Như đã trình bày ở chương 1 thì ngữ liệu dạy học Tập đọc gồm VB đọc, hình ảnh, phần chú thích, câu hỏi tìm hiểu bài. Sau quá trình lấy ý kiến của 30 GV trường TH Hiệp Hòa và 20 GV TH Nguyễn Đình Chiểu ở TP Biên Hòa, Đồng Nai; 10 GV ở trường TH An Lạc 1, quận Bình Tân, TP HCM, chúng tôi có những nhìn nhận về vấn đề ngữ liệu dạy học Tập đọc như sau:
Ngữ liệu dạy học Tập đọc đa dạng chứ không phải chỉ gồm các VB bằng chữ viết. Vì vậy, để sử dụng ngữ liệu trong dạy đọc Tập đọc hiệu quả, người GV cần có những kiến thức, hiểu biết về các ngữ liệu dạy học Tập đọc, có kĩ thuật, PP dạy học, sử dụng ngữ liệu phù hợp.
100% 91,67% 30% 46,67% 0 10 20 30 40 50 60 70
Văn bản đọc Hình ảnh minh họa Phần chú thích Câu hỏi/bài tập tìm
hiểu bài
Số
lượn
g
Tỉ lệ %
Nhận thức của GV về ngữ liệu dạy học Tập đọc lớp 2:
Bảng 2.1. Hiểu biết của GV về ngữ liệu dạy học Tập đọc
STT Ngữ liệu dạy học Tập đọc là Số lượng Tỉ lệ % Xếp hạng
1 Văn bản đọc 60 100 1
2 Hình ảnh minh họa 55 91,67 2
3 Phần chú thích 18 30 4
4 Câu hỏi/bài tập tìm hiểu bài 28 46,67 3
Biểu đồ 2.1. Hiểu biết của GV về ngữ liệu dạy học Tập đọc
Qua số liệu ở bảng 2.1, 60/60 GV (100%) GV nhận định ngữ liệu dạy học Tập đọc là các VB đọc. Cũng có nhiều GV cho rằng hình ảnh minh họa cho bài Tập đọc cũng là một ngữ liệu dạy học, vì thế có đến 55/60 GV (91,67%) chọn. Chỉ có 28/60 GV (46,67%) đưa ý kiến rằng câu hỏi/ bài tập tìm hiểu bài là ngữ liệu dạy học Tập đọc và rất ít GV trong số 60 người được khảo sát chọn phần chú thích là một loại ngữ liệu dạy học Tập đọc. Vì vậy, vẫn còn hơn 50% GV không hiểu biết đầy đủ về ngữ liệu dạy học Tập đọc. Ngoài VB đọc, tranh ảnh minh hoạ, ngữ liệu dạy học Tập đọc còn là phần chú thích và câu hỏi/bài tập tìm hiểu bài.
Kết quả trên cho thấy một thực tế là GV chỉ mới chú trọng vào các VB đọc trong SGK, cho HS luyện đọc thành tiếng nhiều để đọc trôi chảy VB. GV chưa quan tâm đến những phần khác trong bài Tập đọc. Ví dụ như tranh ảnh minh họa,
tranh ảnh là kênh hình màng tính trực quan sinh động mà các em HS dễ tiếp nhận nhất. Tranh ảnh trong SGK đi kèm bài đọc có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình dạy học. Người GV có thể sử dụng tranh ảnh để khơi gợi, giới thiệu bài, giúp HS tìm hiểu nghĩa từ mới, hay là tìm câu trả lời cho câu hỏi tìm hiểu bài. Phần chú thích sau mỗi bài đọc và câu hỏi tìm hiểu bài cũng chưa được người dạy khai thác triệt để để góp phần giúp HS phát triển NLĐ. Trong giảng dạy, nhiều GV thường xuyên cho HS đọc giải nghĩa từ có sẵn trong SGK để rút ngắn thời gian dạy học, chưa thật sự chú trọng nhiều đến ý nghĩa của từ cần giải nghĩa đã phù hợp với ngữ cảnh của nó trong VB hay chưa, có giúp cho HS mở rộng vốn từ hay hiểu đúng nghĩa từ không. Hệ thống câu hỏi là phần bắt buộc sử dụng để tìm hiểu nội dung bài. GV sử dụng tất cả các câu hỏi có trong SGK cho phần đọc tìm hiểu bài. GV hỏi, HS trả lời đúng câu hỏi là hoàn tất phần tìm hiểu bài. Tuy nhiên không có nhiều GV có suy nghĩ rằng hệ thống câu hỏi/ bài tập tìm hiểu bài có thể là ngữ liệu giúp HS phát triển NLĐ. Vì vậy, GV thường không đầu tư, thiết kế thêm các câu hỏi hay bài tập liên quan đến bài học giúp HS nắm chắc bài, rèn luyện thêm nhiều kĩ năng, năng lực và phẩm chất khác.
Việc nắm chắc các ngữ liệu dạy học nói chung giúp người dạy có được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao và có ý thức chọn lựa, sử dụng ngữ liệu phù hợp.
Bảng 2.2. Ý kiến của GV về vai trò của ngữ liệu trong dạy học Tập đọc
STT Trong dạy học Tập đọc, ngữ liệu có vai trò Số
lượng
Tỉ lệ %
Xếp hạng
1 Giúp HS luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu. 60 100 1
2 Giúp HS trau dồi ngôn ngữ. 58 96,67 2
3 Giúp HS hiểu biết về cuộc sống, nuôi dưỡng và
phát triển tâm hồn các em. 60 100 1
100% 96,67% 100% 61,67% 0 10 20 30 40 50 60 70
Giúp HS luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu
Giúp HS trau dồi ngôn ngữ Giúp HS hiểu biết về cuộc sống, nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn các em Giúp HS rèn các KN khác; nghe, nói, viết,… Số lượn g Tỉ lệ %
Biểu đồ 2.2. Ý kiến của GV về vai trò của ngữ liệu trong dạy học Tập đọc
Một số ý kiến khác:
- Tạo ra môi trường cho HS giao tiếp, môi trường để HS vận dụng các kiến thức của mình tìm hiểu bài.
- Giúp HS khai thác vẻ đẹp của tiếng Việt. - Giúp HS phát triển khả năng tư duy.
Theo bảng 2.2, rất nhiều GV hiểu được vai trò của ngữ liệu dạy học Tập đọc là giúp HS luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu (60/60 GV - 100%). Vai trò này được chọn nhiều nhất vì trong mục tiêu của tiết Tập đọc hiện nay gồm hai mục tiêu chính là luyện đọc thành tiếng và tìm hiểu bài; Giúp HS trau dồi thêm ngôn ngữ trong giao tiếp, sử dụng tiếng Việt chuẩn xác hơn (58/60 GV - 96,67%). VB đọc là các VB mẫu mực về ngôn ngữ, cách hành văn, cũng như cấu trúc để HS có cơ hội tiếp xúc, học tập theo; Giúp HS có thêm kiến thức về cuộc sống xung quanh, nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn, tình cảm của các em (60/60 GV - 100%) và giúp HS phát triển các kĩ năng khác ngoài kĩ năng đọc (37/60 GV - 61,67%). Hai vai trò số 3 và số 4 liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp, tích hợp trong nội dung và tích hợp rèn luyện các kĩ năng. Tuy nhiên, 23/60 GV cho rằng ngữ liệu dạy đọc chỉ phát triển NLĐ, chứ không phải giúp phát triển những kĩ năng khác như nghe, nói, viết,...Đây là một thiếu sót rất lớn với GV có cách nhìn nhận về ngữ liệu dạy học Tập đọc nói riêng và tiết Tập đọc nói chung như vậy. Kết quả dẫn đến là quan điểm tích hợp trong dạy học không được đề cập đến. Ngữ liệu dạy học Tập đọc không được tận dụng, khai thác hết những lợi ích của nó mang lại.
3/60 GV - 5% cho thêm ý kiến về vai trò ngữ liệu trong dạy học: Ngữ liệu tạo ra môi trường giao tiếp cho HS. Bởi vì khi tiếp xúc với ngữ liệu, HS không chỉ đọc mà còn sử dụng các kĩ năng khác như nghe, nói, viết. HS sử dụng các kĩ thuật, kĩ năng của mình để tương tác với VB, với tác giả bằng cách cho phản hồi, nhận xét; Ngữ liệu là những VB chuẩn mực với từng phong cách thể loại đặc trưng. Vì vậy, HS được cung cấp, làm quen với các từ ngữ đẹp của tiếng mẹ đẻ; Tư duy của HS cũng được phát triển dần lên theo. Các em không chỉ quan sát, tìm kiếm các dữ liệu trong bài đọc mà còn cần óc phân tích, tổng hợp, sáng tạo các dữ liệu đó để hiểu VB, ứng dụng những gì được học vào thực tiễn.
Người GV muốn dạy học Tập đọc theo quan điểm phát triển NLĐ tốt cần hiểu rằng: Ngữ liệu dạy học Tập dọc theo quan điểm phát triển NLĐ không chỉ giúp HS đọc đúng, đọc hiểu mà còn phải biết vận dụng những điều được đọc vào thực tiễn, tạo cơ sở cho việc giao tiếp hiệu quả trong học tập cũng như cuộc sống. Khi GV hiểu rõ về ngữ liệu dạy học Tập đọc và vai trò của chúng, GV sẽ tích cực khai thác ngữ liệu theo các mặt tích cực, hướng vào việc hình thành và rèn luyện các năng lực, phẩm chất cho người học, trong đó có NLĐ.
Ý kiến của GV về bất cập của ngữ liệu dạy học TĐ SGK TV lớp 2 hiện hành:
Bảng 2.3. Ý kiến của GV về bất cập của tranh ảnh minh họa dạy học Tập đọc trong SGK TV lớp 2
STT Bất cập của tranh ảnh minh họa Số lượng Tỉ lệ
%
Xếp hạng
1 Chưa có tính thẩm mĩ cao. 46 76,67 1
2 Nội dung tranh không phù hợp trình độ
nhận thức của HS. 5 8,33 3
3 Tranh chưa gợi được sự tò mò, thích thú
tìm hiểu bài. 12 20 2
4 Tranh không minh họa được tình tiết hay
76,67% 8.33% 20% 6,67% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Chưa có tính thẩm mĩ cao Nội dung tranh không phù hợp trình độ nhận thức của HS
Tranh chưa gợi được sự tò
mò, thích thú tìm hiểu bài Tranh không minh họa được tình tiết hay nội dung quan trọng của VB đọc
Số
lượn
g
Tỉ lệ %
Biểu đồ 2.3. Ý kiến của GV về bất cập của tranh ảnh minh họa dạy học Tập đọc trong SGK TV lớp 2
Theo nhìn nhận của GV, đa số GV có cùng quan điểm: Tranh ảnh minh họa chưa có tính thẩm mĩ cao (46/60 GV - 76,67%). Điều này có thể lí giải là một số tranh ảnh minh họa trong SGK chưa có màu sắc sinh động, đẹp, đường nét, bố cục chưa rõ ràng, khoa học,…Yếu tố về thẩm mĩ đặc biệt tát quan trọng với HS giai đoạn 1 như các em HS lớp 2 vì tư duy các em được hình thành dựa vào trực quan. Tranh ảnh có đẹp, rõ ràng, sinh động thì khả năng tiếp nhận nội dung mà tranh ảnh biểu thị mới dễ dàng hình thành. Còn lại rất ít GV chọn các ý kiến khác. Ý kiến “Nội dung tranh không phù hợp trình độ nhận thức của HS” 5/60 GV chọn (8,33%), 12/60 GV (20%) cho rằng tranh ảnh chưa tạo ra sự thích thú tìm hiểu bài đọc và
6,67% (4/60 GV) chọn ý “Tranh không minh họa được tình tiết hay nội dung quan
trọng của VB đọc”.
Trong thực tế giảng dạy của bản thân và khi dự giờ các đồng nghiệp giờ TĐ, GV thường sử dụng tranh ảnh vào mục đích giới thiệu bài. GV yêu cầu HS quan sát tranh -> Trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?/ Em thấy gì trong tranh?. Sau đó, dựa vào tranh dẫn dắt HS vào bài mới. Vì GV chỉ thường dùng tranh vào mục đích này, cho nên rất ít GV đánh giá sự bất cập về nội dung tranh minh họa. Tranh ảnh đã minh họa được chi tiết quan trọng hay nội dung bài hay chưa. Để đánh giá được điều này,
người dạy cần hiểu rằng tranh ảnh vẫn còn nhiều tác dụng khác trong tiết học nếu chúng được thiết kế phù hợp và được sử dụng như đã trình bày ở chương 1.
Bảng 2.4. Ý kiến của GV về bất cập của VB đọc trong SGK TV lớp 2
STT Bất cập của VB đọc Số lượng Tỉ lệ % Xếp
hạng
1 VB có nội dung chưa phù hợp chủ điểm. 0 0 4
2 Hình thức trình bày của VB không bắt
mắt, không gây hứng thú với HS. 43 71,67 2
3 VB có quá nhiều từ mới, từ khó đối với
HS. 51 85 1
4 VB có dung lượng quá dài. 32 53,33 3
Biểu đồ 2.4. Ý kiến của GV về bất cập của VB đọc trong SGK TV lớp 2
VB đọc là ngữ liệu rất được xem trọng trong dạy học mà cả người dạy lẫn người học có thể khai thác để đạt được mục tiêu bài học, trong đó có phát triển NLĐ. Thống kê số liệu ở bảng 2.4 cho thấy: không có GV nào nghĩ rằng VB đọc trong SGK TV lớp 2 hiện hành có nội dung không phù hợp chủ điểm của tuần. Tức là, GV thấy nội dung các VB liên quan và phù hợp chủ điểm của tuần học. Các GV chỉ có nhận xét những bất cập của VB đọc trong SGK như sau: 43/60 GV - 71,67% chọn ý hình thức trình bày của VB không bắt mắt, không gây hứng thú với HS;
0% 71,67% 85% 53,33% 0 10 20 30 40 50 60
VB có nội dung chưa phù
hợp chủ điểm không bắt mắt, không gây hứng Hình thức trình bày của VB thú với HS
VB có quá nhiều từ mới, từ khó đối với HS
VB có dung lượng quá dài
Số
lượn
g
51/60 GV - 85% cho rằng VB có quá nhiều từ mới, từ khó đối với HS; VB có dung lượng quá dài (32/60 GV - 53,33%).
Các ý kiến được lựa chọn ở trên của GV có thể lí giải rằng các VB trong SGK hiện hành được trình bày tương tự nhau về bố cục, sử dụng cùng kiểu chữ, kích thước chữ giống nhau. Điều này tạo sự nhất quán trong toàn bộ chương trình, tuy nhiên cũng có thể gây sự nhàm chán với người học. Trong một số VB, xuất hiện quá nhiều từ khó, từ mới. Những từ này thường là từ ngữ ở miền Bắc, HS miền Nam còn lạ lẫm. Thực tế dạy các tiết Tập đọc lớp 2, HS thường hay thắc mắc với các từ các em chưa gặp. Khi được giải nghĩa, HS cảm thấy khá thích thú. Tuy nhiên, nếu lượng từ mới quá nhiều sẽ gây cản trở đến việc hiểu nghĩa VB.
Bảng 2.5. Ý kiến của GV về phần chú thích trong SGK TV lớp 2
STT Bất cập của phần chú thích Số lượng Tỉ lệ % Xếp
hạng
1 Một số từ giải nghĩa không sát giá trị
thẩm mĩ của chúng trong bài đọc. 30 50 3
2 Một số từ được giải nghĩa chung chung,
mơ hồ. 43 71,67 2
3 Giải nghĩa từ chưa phù hợp nhận thức,
kinh nghiệm của HS. 45 75 1
4 Số lượng từ giải nghĩa ít. 10 16,67 4
Biểu đồ 2.5. Ý kiến của GV về phần chú thích trong SGK TV lớp 2
50% 71,67% 75% 16,67% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Một số từ giải nghĩa không sát giá trị thẩm mĩ của chúng trong
bài đọc
Một số từ được giải nghĩa
chung chung, mơ hồ Giải nghĩa từ chưa phù hợp nhận thức, kinh nghiệm của HS
Số lượng từ giải nghĩa ít
Số
lượn
g
Theo 45/60 GV (75%) có chung ý kiến về phần chú thích từ trong bài Tập đọc là giải nghĩa từ chưa phù hợp nhận thức cũng như kinh nghiệm của HS. Có thể hiểu GV chọn phương án này nhiều nhất vì trong dạy học, tận dụng kinh nghiệm của HS là vô cùng cần thiết. Với HS lớp 2, từ được giải nghĩa càng đơn giản, thiết thực, phù hợp ngữ cảnh cụ thể thì các em sẽ càng dễ hiểu nghĩa từ đó hơn. 43/60 GV (71,67%) cho rằng cách giải nghĩa từ chưa rõ, giải nghĩa chung chung dẫn đến việc HS không hiểu đúng nghĩa từ và cũng không thể hiểu đúng nghĩa câu, nghĩa bài văn. So với các ý kiến khác, ý kiến “Số lượng từ giải nghĩa ít” được 10/60 GV (16,67%) chọn lựa. Thực tế cho thấy, khi chọn từ cần giải nghĩa, không nhất thiết giải nghĩa càng nhiều từ thì càng tốt hay HS sẽ dễ tiếp thu bài hơn. Chọn từ cần giải thích là những từ thật sự có ý nghĩa, giá trị đặc biệt trong VB đọc, những từ HS có thể rất hiếm khi được nghe đến. Vì vậy, từ được chọn giải thích cần chọn lọc kĩ càng, ít mà chất còn hơn nhiều mà không hiệu quả, thậm chí làm cho việc hiểu đúng nghĩa từ gặp khó khăn hơn.
Bảng 2.6. Ý kiến của GV về hệ thống câu hỏi trong SGK TV lớp 2
STT Bất cập của hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài Số
lượng
Tỉ lệ %
Xếp hạng
1 Đa số câu hỏi chỉ mới yêu cầu HS tái hiện lại nội
dung có sẵn trong VB. 57 95 1
2 Một số câu hỏi mang tính chất áp đặt. 38 63,33 3
3 Một số câu hỏi chưa rõ ràng, chưa giúp HS khai
thác nội dung, ý nghĩa chính của bài đọc. 9 15 4