Kết quả thực nghiệm định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 122 - 126)

Chúng tôi phát phiếu thăm dò ý kiến HS, GV về tình trạng nhận thức của HS về NLHT sau thực nghiệm thông qua câu hỏi số 1 (phụ lục 3 và phụ lục 4). Kết quả được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Bảng thực trạng nhận thức về NHHL của HS sau TN Thực trạng

nhận thức

Đánh giá của GV (%) Đánh giá của HS (%) Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN

Rất tốt 8,3% 14,0% 13,0% 17,7%

Tốt 15,0% 47,0% 19,5% 41,9%

Trung bình 72% 36,3% 66,0% 38,0%

Chưa tốt 4,7% 2,7 % 1,5% 2,4 %

Kết quả trạng thái nhận thức trước TN của đa số GV và HS đều cho rằng nhận thức của HS về NLHT ở mức trung bình, sau quá trình TN ta thấy, nhận thức trạng thái thái NLHT của HS đã đạt ở mức tốt.

Bảng 3.3. Kết quả tự đánh giá kĩ năng hợp tác của HS lớp TN trước và sau TN Các kĩ năng Mức độ đánh giá Trước TN Sau TN TN1 TN2 TN3 TN1 TN2 TN3 ĐTB

Nhận sự phân công từ nhóm trưởng. 2,00 2,16 2,08 2,62 2,80 2,56 Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ. 2,16 2,08 1,82 2,48 2,80 2,40 Mạnh dạn đóng góp ý kiến với các

thành viên khác trên tinh thần xây dựng.

2,16 2,10 1,76 2,48 2,65 2,40

Chủ động giúp đỡ các thành viên trong

nhóm và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. 1,84 2,24 1,76 3,12 3,36 3,20 Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ

chung cùng các thành viên khác trong nhóm.

1,52 1,64 1,44 2,32 2,97 2,48

Phân chia công việc phù hợp với từng

thành viên trong nhóm. 1,76 2,08 2,32 2,40 2,80 2,56

Ủng hộ, lắng nghe ý kiến các bạn trong

nhóm. 1,84 1,76 2,00 3,04 2,88 2,80

Giải quyết mâu thuẫn trên tinh thần hòa

bình, cả nhóm cùng có lợi. 1,76 1,52 1,52 2,40 2,56 2,08 Biết cách đánh giá kết quả của các

thành viên trong nhóm và nhóm khác trên tinh thần xây dựng.

1,44 1,52 1,28 2,08 2,23 2,24

Điểm trung bình 1,83 1,90 1,78 2,55 2,78 2,52

Điểm trung bình toàn nhóm 1,84 2,62

Từ kết quả trên, ta nhận thấy trước TN, biểu hiện NLHT về mặt kĩ năng của HS còn thấp (ĐTB dưới 2: mức độ trung bình), sau quá trình thực nghiệm, kĩ năng hợp

tác của HS đã tăng lên (ĐTB 2,5 – 3,25: mức độ tốt). Việc áp dụng PPDH tích cực vào các bài học, cũng như tổ chức cho HS tham gia các hoạt động hợp tác giúp HS hứng thú, năng động hơn trong học tập. hình thành và phát triển các kĩ năng hợp tác giúp các em thêm phần tự tin trong giao tiếp xã hội, biết giúp đỡ bạn bè và thảo luận đưa ra ý kiến chung.

Bảng 3.4. Đánh giá của GV về mặt kĩ năng hợp tác của HS lớp TN trước và sau TN Các kĩ năng Mức độ đánh giá Trước TN Sau TN TN1 TN2 TN3 TN1 TN2 TN3 ĐTB

Nhận sự phân công từ nhóm trưởng. 1,68 1,36 1,60 2,62 2,24 2,96 Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ. 1,76 1,76 1,82 2,48 2,32 2,96 Mạnh dạn đóng góp ý kiến với các

thành viên khác trên tinh thần xây dựng.

1,68 1,68 1,60 2,48 2,64 2,96 Chủ động giúp đỡ các thành viên trong

nhóm và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. 1,76 1,76 1,52 3,12 2,72 3,12 Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ

chung cùng các thành viên khác trong nhóm.

1,44 1,68 1,60 2,56 2,96 2,48 Phân chia công việc phù hợp với từng

thành viên trong nhóm. 1,68 1,44 1,36 2,40 2,80 2,56

Ủng hộ, lắng nghe ý kiến các bạn trong

nhóm. 1,44 1,44 1,60 2,24 2,96 2,80

Giải quyết mâu thuẫn trên tinh thần hòa

bình, cả nhóm cùng có lợi. 1,36 1,44 1,52 2,40 2,16 2,32 Biết cách đánh giá kết quả của các

thành viên trong nhóm và nhóm khác trên tinh thần xây dựng.

1,74 1,44 1,84 2,08 2,40 2,40

Điểm trung bình 1,62 1,56 1,61 2,49 2,25 2,73

Từ kết quả trên, ta nhận thấy trước TN, đánh giá của GV về mặt kĩ năng hợp tác của HS trước và sau TN có tăng lên hiệu quả, trước TN (ĐTB dưới 2: mức độ trung bình), sau quá trình thực nghiệm, kĩ năng hợp tác của HS đã tăng lên (ĐTB 2,5 – 3,25: mức độ tốt). Sau quá trình thực nghiệm, GV nhận thấy các kĩ năng hợp tác của HS khi được học trong môi trường năng động và được trao đổi bài vở, trao đổi ý kiến với các bạn giúp nâng cao hiệu quả dạy học.

 Để biết được thái độ của HS trong học tập sau quá trình thực nghiệm như thế nào?, chúng tôi đặt ra câu hỏi 4 (phụ lục 3 và phụ lục 4).

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá về thái độ hợp tác của HS trước và sau TN Thái độ

hợp tác Đánh giá của giáo viên Đánh giá của học sinh Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN

Rất tốt 3,0% 24.5% 12,0% 21,0%

Tốt 12,0% 43,0% 18,5% 47,0%

Trung bình 53,5% 31,5% 57,0% 31,0%

Chưa tốt 31,5% 1,0% 12,5% 1,0%

Dựa vào kết quả ta thấy, thái độ của HS trong học tập có sự chuyển biến tích cực. Nếu trước TN, thái độ của HS đạt ở mức trung bình, sau TN thái độ của HS đã được cải thiện tích cực đạt ở mức tốt. Hầu hết HS đều thấy được giá trị của sự hợp tác, các em chủ động hợp tác với bạn hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số HS tỏ ra bất cần tham gia các hoạt động cùng bạn..

Qua thăm dò HS sau quá trình thực nghiệm ở câu hỏi số 2 và 3 (phụ lục 4) cho thấy, sau khi tham gia các tiết học có hoạt động nhóm các em cảm thấy sôi nổi, hiểu bài sâu vì được trao đổi ý kiến với các bạn (chiếm 72,0%), có (25,0%) HS cảm thấy bình thường như các tiết học khác, bên cạnh đó còn số ít HS (3,0%) các em không theo kịp các bạn, cũng như các em còn thụ động, chưa tự tin nên cảm thấy khó tiếp thu bài hơn các bạn trong lớp. Có (68,0%) HS sau khi tham gia qua các buổi học có hợp tác nhóm các em cảm thấy biết cách hợp tác và đưa ra ý kiến cá nhân khi thảo

còn lại số it các em chỉ quan sát. Có (11,5%) HS cho biết còn một vài thanh viên trong nhóm còn làm việc riêng, không tham gia các hoạt động của nhóm. Để khắc phục được điều này, các em cần được GV và các bạn trong nhóm quan tâm và hỗ trợ các em để giúp các em hòa nhập hơn cùng các bạn.

 Từ kết quả trên cho thấy:

- Về mặt kiến thức về hợp tác: HS đã có sự chuyển biến rõ ràng, đa số HS lớp TN đã biết được giá trị của hợp tác trong học tập cũng như trong cuộc sống; các em đã biết cách hợp tác với bạn. Tuy nhiên, vẫn còn một số em HS lúng túng khi vận dụng kiến thức hợp tác vào các hoạt động của mình.

- Về kĩ năng hợp tác: có sự tiến bộ vượt bậc về các kĩ năng hợp tác của HS (ĐTB của các kĩ năng đều tăng). Các em đã chủ động, tích cực hơn trong hợp tác với bạn, có ý thức trách nhiệm hơn trong các nhiệm vụ được giao; biết quan tâm và giúp đỡ bạn nhiều hơn; biết kiềm chế bản thân khi xảy ra xung đột, bước đầu giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn phát sinh; đánh giá bản thân và bạn bè khách quan hơn. Tuy nhiên, các kĩ năng này cần có thời gian rèn luyện và phát triển nhiều hơn.

- Về thái độ hợp tác: có sự chuyển biến tích cực. Hầu hết HS đều thấy được giá trị của sự hợp tác, các em chủ động hợp tác với bạn hơn; những biểu hiện đùn đẩy công việc chung giảm xuống, các em vui vẻ tham gia hoạt động cùng nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số HS tỏ ra bất cần tham gia các hoạt động cùng bạn. Vì vậy, cần có nhiều thời gian hơn để cải thiện thái độ hợp tác của những HS này.

Tóm lại, từ sự thay đổi tích cực của các biểu hiện NLHT của HS trước và sau

TN (từ mức độ trung bình lên mức độ tốt), chúng tôi thấy rằng những biện pháp nêu trong đề tài đã có những hiệu quả nhất định, góp phần phát triển NLHT cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)