Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp nêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 65)

giải quyết vấn đề.

Đây là PPDH mà HS được phân chia theo từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất. Các nhóm nhỏ sẽ thảo luận, bàn bạc về các tình huống mà GV đưa ra, sau đó thống nhất ý kiến và trình bày, từ tình huống vừa giải quyết được các em sẽ rút ra được kiến thức nội dung bài học và nội dung thực tiễn trong cuộc sống. Hoặc dựa vào kiến thức trong PHT mà các nhóm vừa hoàn thành các em có thể vận dụng để giải quyết các tình huống GV đưa ra nhằm giúp các em hiểu sâu hơn và mở rộng kiến thức. PPDH này không chỉ giúp các em phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết tình huống có vấn đề mà

GÓC PHÂN TÍCH GÓC TRÃI NGHIỆM GÓC ÁP DỤNG

Ví dụ: Vận dụng PPDH theo nhóm kết hợp tình huống có vấn đề để dạy học bài 44: “Anđehit và xeton (tiết 2)”. Ở bài học này, các nhóm hoàn thành các PHT bằng giấy A4 mà GV đã phát, các nhóm thảo luận hoàn thành lần lượt các PHT theo yêu cầu của giáo viên, khi được gọi kiểm tra thì các em nộp cho GV và lắng nghe nhận xét của các nhóm bạn. Cuối cùng, GV sẽ chiếu đáp án của các PHT và các tình huống cho cả lớp cùng xem, HS ghi chép bài học vào vở.

Trước khi cho các em tiếp cận với TCHH của anđehit và xeton, giáo viên đưa ra

tình huống 1 (hoạt động 1): “GV cho học sinh quan sát mô hình nhóm >C=O, phân tử CH2=CH2 và yêu cầu học sinh so sánh hai dạng liên kết, tìm ra những điểm giống và khác nhau”

Với tình huống này, GV yêu cầu HS làm việc theo cặp (bạn ngồi kế bên) để thảo luận và đưa ra ý kiêsn thống nhất, sau đó các em phát biểu, các nhóm còn lại lắng nghe và đóng góp ý kiến. Sau đó GV sẽ nhận xét đưa ra kết luận cuối cùng. Từ tình huống 1, HS sẽ nắm được đặc điểm cấu tạo của anđêhit và xeton từ đó các em có thể dự đoán được TCHH của chúng.

Phản ứng cộng, oxi hóa tại nhóm >C=O và tính chất của gốc R

Câu trả lời cho tình huống 1:Quan sát mô hình và nhận xét

- Liên kết >C=O và <C=C giống nhau:

+ Nguyên tử C mang liên kết đôi có trạng thái lai hóa sp2. + Góc liên kết đều là 1200

.

+ Đều có 1 liên kết  bền và 1 liên kết  kém bền.

- Khác nhau: Liên kết >C=C hầu như không phân cực, liên kết >C=O phân cực mạnh về phía nguyên tử oxi. HS dự đoán: Anđehit và xeton tham gia phản ứng.

Hoạt động 2: GV yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1. (làm việc theo cặp)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 44: ANĐÊHIT – XETON (tiết 2) Nhóm:...Lớp:...

I. Tính chất hóa học 1. Phản ứng cộng hidro

- Cộng vào liên kết đôi >C=O: H-CH=O + H2 0, t Ni  ... CH3-CH=O + H2 0, t Ni  ... phản ứng tổng quát: ... -Trong phản ứng trên anđehit đóng vai trò là ... - Giống anđehit, xeton cộng hidro thành ancol:

CH3-CO-CH3 + H2 0, t Ni ... R-CO-R’ + H2 0, t Ni ... Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV gọi ba nhóm bất kì kiểm tra và sửa chữa rồi chiếu đáp án lên máy chiếu cho các nhóm cùng sửa vào vở. Trong quá trình hoạt động nhóm, GV cần theo dõi hoạt động của các em để kịp thời định hướng nhận thức đúng đắn và giải hướng dẫn khi HS có thắc mắc.

Phần trả lời cho PHT số 1: Phiếu học tập số 1

I. Tính chất hóa học

1. Phản ứng cộng hidro

- Cộng vào liên kết đôi >C=O: H-CH=O + H2 0, t Ni  CH3OH metanal metanol CH3-CH=O + H2 0, t Ni  CH3CH2OH etanal etanol phản ứng tổng quát: RCHO + H2 0, t xt RCH2OH

-Trong phản ứng trên anđehit đóng vai trò là: chất oxi hóa. - Giống anđehit, xeton cộng hidro thành ancol:

CH3-CO-CH3 + H2 0, t Ni CH3-CHOH-CH3 0, t Ni 

Tiếp theo ở hoạt động 2, GV chia lớp thành 4 nhóm, GV cho HS xem video phản ứng tráng gương của CH3CHO cho HS quan sát. Yêu cầu mỗi nhóm quan sát, nêu hiện tượng. Sau đó, các nhóm thảo luận, bàn bạc hoàn thành PHT số 2, dựa vào kiến thức PHT số 2, các nhóm thảo luận giải quyết vấn đề ở các tình huống trong PHT.

Tình huống 2: “Tại sao cứ 1 mol HCHO lại giải phóng ra 4mol Ag, trong khi các anđehit đơn chức khác chỉ giải phóng ra 2 mol Ag khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3?”.

Tình huống 3: Cho vào ống nghiệm một ít dung dịch CuSO4, sau đó nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm cho đến khi ta thấy trong ống nghiệm xuất hiện phức màu xanh lam thì ta tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm dung dịch

CH3CHO. Sau đó, lắc đều ống nghiệm. Tiếp đó, ta đun phần trên của ống nghiệm

trên ngọn lửa đèn dầu. Sau một thời gian ta thấy ống nghiệm chia làm hai phần rõ rệt: phần đáy ống nghiệm có màu xanh lam, còn phần đầu ống nghiệm có kết tủa đỏ gạch. Tại sao trong hốn hợp lại chia ra làm hai phần như vậy?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 44: ANĐÊHIT – XETON (tiết 2) Nhóm:...Lớp:...

2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.

a) Phản ứng tráng gương CH3-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 0 t ... H-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 0 t ... Phương trình tổng quát: ... Tình huống 2: Tại sao cứ 1 mol HCHO lại giải phóng ra 4mol Ag, trong khi các anđehit đơn chức khác chỉ giải phóng ra 2 mol Ag khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

Giải quyết tình huống:... ... ...

Tình huống 3: Cho vào ống nghiệm một ít dung dịch CuSO4, sau đó nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm cho đến khi ta thấy trong ống nghiệm xuất hiện phức màu xanh lam thì ta tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm dung dịch CH3CHO. Sau đó, lắc đều ống nghiệm. Tiếp đó, Ta đun phần trên của ống nghiệm trên ngọn lửa đèn dầu. Sau một thời gian ta thấy ống nghiệm chia làm hai phần rõ rệt: phần đáy ống nghiệm có màu xanh lam, còn phần đầu ống nghiệm có kết tủa đỏ gạch. Tại sao trong hõn hợp lại chia ra làm hai phần như vậy?

Giải quyết tình huống:

... ... ...

Phần trả lời cho PHT số 2 2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.

a) Phản ứng tráng gương CH3-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 0 t CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag H-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 0 t  HCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag Phương trình tổng quát: R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 0 t  RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Phần trả lời cho tình huống 2: “khi ta cho các anđehit đơn chức (RCHO) mà tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì sản phẩm thu được sẽ chỉ có hai mol bạc. Đối với HCHO thì thu được 4 mol bạc vì HCHO có thể được coi là 1 anđehit đơn chức, mà cũng có thể được coi là một anđehit hai chức”

Sau khi giải quyết tình huống 2 giúp HS hiểu rõ hơn cách phản ứng tráng gương của anđehit từ đó giúp các em hiểu bài sâu, nhớ lâu và vận dụng kiến thức vào giải các bài tập hóa học chính xác hơn.

Phần trả lời cho tình huống 3: “Dưới tác dụng của nhiệt độ, anđehit đã phản ứng với Cu(OH)2. Khi ta nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dd CuSO4 thấy xuất hiện màu xanh lam của phức Cu(OH)2. Phức này lại tác dụng với CH3CHO dưới tác dụng của nhiệt độ.

CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH t0 CH3COONa + Cu2O + 3H2O

Sau khi giải quyết tình huống 3 giúp Hs hiểu rõ và sâu sắc hơn về phản ứng khi cho anđehit tác dụng với Cu(OH)2/NaOH tạo ra kết tủa đỏ gạch.

=> Qua hai tình huống này, GV nhấn mạnh cho HS đây cũng là cách để nhận biết các chất có chứa nhóm chức anđehit.

Hoạt động 3: GV yêu càu HS làm việc theo nhóm (4 nhóm) hoàn thành PHT số 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 44: ANĐÊHIT – XETON (tiết 2) Nhóm:...Lớp:...

Thảo luận nhóm và hoàn thành các phương trình hóa học điều chế sau:

1. Từ ancol

- Oxi hóa ancol bậc I thu được anđehit tương ứng.

CH3CH2OH + CuO t0 ………..

RCH2OH+CuO t0 ………..

- Oxi hóa ancol bậc II thu được xeton tương ứng. R-CO-R’ + H2 0, t Ni ……….... CH3-CO-CH3 + H2 0, t Ni ……….... 2. Từ hidrocacbon

- Oxi hóa metan có xúc tác thu được anđehit fomic. CH4 + O2

0,

t xt

 ………... - Oxi hóa không hoàn toàn axetilen thu được anđehit axetic.

2CH2=CH2 + O2

0,

t xt

 ………...

- Oxi hóa không hoàn toàn cumen thu được xeton và phenol.

C6H5-CH-(CH3)2 + CuO O H O H SO2, 2 , 2 4 ……….. HS làm việc theo nhóm, thảo luận hoàn thành PHT sau đó GV gọi hai nhóm ngẫu nhiên lên kiểm tra. Các nhóm còn lại lắng nghe, cho nhận xét. Cuối cùng GV đưa ra chỉnh lí bổ sung.

Phần trả lời cho PHT số 3 Phiếu học tập số 3

Điều chế

1. Từ ancol

- Oxi hóa ancol bậc I thu được anđehit tương ứng. CH3CH2OH+CuO t0 CH3CHO + H2O+Cu RCH2OH+CuO t0 RCHO + H2O+Cu

- Oxi hóa ancol bậc II thu được xeton tương ứng. R-CO-R’+H2 0, t Ni R-CH(OH)-R’ CH3-CO-CH3+H2 0, t Ni CH3-CH(OH)-CH3

- Oxi hóa metan có xúc tác thu được anđehit fomic. CH4 + O2

0,

t xt

 HCHO + H2O

- Oxi hóa không hoàn toàn axetilen thu được anđehit axetic. 2CH2=CH2 + O2

0,

t xt

 2CH3-CHO

- Oxi hóa không hoàn toàn cumen thu được xeton và phenol. C6H5-CH-(CH3)2 + CuO O H O H SO2, 2 , 2 4 CH3-CO-CH3 + C6H5-OH

Hoạt động 4: GV yêu cầu học tham khảo SGK, phát biểu ứng dụng của anđêhit và xeton. Viết phương trình và chép bài vào vở. Yêu cầu các nhóm HS (nhóm 4) thảo luận theo nhóm giải quyết tình huống ở PHT số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Bài 44: ANĐÊHIT – XETON (tiết 2) Nhóm:...Lớp:...

Tình huống 4: Tủ mới khi mua về thường phát ra mùi hăng cay rất khó chịu trong hộc tủ. Mùi hăng cay đó là do anđehit CHO gây ra. Trong công nghiệp, người ta thường sử dụng ván ép, keo dán có chứa anđehit HCHO. Do đó, mắt ta thường bị cay là do HCHO. Để làm mất mùi hăng của anđêhit thì ta nên làm gì? Tại sao lại làm như vậy?

Giải quyết tình huống:

……… ……… ……… ……….

Phần trả lời cho PHT số 4

Tình huống 4: Tủ mới khi mua về thường phát ra mùi hăng cay rất khó chịu trong hộc tủ. Mùi hăng cay đó là do anđehit gây ra. Trong công nghiệp, người ta thường sử dụng ván ép, keo dán có chứa anđehit HCHO. Do đó, mắt ta thường bị cay là do HCHO. Để làm mất mùi hăng của anđêhit thì ta nên làm gì? Tại sao lại làm như vậy?

Các nhóm được GV mời ngẫu nhiên để phát biểu cách giải quyết tình huống 4. Các nhóm còn lại lắng nghe và cho nhận xét. GV chiếu đáp án lên máy chiếu cho HS quan sát.

Phần trả lời tình huống 4: “Để khử mùi của chúng bạn có thể mua một bịch trà khô (100-200 gram). Dùng chày giã hay máy xay làm nhiễng lá trà khô. Cho vào túi vải mùng 4 lớp, phun rất nhẹ một màng sương nước lên túi. Để vào hộc tủ, sau một thời gian mùi sẽ giảm đi rất nhiều. Khi túi hơi khô lại thì phun sương lần nữa. Lý do ta có thể làm vậy là do trong trà có chất cephatin là một chất hấp thụ mạnh và trung hòa HCHO có chứa trong keo dán”.

Qua tình huống này, HS được mở rộng kiến thức hóa học áp dụng và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày. Giúp các em ngày càng yêu thích môn hóa học.

Hoạt động 5: GV củng cố kiến thức và dặn dò HS trước khi kết thúc giờ học. Thực hiện PPDH theo nhóm kết hợp dạy học tình huống có vấn đề để giúp cho các em hứng thú hơn trong học tập, GV cần đặt ra các tình huống nhằm mở rộng kiến thức và áp dụng vào cuộc sống thực tiễn để tạo cảm giác hóa học thật gần gũi đối với cuộc sống xung quanh chúng ta. Từ đó, giúp HS hiểu bài sâu sắc hơn nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS. PPDH này ngoài giúp các em phát triển NLHT thì còn trau dồi và phát huy năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết tình huống có vấn đề, năng lực tư duy.

Phiếu đánh giá hoạt động nhóm được trình bày ở phụ lục 8 2.4.3. Biện pháp 3: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học ở trường phổ thông là cơ hội để rèn luyện và phát triển NLHT cho HS. Tiết thực hành là một trong những điều kiện tốt giúp HS được trãi nghiệm hóa học, HS được tận mắt nhìn thấy hóa chất, dụng cụ; được tận tay thực nghiệm các thí nghiệm để quan sát phản ứng, hiện tượng, sản phẩm…. Trong quá trình thực hành, HS cùng giúp đỡ nhau, góp ý cho nhau để thực hiện thành công và an toàn thí nghiệm; Đồng thời, cùng nhau quan sát, giải thích hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận chung.

Ví dụ: Thiết kế kế hoạch hoạt động bài 34: “Bài thực hành số 4: Điều chế và tính chất của etilen và axetilen”.

Hoạt động 1: Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của etilen

Sau khi ổn định trật tự và chia lớp thành 4 nhóm, GV cho các nhóm 2 phút để bầu ra nhóm trưởng, thư ký của nhóm.

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về nội dung và kiến thức liên quan bài thực hành; Hướng dẫn thực hành, định hướng quan sát cho HS; Đặt một số câu hỏi mang tính tư duy (như: nêu phương pháp điều chế etilen trong phòng thí nghiệm, nêu TCHH của etilen…)

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học

- Yêu cầu HS nhắc lại TCHH của etilen?.

TCHH của etilen là: Phản ứng cháy trong không khí, tham gia vào các phản ứng cộng H2, Br2, HX. Tác dụng với dung dịch thuốc tím KMnO4, tham gia phản ứng trùng hợp tổng hợp polime.

- Nêu các phương pháp điều chế etilen trong phòng thí nghiệm?

Trong phòng thí nghiệm etilen được điều chế từ ancol etylic. C2H5OH H SO t2 4,0CH2=CH2 + H2O

- Yêu cầu HS nêu các dụng cụ và hóa chất ở thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1:

+ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, đèn cồn, nút cao su một lỗ đậy miệng ống nghiệm, ống dẫn thủy tinh một đầu vuốt nhọn, ống hút, nhỏ giọt, kẹp hóa chất, giá đỡ.

+ Hóa chất: Hỗn hợp C2H5OH, H2SO4 đặc, bông tẩm NaOH, đá bọt, dung dịch KMnO4.

HS tiến hành thí nghiệm 1

Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó cho thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc (4ml), đồng thời lắc đều. Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình

Hình 2.1. Thí nghiệm 1. Điều chế và thử tính chất etilen

- GV hướng dẫn và thường xuyên quan sát các nhóm thực hành thí nghiệm để kịp thời chỉnh các thao tác trong thực hành và có cơ sở để đánh giá HS.

Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. Sau khi hoàn thành thí nghiệm 1, các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất, thư kí có nhiệm vụ ghi lại vào bảng tường trình của nhóm giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.

Lưu ý: Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí.

Hoạt động 2: Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về nội dung và kiến thức liên quan bài thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)