qua dạy học hóa học
2.3.2.1. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục
Dạy học hóa học trong nhà trường không chỉ truyền đạt kiến thức bộ môn mà còn góp phần rèn luyện, phát triển năng lực HS, trong đó có NLHT. Các hoạt động dạy học đều được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch theo mục tiêu giáo dục đề ra. Vì vậy, khi thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học sử dụng các PPDH hợp tác, cần đảm bảo bám sát mục tiêu giáo dục và yêu cầu đổi mới hoạt động giáo dục theo hướng phát triển năng lực HS nói chung và NLHT nói riêng.
Ví dụ: Để HS tìm hiểu về công thức cấu tạo của ankin thông qua việc so sánh đặc điểm cấu tạo của axetilen và etilen, giáo viên tổ chức hoạt động dạy học theo góc phân tích, cho HS quan sát mô hình, thảo luận theo nhóm để tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phân tử và từ đó rút ra kết luận về công thức cấu tạo của ankin.
2.3.2.2. Đảm bảo tính chính xác – khoa học
Đây là nguyên tắc chung, bắt buộc đối với giáo án tất cả các bộ môn, trong đó có hóa học. Theo nguyên tắc này thì nội dung giáo án phải thể hiện một cách đúng đắn những quan điểm của kiến thức hóa học hiện đại (ngôn ngữ hóa học, các định luật, các thuyết,...) và phải phù hợp với nội dng sách giáo khoa. Cấu trúc giáo án phải được trình bày một cách logic, rõ ràng, có hệ thống, thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp – hình thức tổ chức.
Ví dụ: Trong bài dạy ankin, giáo án cần trình bày khoa học và logic. Tổ chức các góc sao cho phù hợp, các em xuất phát từ góc phân tích rồi đến góc trải nghiệm và cuối cùng là góc áp dụng. Nếu góc xuất phát của các em là góc áp dụng, thì các
em sẽ được sử dụng phiếu hỗ trợ kiến thức để có thể thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
2.3.2.3. Đảm bảo tính sư phạm
Nguyên tắc này đặt ra việc lựa chọn nội dung truyền đạt phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của học sinh. Theo nguyên tác này, mức độ khó khăn của kiến thức cần được phân tán và sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp; từ cái quen biết, gần gũi đến cái ít quen biết, từ cái cụ thể đến cái khái quát hơn, tổng quát hơn. Bên cạnh đó, cần chú ý đến các thiết kế dạy học sao cho vừa sức với học sinh và theo hướng nâng dần lên, nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, đồng thời rèn luyện những kĩ năng hợp tác cho học sinh.
Ví dụ: Nội dung bài anđehit và xeton, các tình huống lần lượt được đặt ra sao cho phù hợp với kiến thức mà các em vừa được truyền đạt, để giúp các em áp dụng và mở rộng kiến thức. Như khi cho anđehit đơn chức tác dụng với AgNO3/NH3, t0 sản phẩm cho 2 mol Ag, tình huống được đặt ra vì sao HCHO cũng là anđehit đơn chức nhưng cho ra 4 mol Ag. HS thảo luận dựa vào kiến thức vừa học để giải thích.
2.3.3.4. Đảm bảo đặc trưng của bộ môn hóa học
Hóa học là một bộ môn của thực nghiệm. Vì vậy trong dạy học hóa học phải coi trọng thí nghiệm hóa học và một số kĩ năng cơ bản về thí nghiệm hóa học. Cần có sự kết hợp thống nhất giưã thực hành thí nghiệm với tư duy lý thuyết.
Đây là một bộ môn khoa học trong nhóm các môn khoa học tự nhiên, cung cấp những kiến thức cơ bản về các chất cũng như các định luật, các thuyết liên quan đến sự biến đổi của chất, của các phân tử. Đối tượng nhận thức tương đối trừu tượng và ởm mức vi mô. Muốn giúp HS dễ dàng tiếp nhận các kiến thức đó, GV cần chuyển cái trừu tượng thành cái cụ thể bằng cách sử dụng các mô hình thay thế hoặc đưa ra nhiều ví dụ vận dụng.
Mặc khác, hóa học là một môn học có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn và đời sống. Dạy học sinh dùng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên và ứng dụng trong cuộc sống là điều cần thiết. Giúp các em thêm phần yêu thích môn học.
Ví dụ: Để đảm bảo đặc trưng của bộ môn hóa học, qua từng TCHH của ankin trong góc trải nghiệm, các em đều được làm thực hành thí nghiệm thực tế. Hoặc trong bài thực hành điều chế axetilen và etilen các em cũng được làm thí nghiệm để quan sát, nêu hiện tượng và giải thích.
2.3.2.5. Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vốn kinh nghiệm sống của học sinh
Mỗi HS có những điểm mạnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Vì vậy, trong quá trình dạy học hóa học, GV cần đưa HS vào những tình huống dựa trên những kinh nghiệm có sẵn để các em vận dụng giải quyết những vấn đề cụ thể, giúp các em phát huy được những điểm mạnh của bản thân; đồng thời, HS thu nhận được kiến thức mới, kinh nghiệm mới thông qua những hành động cụ thể. Vì vậy, nhà giáo dục phải biết được trình độ, kinh nghiệm của HS mình ngang đâu để thiết kế hoạt động phù hợp, làm sao tạo được mối quan hệ phù hợp giữa HS với HS, giữa GV với HS, tạo sự hợp tác giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân và tập thể.
Ví dụ: Tình huống áp dụng thực tế ở phần ứng dụng của anđehit và xeton giúp các em được mở rộng kiến thức, tích lũy các kinh nghiệm sống cho bản thân.
2.3.2.6. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng biện pháp phát triển NLHT cho HS cần chú ý:
- Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng giáo dục hiện hành.
- Điều kiện thực hiện biện pháp phải đảm bảo đầy đủ như: nhân lực, vật lực, thời gian học tập, không gian lớp học….
- Cách thức đánh giá biện pháp và hướng giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Các biện pháp giáo dục phải được triển khai trong thực tiễn và phải được kiểm tra, kiểm chứng độ hiệu quả thường xuyên để kịp thời bổ sung, chỉnh lí sao cho phù hợp nhất.
2.3.2.7. Đảm bảo tính thừa kế và phát triển
Các biện pháp nâng cao NLHT cho HS thông qua dạy học hóa học cần tăng cường các hoạt động nhóm, hoạt động học tập chung cùng các bạn. Cần kế thừa
PPDH truyền thống và đa dạng các hoạt động để phát triển tổng hợp các năng lực chung và NLHT nói riêng.