. Nhìn chung, những yêu cầu này giúp HS tìm hiểu VB thông qua trả lời những câu hỏi theo 6 mức độ nhận thức của Bloom đã nói ở chương 1. Ngoài ra, HS nhận biết được đặc điểm của một số loại VB để đọc mở rộng những VB tương tự. Đối với VB thông tin, HS còn căn cứ vào nhan đề, hình ảnh minh họa,…trong VB để suy ra nội dung chính của VB đó. Từ đây, HS liên kết những gì mình được học với bản thân để vận dụng vào cuộc sống. Ngữ liệu dạy học là VB đọc được chia thành 2 kiểu loại VB là VB văn học như truyện thơ, văn xuôi, văn vần; VB thông tin gồm VB thuyết minh, VB nhật dụng. Những VB này có nội dung gần gũi với HS và độ dài phù hợp nhu cầu nhận thức, tâm sinh lí các em.
Xem xét yêu cầu cần đạt về đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 sau năm 2018, đọc không chỉ là đọc thành tiếng, đọc hiểu mà còn đọc vận dụng, sáng tạo. HS có kiến thức, kĩ năng, thái độ để hình thành nên NLĐ. Những yêu cầu cần đạt về đọc cần được chú ý để có PP dạy học và xây dựng hệ thống ngữ liệu dạy học Tập đọc phù hợp.
Chương trình Ngữ văn sau năm 2018 là cơ sở pháp lí cho việc biên soạn SGK, tài liệu dạy học, đánh giá kết quả học tập. Chương trình Ngữ Văn cũng được xây dựng theo hướng mở, kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình Ngữ văn đã có. Ở TH, cùng một chương trình học nhưng sẽ có một số bộ SGK theo đặc điểm vùng miền, năng lực, sở trường của HS. GV và HS có thêm nhiều nguồn ngữ liệu để tham khảo dạy và học. Tuy nhiên, nội dung dạy học vẫn đảm bảo những yêu cầu về đọc, viết, nói và nghe cùng các năng lực, phẩm chất cần thiết. Ngữ liệu sẽ là công cụ để giúp người học đạt được các mục tiêu môn học.
Vì vậy, theo chương trình GDPT môn Ngữ văn sau năm 2018 đã đề ra các tiêu chí và yêu cầu lựa chọn VB (ngữ liệu) như sau:
- Tiêu chí:
+ Phục vụ cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu của chương trình.
quan tâm của học sinh.
+ Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, nhất là có tính chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.
+ Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia. Tăng tỉ lệ các VB có tính nhân văn cao.
- Yêu cầu:
+ Bảo đảm tỉ lệ giữa các thể loại VB hợp lí.
+ Độ khó của VB tăng dần, phù hợp từng khối lớp. Hạn chế việc trích dẫn, ngoại trừ các tác phẩm văn học có dung lượng lớn.
+ Kế thừa những tác phẩm hay đã có.
+ Căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mội lớp, GV chọn dạy những VB được khuyến nghị sử dụng trong chương trình đề ra.