Ở trung học cơ sở, HS đã được tiếp cận những kiến thức của hóa học hữu cơ như chất hữu cơ, công thức cấu tạo, một số hợp chất cụ thể về hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon. Tuy nhiên những kiến thức đó mới dừng lại ở phần giới thiệu chất, chưa đi sâu vào lí giải bản chất các chất trên nền tảng lí thuyết chủ đạo. Các kiến thức ở trường trung học phổ thông tiếp tục phát triển, mở rộng và hoàn thiện những nội dung hóa học hữu cơ đó. Hóa học hữu cơ phổ thông bắt đầu từ giữa chương trình hóa học lớp 11, bao gồm:
Đại cương về hóa học hữu cơ
Tập trung ở chương 4 hóa học lớp 11. Trong phần này, HS được cung cấp:
- Các khái niệm để nhận biết hợp chất hữu cơ, cách phân loại (chi tiết hơn năm lớp 9) cũng như đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.
- Cách biểu diễn không gian phân tử hợp chất hữu cơ, đặc điểm liên kết trong hợp chất hữu cơ (liên kết σ, liên kết π, liên kết hiđro, hệ liên hợp…).
- Cách xác định thành phần định tính, định lượng, cách thiết lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử.
- Nội dung lí thuyết chủ đạo: thuyết cấu tạo hóa học.
- Các khái niệm đồng đẳng, đồng phân.
- Cách phân loại các phản ứng hữu cơ.
Các loại hợp chất hữu cơ cụ thể
- Nghiên cứu từng loại hợp chất hữu cơ cơ bản. Chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 nghiên cứu về hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no, hiđrocacbon thơm, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxylic. Bắt nguồn từ việc nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của một chất cụ thể (thành phần – dạng liên kết) để dẫn
hữu cơ đó.
- Nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ hóa học hữu cơ chủ yếu là các loại danh pháp.
- Nghiên cứu các qui luật chi phối quá trình biến đổi giữa các chất hữu cơ, các cơ chế. Đặc trưng của từng loại phản ứng (thế, cộng, tách…) ảnh hướng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
Các phương pháp điều chế và ứng dụng trong thực tế
Các sơ đồ sản xuất hiện đại: methanol, phenol, axetanđehit, axit axetic, butađien, benzene…
Các phương pháp chưng cất, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
Những ứng dụng thực tế của các chất hữu cơ được trình bày dưới dạng hình ảnh rất cô động và dễ nhớ.
Vấn đề hoá học trong đời sống: bảo quản xăng dầu, giảm ô nhiễm môi trường, thuốc trừ dịch hại, dầu khí và chế biến dầu khí…
Bảng 2.1. Cấu trúc phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT
Bài Tên bài Số tiết
Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ
(5 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập) 6
20 Mở đầu về hóa học hữu cơ 1
21 Công thức phân tử hợp chất hữu cơ 1
22 Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ 2
23 Phản ứng hữu cơ 1
24 Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu
tạo 1
Chương 5: Hidrocacbon no
(4 tiết lý thuyết, 1 tiết thực hành) 5
25 Ankan 2
26 Xicloankan 1
28 Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính
chất của metan 1
Chương 6: Hidrocacbon không no
(4 tiết lý thuyết, 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành) 7
29 Anken 2
30 Ankađien 1
31 Luyện tập: Anken và ankađien 1
32 Ankin 1
33 Luyện tập: Ankin 1
34 Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen 1
Chương 7: Hidrocacbon thơm. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên.
Hệ thống hóa về hidrocacbon (4 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập) 5
35 Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác 2
36 Luyện tập: Hidrocacbon thơm 1
37 Nguồn hidrocacbon thiên nhiên 1
38 Hệ thống hóa về hidrocacbon 1
Chương 8: Dẫn xuất halogen – ancol – phenol
(4 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành) 6
39 Dẫn xuất hanogen 1
40 Ancol 2
41 Phenol 1
42 Luyện tập: Dẫn xuất hanogen, ancol, phenol 1
43 Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol 1
Chương 9: Anđehit – xeton – axit cacboxylic
(4 tiết lý thuyết, 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành) 7
44 Anđehit – xeton 2
45 Axit cacboxylic 2
46 Luyện tập: Anđehit – xeton – axit cacboxylic 2
47 Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic 1