3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi lựa chọn 3 cặp lớp: lớp ĐC dạy theo PPDH truyền thống và lớp TN dạy theo phương pháp đề xuất.
- Lựa chọn địa bàn: 3 trường THPT Nguyễn Thị Định, Trường THPT Trần Văn Giàu, trường THPT Hoàng Hoa Thám – TP. Hồ Chí Minh.
- Lựa chọn HS: Đối tượng được chọn là HS lớp 11 gồm lớp TN và lớp ĐC là những lớp tương đương về sĩ số, tương đương về chất lượng học tập (thông qua kết quả học tập) học chương trình Hóa học 11.
- Lựa chọn GV: GV có trình độ chuyên môn tốt, GV dạy đồng thời cả 2 lớp ĐC – TN. Tác giả đã trao đổi với các Gv dạy TN về ý tưởng, mục tiêu, giáo án TN và
mong muốn sự giúp đỡ, góp ý chân thành của GV nhiều kinh nghiệm và chuyên môn tốt.
Bảng 3.1. Danh sách các lớp TN và lớp ĐC
STT Trường THPT Giáo viên Lớp TN Lớp ĐC
1 Nguyễn Thị Định Phạm Thị Thanh Trúc 11A7
(42 HS)
11A9 (42 HS)
2 Trần Văn Giàu Nguyễn Thị Phương Thảo 11A3
(37 HS)
11A5 (35 HS)
3 Hoàng Hoa Thám Nguyễn Thị Minh Hiếu 11A2
(37 HS)
11A7 (32 HS)
Lớp ĐC: GV tiến hành dạy bình thường (PPDH truyền thống) theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lớp TN: : GV tiến hành dạy học theo PPDH đề xuất theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi đã nghiên cứu và đề ra 2 biện pháp nhằm phát triển NLHT cho HS THPT.
- Biện pháp 1: Sử dụng PPDH theo góc
- Biện pháp 2: Sử dụng PPDH theo nhóm kết hợp nêu và giải quyết vấn đề - Biện pháp 3: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học
Theo đó, chúng tôi soạn 3 giáo án tương ứng các 2 biện pháp trên và TN trên 3 cặp lớp TN và ĐC.
- Kế hoạch dạy học bài 32: “Ankin – tiết 2” (sử dụng PPDH theo góc)
- Kế hoạch dạy học bài 44: “Anđêhit và xeton – tiết 2” (sử dụng PPDH theo nhóm kết hợp nêu và giải quyết vấn đề)
- Kế hoạch dạy học bài 34: “Bài thực hành số 4. Điều chế và tính chất của etilen và axetilen” (bài thực hành thí nghiệm)
3.3.3. Một số hình ảnh thực nghiệm
Hình 3.1. HS cùng nhau thực hành thí nghiệm
Hình 3.3. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong PHT
Hình 3.6. Các thành viên trong nhóm quan sát thí nghiệm
Hình 3.7. Các nhóm thảo luận trình bày kết quả vào PHT
3.4. Tiến hành thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành TN theo các bước sau:
Bước 1: Chọn lớp ĐC và TN.
Ở mỗi trường, chúng tôi chọn 2 lớp ĐC – TN dựa trên mục tiêu: số lượng HS chênh lệch không đáng kể, trình độ học tập và mức độ tham gia các hoạt động tập thể
sát ban đầu và nhận xét của GV).
Bước 2: Tìm hiểu và thống nhất với GV dạy TN các vấn đề sau:
- Tình hình học tập chung của lớp TN và các lớp khác về môn hóa học.
- Thực trạng năng lực nhận thức nói chung và NLHT nói riêng của HS (tìm hiểu qua phiếu thăm dò, nhận xét của GV).
- Thống nhất về mục đích, nội dung, PPDH của giáo án TN.
- Thống nhất kế hoạch giảng dạy theo chương trình của trường (thời gian, cách tổ chức, điều kiện dạy học….).
Bước 3: Tiến hành TN sư phạm.
Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã thống nhất với GV TN và nhà trường, chúng tôi chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học, trang thiết bị cần thiết và tiến hành dạy các bài ở lớp TN đã chọn.
Bước 4: Tổ chức kiểm tra – đánh giá sau TN.
Phát phiếu điều tra sau TN sư phạm đối với HS lớp TN và GV dạy TN nhằm thu thập thông tin phản hồi.
Kiểm tra 1 bài (45 phút) cả 2 lớp TN và ĐC sau thời gian TN sư phạm để đánh giá chất lượng, khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức của HS.
Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10. Thống kê kết quả từ phiếu điều tra.
Bước 5: Xử lí kết quả TN.
Kết quả định tính qua phiếu thăm dò GV và HS được xử lí như trình bày ở phần “Công cụ 1: Đánh giá bằng phiếu đánh giá”.
Kết quả bài kiểm tra được xử lí bằng thống kê toán học theo thứ tự sau: - Lập bảng phân phối: tần số, tần số lũy tích, tần suất lũy tích.
- Vẽ đồ thị đường lũy tích.
- Lập bảng tổng hợp tần số và tần suất theo loại. - Tính các tham số thống kê đặc trưng.
+ Điểm trung bình: 1 1 2 2 1 1 2 . . ... . ... k i k k i k X n X n X n X X n n n n (3.1)
Trong đó: ni là tần số của điểm Xi (tức là số HS đạt điểm Xi, i từ 1 → 10) n là tổng số bài làm của HS.
+ Độ lệch tiêu chuẩn và phương sai:
Độ lệch chuẩn là đại lượng đặc trưng cho sự phân tán, thường được dùng để chỉ mức độ sai số ngẫu nhiên. Độ lệch tiêu chuẩn càng nhỏ thì số liệu càng ít bị phân tán. Để tính độ lệch chuẩn, trước tiên phải tính phương sai theo công thức:
2 2 1 ( ) 1 k i i i n X X S n (3.2) Suy ra độ lệch tiêu chuẩn:
2 1 ( ) 1 k i i i n X X S n (3.3)
+ Hệ số biến thiên: Khi hai lớp cần so sánh có điểm trung bình khác nhau thì phải tính hệ số biến thiên V, lớp nào có hệ số biến thiên càng nhỏ thì có chất lượng đều hơn. .100% V X (3.4)
+ Sai số tiêu chuẩn: là khoảng sai số của điểm trung bình, sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.
m n (3.5) + Đại lượng kiểm định t (student):
DC TN TN DC X X t S (3.6) Với 2 2 ( 1). ( 1). 1 1 .( ) 2 TN TN DC DC TN DC TN DC TN DC n S n S S n n n n (3.7) So sánh với giá trị tới hạn tα,k (với α ≤ 0,05, k = nTN + nĐC – 2).
Nếu t ≥ tα,k thì sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình (TN và ĐC) là có ý nghĩa với mức α.
Nếu t < tα,k thì sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình (TN và ĐC) là không có ý nghĩa với mức α.
+ Hệ số ảnh hưởng: để biết chênh lệch điểm trung bình do tác động mang lại có tính thực tiễn hoặc có ý nghĩa hay không.
ES TN DC DC X X S (3.8)
Nếu ES < 0,5: tác động mang lại có ảnh hưởng nhỏ.
Nếu 0,5 ≤ ES < 0,79: tác động mang lại có ảnh hưởng trung bình. Nếu ES ≥ 0,8: tác động mang lại có ảnh hưởng lớn.
Bước 6: Phân tích kết quả để rút ra kết luận về tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp thông qua các giáo án trên thực tế; rút ra kết luận khoa học và các bài học kinh nghiệm giúp cho GV tổ chức tốt hơn các hoạt động dạy học hợp tác sau này.
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả thực nghiệm định tính
Chúng tôi phát phiếu thăm dò ý kiến HS, GV về tình trạng nhận thức của HS về NLHT sau thực nghiệm thông qua câu hỏi số 1 (phụ lục 3 và phụ lục 4). Kết quả được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Bảng thực trạng nhận thức về NHHL của HS sau TN Thực trạng
nhận thức
Đánh giá của GV (%) Đánh giá của HS (%) Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
Rất tốt 8,3% 14,0% 13,0% 17,7%
Tốt 15,0% 47,0% 19,5% 41,9%
Trung bình 72% 36,3% 66,0% 38,0%
Chưa tốt 4,7% 2,7 % 1,5% 2,4 %
Kết quả trạng thái nhận thức trước TN của đa số GV và HS đều cho rằng nhận thức của HS về NLHT ở mức trung bình, sau quá trình TN ta thấy, nhận thức trạng thái thái NLHT của HS đã đạt ở mức tốt.
Bảng 3.3. Kết quả tự đánh giá kĩ năng hợp tác của HS lớp TN trước và sau TN Các kĩ năng Mức độ đánh giá Trước TN Sau TN TN1 TN2 TN3 TN1 TN2 TN3 ĐTB
Nhận sự phân công từ nhóm trưởng. 2,00 2,16 2,08 2,62 2,80 2,56 Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ. 2,16 2,08 1,82 2,48 2,80 2,40 Mạnh dạn đóng góp ý kiến với các
thành viên khác trên tinh thần xây dựng.
2,16 2,10 1,76 2,48 2,65 2,40
Chủ động giúp đỡ các thành viên trong
nhóm và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. 1,84 2,24 1,76 3,12 3,36 3,20 Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
chung cùng các thành viên khác trong nhóm.
1,52 1,64 1,44 2,32 2,97 2,48
Phân chia công việc phù hợp với từng
thành viên trong nhóm. 1,76 2,08 2,32 2,40 2,80 2,56
Ủng hộ, lắng nghe ý kiến các bạn trong
nhóm. 1,84 1,76 2,00 3,04 2,88 2,80
Giải quyết mâu thuẫn trên tinh thần hòa
bình, cả nhóm cùng có lợi. 1,76 1,52 1,52 2,40 2,56 2,08 Biết cách đánh giá kết quả của các
thành viên trong nhóm và nhóm khác trên tinh thần xây dựng.
1,44 1,52 1,28 2,08 2,23 2,24
Điểm trung bình 1,83 1,90 1,78 2,55 2,78 2,52
Điểm trung bình toàn nhóm 1,84 2,62
Từ kết quả trên, ta nhận thấy trước TN, biểu hiện NLHT về mặt kĩ năng của HS còn thấp (ĐTB dưới 2: mức độ trung bình), sau quá trình thực nghiệm, kĩ năng hợp
tác của HS đã tăng lên (ĐTB 2,5 – 3,25: mức độ tốt). Việc áp dụng PPDH tích cực vào các bài học, cũng như tổ chức cho HS tham gia các hoạt động hợp tác giúp HS hứng thú, năng động hơn trong học tập. hình thành và phát triển các kĩ năng hợp tác giúp các em thêm phần tự tin trong giao tiếp xã hội, biết giúp đỡ bạn bè và thảo luận đưa ra ý kiến chung.
Bảng 3.4. Đánh giá của GV về mặt kĩ năng hợp tác của HS lớp TN trước và sau TN Các kĩ năng Mức độ đánh giá Trước TN Sau TN TN1 TN2 TN3 TN1 TN2 TN3 ĐTB
Nhận sự phân công từ nhóm trưởng. 1,68 1,36 1,60 2,62 2,24 2,96 Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ. 1,76 1,76 1,82 2,48 2,32 2,96 Mạnh dạn đóng góp ý kiến với các
thành viên khác trên tinh thần xây dựng.
1,68 1,68 1,60 2,48 2,64 2,96 Chủ động giúp đỡ các thành viên trong
nhóm và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. 1,76 1,76 1,52 3,12 2,72 3,12 Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
chung cùng các thành viên khác trong nhóm.
1,44 1,68 1,60 2,56 2,96 2,48 Phân chia công việc phù hợp với từng
thành viên trong nhóm. 1,68 1,44 1,36 2,40 2,80 2,56
Ủng hộ, lắng nghe ý kiến các bạn trong
nhóm. 1,44 1,44 1,60 2,24 2,96 2,80
Giải quyết mâu thuẫn trên tinh thần hòa
bình, cả nhóm cùng có lợi. 1,36 1,44 1,52 2,40 2,16 2,32 Biết cách đánh giá kết quả của các
thành viên trong nhóm và nhóm khác trên tinh thần xây dựng.
1,74 1,44 1,84 2,08 2,40 2,40
Điểm trung bình 1,62 1,56 1,61 2,49 2,25 2,73
Từ kết quả trên, ta nhận thấy trước TN, đánh giá của GV về mặt kĩ năng hợp tác của HS trước và sau TN có tăng lên hiệu quả, trước TN (ĐTB dưới 2: mức độ trung bình), sau quá trình thực nghiệm, kĩ năng hợp tác của HS đã tăng lên (ĐTB 2,5 – 3,25: mức độ tốt). Sau quá trình thực nghiệm, GV nhận thấy các kĩ năng hợp tác của HS khi được học trong môi trường năng động và được trao đổi bài vở, trao đổi ý kiến với các bạn giúp nâng cao hiệu quả dạy học.
Để biết được thái độ của HS trong học tập sau quá trình thực nghiệm như thế nào?, chúng tôi đặt ra câu hỏi 4 (phụ lục 3 và phụ lục 4).
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá về thái độ hợp tác của HS trước và sau TN Thái độ
hợp tác Đánh giá của giáo viên Đánh giá của học sinh Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
Rất tốt 3,0% 24.5% 12,0% 21,0%
Tốt 12,0% 43,0% 18,5% 47,0%
Trung bình 53,5% 31,5% 57,0% 31,0%
Chưa tốt 31,5% 1,0% 12,5% 1,0%
Dựa vào kết quả ta thấy, thái độ của HS trong học tập có sự chuyển biến tích cực. Nếu trước TN, thái độ của HS đạt ở mức trung bình, sau TN thái độ của HS đã được cải thiện tích cực đạt ở mức tốt. Hầu hết HS đều thấy được giá trị của sự hợp tác, các em chủ động hợp tác với bạn hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số HS tỏ ra bất cần tham gia các hoạt động cùng bạn..
Qua thăm dò HS sau quá trình thực nghiệm ở câu hỏi số 2 và 3 (phụ lục 4) cho thấy, sau khi tham gia các tiết học có hoạt động nhóm các em cảm thấy sôi nổi, hiểu bài sâu vì được trao đổi ý kiến với các bạn (chiếm 72,0%), có (25,0%) HS cảm thấy bình thường như các tiết học khác, bên cạnh đó còn số ít HS (3,0%) các em không theo kịp các bạn, cũng như các em còn thụ động, chưa tự tin nên cảm thấy khó tiếp thu bài hơn các bạn trong lớp. Có (68,0%) HS sau khi tham gia qua các buổi học có hợp tác nhóm các em cảm thấy biết cách hợp tác và đưa ra ý kiến cá nhân khi thảo
còn lại số it các em chỉ quan sát. Có (11,5%) HS cho biết còn một vài thanh viên trong nhóm còn làm việc riêng, không tham gia các hoạt động của nhóm. Để khắc phục được điều này, các em cần được GV và các bạn trong nhóm quan tâm và hỗ trợ các em để giúp các em hòa nhập hơn cùng các bạn.
Từ kết quả trên cho thấy:
- Về mặt kiến thức về hợp tác: HS đã có sự chuyển biến rõ ràng, đa số HS lớp TN đã biết được giá trị của hợp tác trong học tập cũng như trong cuộc sống; các em đã biết cách hợp tác với bạn. Tuy nhiên, vẫn còn một số em HS lúng túng khi vận dụng kiến thức hợp tác vào các hoạt động của mình.
- Về kĩ năng hợp tác: có sự tiến bộ vượt bậc về các kĩ năng hợp tác của HS (ĐTB của các kĩ năng đều tăng). Các em đã chủ động, tích cực hơn trong hợp tác với bạn, có ý thức trách nhiệm hơn trong các nhiệm vụ được giao; biết quan tâm và giúp đỡ bạn nhiều hơn; biết kiềm chế bản thân khi xảy ra xung đột, bước đầu giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn phát sinh; đánh giá bản thân và bạn bè khách quan hơn. Tuy nhiên, các kĩ năng này cần có thời gian rèn luyện và phát triển nhiều hơn.
- Về thái độ hợp tác: có sự chuyển biến tích cực. Hầu hết HS đều thấy được giá trị của sự hợp tác, các em chủ động hợp tác với bạn hơn; những biểu hiện đùn đẩy công việc chung giảm xuống, các em vui vẻ tham gia hoạt động cùng nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số HS tỏ ra bất cần tham gia các hoạt động cùng bạn. Vì vậy, cần có nhiều thời gian hơn để cải thiện thái độ hợp tác của những HS này.
Tóm lại, từ sự thay đổi tích cực của các biểu hiện NLHT của HS trước và sau
TN (từ mức độ trung bình lên mức độ tốt), chúng tôi thấy rằng những biện pháp nêu trong đề tài đã có những hiệu quả nhất định, góp phần phát triển NLHT cho HS.
3.5.2. Kết quả thực nghiệm định lượng
Chúng tôi thực hiện kiểm tra 45 phút cho cả 2 lớp TN và ĐC, và bài tường trình (bài thực hành thí nghiệm) sau thời gian TN sư phạm. Kết quả thu được như sau:
Bài kiểm tra số 1:(Bài 32: Ankin – tiết 2)
Bảng 3.6. Thống kê điểm số các lớp TN – ĐC qua bài kiểm tra số 1 Trường THPT Lớp Ghi chú Số HS đạt điểm xi Tổng HS x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nguyễn Thị Định 11A7 TN 0 0 0 1 5 5 4 8 8 7 4 42 7,08 11A9 ĐC 0 0 0 2 6 7 7 10 8 2 0 42 6,17
Bảng 3.7. Bảng tần số, tần số lũy tích, tần suất lũy tích các lớp TN – ĐC bài kiểm tra số 1 Điểm xi Số HS đạt điểm xi Số HS đạt điểm xi trở xuống % HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0,00 0,00 1 0 0 0 0 0,00 0,00 2 0 0 0 0 0,00 0,00