Một số bài học rút ra sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 134 - 176)

Qua quá trình TN sư phạm, chúng tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả những biện pháp nhằm phát triển NLHT cho HS THPT.

- Cần bồi dưỡng một số kĩ năng để HS tham gia tốt hơn các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm trong học tập.

- Cần thiết kế kế hoạch dạy học chi tiết, phiếu đánh giá theo định hướng phát triển NLHT.

- GV phải nắm bắt được trình độ thực của HS để đề ra nhiệm vụ học tập phù hợp. GV cần có năng lực và kĩ năng dạy học tốt để giải quyết những tình huống sư phạm bất ngờ có thể xảy ra.

- Trong việc chia nhóm, GV nên chủ động thực hiện chia trước buổi học chính thức để tiết kiệm thời gian; đảm bảo năng lực đồng đều cho tất cả các nhóm; mỗi nhóm đều có HS giỏi, khá, trung bình, yếu.

- Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ học tập, GV phải thường xuyên theo dõi, động viên, điều chỉnh, định hướng hoạt động khi cần thiết và để có cơ sở trong việc đánh giá HS sau này. Bên cạnh đó, cần quan tâm những cá nhân yếu trong nhóm, giúp các em theo kịp với bạn.

- Tăng cường sử dụng các hình thức thi đua giữa các nhóm học tập, vừa tăng hứng thú cho HS, vừa thu hút được sự tham gia của các em.

- Nếu có thời gian, cần có các bài kiểm tra ngắn sau các tiết học để đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức và sự phát triển năng lực HS sau khi học.

Tiểu kết chương 3

Qua chương 3, chúng tôi đã trình bày những vấn đề sau:

- Mục đích TN sư phạm: Kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, tính khả thi và hiệu quả của phát triển NLHT cho HS qua 3 biện pháp.

+ Biện pháp 1: Sử dụng PPDH theo góc

+ Biện pháp 2: Sử dụng PPDH theo nhóm kết hợp nêu và giải quyết vấn đề + Biện pháp 3: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học

- Nội dung và đối tượng TN

+ Nội dung TN: Áp dụng 3 giáo án tương ứng các biện pháp đã nêu và TN trên 3 cặp lớp TN và ĐC. Sau đó rút ra nhận xét.

+ Đối tượng TN: Chúng tôi lựa chọn 3 cặp lớp TN và ĐC ở 3 trường THPT trên địa bàn TP.HCM

- Tiến hành TN theo các bước: Chọn lớp TN và ĐC; Tìm hiểu và thống nhất với GV dạy TN các vấn đề chung; Tiến hành TN sư phạm; Tổ chức kiểm tra – đánh giá sau TN; Xử lí kết quả TN; Phân tích kết quả để rút ra kết luận.

- Kết quả TN: Qua quá trình TN và kết quả xử lí số liệu sau TN, chúng tôi thấy rằng, HS ở các lớp TN có những biến đổi tích cực về mặt nhận thức, kĩ năng cũng như thái độ hợp tác so với lớp ĐC. Như vậy, các biện pháp đề xuất trong đề tài là hết sức cần thiết và có tính khả thi trong việc phát triển năng lực nói chung và NLHT nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDH phát triển NLHT HS

- Tổng quan về phát triển năng lực HS: khái niệm năng lực, định hướng chuẩn đầu ra phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục cấp THPT.

- Nghiên cứu phương hướng đổi mới dạy học phát triển năng lực HS, một số biện pháp đổi mới PPDH; một số PPDH nhằm phát triển NLHT HS môn hóa học.

- Nghiên cứu cách đánh giá HS theo hướng phát triển năng lực.

1.2. Điều tra thực trạng NLHT, sự phát triển NLHT của HS và thực trạng dạy học phát triển NLHT

Chúng tôi phát phiếu thăm dò, lấy ý kiến GV và HS một số trường THPT. Kết quả cho thấy, đa số GV và HS đều thấy được vai trò của NLHT trong học tập cũng như trong cuộc sống nhưng việc phát triển NLHT còn gặp nhiều khó khăn do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

1.3. Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển NLHT cho HS thông qua dạy học phần hữu cơ lớp 11 THPT

Chúng tôi nghiên cứu và đề xuất 3 biện pháp nhằm phát triển NLHT cho HS thông qua dạy học phần hữu cơ lớp 11:

- Biện pháp 1: Sử dụng PPDH theo góc.

- Biện pháp 2: Sử dụng PPDH theo nhóm kết hợp nêu và giải quyết vấn đề. - Biện pháp 3: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học.

1.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá - Đánh giá bằng phiếu đánh giá - Đánh giá qua quan sát

- Đánh giá qua bài kiểm tra

1.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

- Chúng tôi tiến hành TN sư phạm trên 3 trường THPT ở TP.HCM

- Sau thời gian TN, chúng tôi tổ chức thăm dò ý kiến sau TN; đồng thời, cho các lớp TN và ĐC cùng làm một bài kiểm tra 45 phút. Bài kiểm tra được soạn có sự

- Phân tích kết quả thu được cho thấy: các lớp TN có sự thay đổi tích cực về các biểu hiện của NLHT và kết quả bài kiểm tra cũng cao hơn so với các lớp ĐC.

Kết quả về mặt định tính và định lượng đã chứng minh tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp nêu ra trong đề tài. Đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

2. Kiến nghị

2.1. Với Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực phù hợp. - Điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế.

- Biên soạn các tài liệu góp phần nâng cao NLHT cho HS và phổ biến đến các GV mọi vùng miền.

- Tiếp tục tổ chức tập huấn cho GV về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Đổi mới kiểm tra – đánh giá HS theo hướng phát triển năng lực.

2.2. Với các trường đào tạo giáo viên và trường THPT

- Các trường sư phạm cần tăng cường trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng để dạy học định hướng phát triển năng lực nói chung và NLHT nói riêng.

- Các trường THPT cần tăng cường các hoạt động tập thể cho các em có cơ hội rèn luyện NL nói chung và NLHT nói riêng; cần lựa chọn những GV có năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức cho HS yếu.

2.3. Với giáo viên

- Tích cực đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá; mạnh dạn, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo định hướng phát triển năng lực. Không ngừng rèn luyện và bồi dưỡng chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông”.

Chúng tôi hi vọng luận văn này sẽ góp phần phát triển NLHT cho HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài và ứng dụng vào thực tiễn dạy học đạt kết quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Trong chương trình giáo dục phổ thông mới). Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quátrình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường Trung học Phổ thông. Hà Nội.

Cao Cự Giác. (2009). Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu. (2006). Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – SGK hóa học phổ thông. ĐHSP Hà Nội. Đặng Thị Oanh. (2010). Lí luận cơ bản một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích

cực. ĐHSP Hà Nội.

Hỉ A Mổi. (2009). Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học môn hóa học ở trường THPT – phần hóa 10 chương trình nâng cao”. Trường ĐHSP TP.HCM.

Lê Đình. (2012). Đánh giá và đảm bảo chất lượng trong giáo dục. Nxb ĐHSP. Lâm Quang Thiệp. (2012). Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà

trường. Nxb ĐHSP.

Lê Thị Minh Hoa. (2015). Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học Cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Hà Nội.

Lê Thị Trinh. (2015). Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học hóa học phần vô cơ lớp 11 trung học phổ thông”. Đại học Vinh.

Ngô Ngọc An. (2007). Bài tập trắc nghiệm hóa học Trung học phổ thông. Nxb Giáo dục.

Ngô Quốc Đường. (2015). Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học theo định hướng phát triển năng lực người học. Sở GD&ĐT Bắc Giang.

Nguyễn Công Khanh. (2002). Các nguyên tắc và kĩ thuật thiết kế công cụ đo lường trong khoa học xã hội, Tạp chí Giáo dục số 41 (10/2002).

Nguyễn Hữu Đinh. (2015). Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực năng lực học sinh qua một số tác phẩm truyện lớp 12 chương trình chuẩn”, Trường THPT Pác Khuông. Lạng Sơn.

Nguyễn Mạnh Dung. (2007). Phương pháp dạy học hóa học – Tập 1. Nxb ĐHSP Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Bảo. (1995). Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học. Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ giáo viên.

Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh. (1985). Lý luận dạy học Hóa học tập 1. Nxb Giáo dục Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Quang. (1989). Lí luận dạy học đại cương – tập 2. Trường CBQLDG Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Quang. (1994). Lí luận dạy học hóa học - Tập 1. Nxb Giáo Dục. Nguyễn Phạm Thùy Linh. (2011). Luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Một số biện pháp

nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học lớp 11 ở trường THPT”. ĐHSP TP.HCM.

Nguyễn Thành Kỉnh. (2010). Luận án Tiến sĩ Giáo dục học “Phát triển kĩ năng dạy học hợp tác cho giáo viên Trung học Cơ sở”. Đại học Thái Nguyên.

Nguyễn Thị Hồng Nam. (2012). “Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm”. Tạp chí giáo dục, số 2006, tháng 3/2002.

Nguyễn Thị Liên. (2012). Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn hóa học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh”. THPT Bắc Sơn.

Nguyễn Thu Hà. (2014). Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận cơ bản”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 30 (số 2), 56-64.

Nguyễn Phú Tuấn. (2014). Phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thong. ĐHSP Huế.

Nguyễn Phú Tuấn. (2015). Thí nghiệm hóa học trong dạy học ở trường phổ thong. ĐHSP Huế.

Hóa học 11. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Xuân Trường, Trần Trung Ninh, Đào Đình Thức, Lê Xuân Trọng. (2013).

Bài tập hóa học 11. Nxb giáo dục Việt Nam

Phan Đồng Châu Thủy. (2008). Dạy học bằng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức cho học sinh lớp 10 nâng cao qua chương nhóm oxi. ĐHSP Huế.

Thái Duy Tuyên. (2007). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb Giáo Dục. Hà Nội.

Trần Khánh Đức. (2013). Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mô hình đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục. Mã số: QGTĐ, Đề tài Trọng điểm. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Thị Thu Huệ. (2012). Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục “Phát triển một số năng lực cho học sinh THPT thông qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học Hóa học vô cơ”, ĐHSP.TPHCM.

Trịnh Văn Biều. (2011). “Dạy học hợp tác – một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI”. Tạp chí khoa học tr.88-93 (số 25 – 2011). ĐHSP TP.HCM.

Trung tâm từ điển học. (2007). Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

Võ Chấp. (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Trường ĐHSP – Đại học Huế.

Vũ Cao Đàm. (2003). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa Học và kỹ Thuật Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên về năng lực hợp tác và sự phát triển nlht của hs lớp 11 ... 2 Phụ Lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến học sinh ... 5 Phụ Lục 3: Phiếu thăm dò giáo viên sau quá trình thực nghiệm... 7 Phụ Lục 4: Phiếu thăm dò học sinh sau quá trình thực nghiệm ... 9 Phụ Lục 5: Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định

hướng nội dung và chương trình định hướng năng lực ... 11 Phụ Lục 6: Định hướng đầu ra về phẩm chất của chương trình ... 13 Phụ Lục 7: Các năng lực chung theo chuẩn đầu ra ... 16 Phụ Lục 8: Đánh giá kết quả giờ học ... 21 Phụ Lục 9: Đề kiểm tra 45 phút bài ankin – tiết 2 ... 23 Phụ Lục 10: Đề kiểm tra 45 phút bài anđêhit và xeton – tiết 2 ... 26 Phụ Lục 11: Ma trận đề kiểm tra ... 29 Phụ Lục 12: Ma trận đề kiểm tra ... 30 Phụ lục 13: Hướng dẫn chấm bài kiểm tra kiến thức HS ... 31 Phụ lục 14: Hướng dẫn chấm bài kiểm tra kiến thức HS ... 33

Phụ lục 1:

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ NĂNG LỰC HỢP TÁC (NLHT) VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NLHT CỦA HS LỚP 11

(Trước thực nghiệm)

Kính chào quý thầy (cô)!

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài “Phát triển năng lực hợp tác cho học

sinh thông qua dạy học phần hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông”, vì vậy ý kiến

đóng góp của thầy (cô) sẽ là nguồn tư liệu bổ ích và cần thiết giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài.

Thông tin cá nhân:

Họ và tên: (có thể ghi hoặc không ghi)……… Nơi công tác:………Thời gian giảng dạy:……...

Thầy (cô) đánh dấu nhân (X) vào ô phù hợp với sự lựa chọn của mình. Câu 1: Theo thầy (cô), việc phát triển NLHT cho HS có cần thiết không?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Câu 2: Trong quá trình dạy học hóa học, Thầy (Cô) đã sử dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm ở mức độ:

Rất thường xuyên Thường xuyên

Đôi khi Rất ít dùng

Câu 3: Thầy (cô) cho biết nhận định của mình về thực trạng nhận thức của HS về NLHT (biết kiến thức cơ bản về hợp tác, giá trị của sự hợp tác; biết cách hợp tác với thành viên khác)?

Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt

Câu 4: Thầy (cô) cho biết nhận định của mình về thái độ hợp tác của HS trong các hoạt động học tập

Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt

Câu 5: Thầy (cô) nhận thấy biểu hiện NLHT về mặt kĩ năng của HS ở trường mà quý thầy (cô) đang dạy như thế nào?

Các kĩ năng Mức độ biểu hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Nhận sự phân công từ nhóm trưởng. Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ.

Mạnh dạn đóng góp ý kiến với các thành viên khác trên tinh thần xây dựng.

Chủ động giúp đỡ các thành viên trong nhóm và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chung cùng các thành viên khác trong nhóm.

Phân chia công việc phù hợp với từng thành viên trong nhóm.

Ủng hộ, lắng nghe ý kiến các bạn trong nhóm.

Giải quyết mâu thuẫn trên tinh thần hòa bình, cả nhóm cùng có lợi.

Biết cách đánh giá kết quả của các thành viên trong nhóm và nhóm khác trên tinh thần xây dựng.

Câu 6: Xin thầy (cô) cho biết mức độ sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) trong dạy học hóa học ở trường Phổ thông?

Phương pháp dạy học Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Chưa bao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 134 - 176)