Kế hoạch dạy học bài 34: “Bài thực hành số 4 Điều chế và tính chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 107 - 114)

của etilen và axetilen” (Bài thực hành thí nghiệm)

I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức

Biết kiểm chứng, củng cố các kiến thức về etilen và axetilen; cách điều chế và thư tính chất của chúng.

2. Kĩ năng

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm hóa hữu cơ, kĩ năng thực hiện các thí nghiệm điều chế chất khí từ chất lỏng.

- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.

- Viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ

- Rèn luyện tính kiên nhẫn cho học sinh.

- Nâng cao lòng say mê thí nghiệm hóa học từ đó giúp các em yêu thích môn hóa học hơn.

II. Trọng tâm: Điều chế và tính chất của axetilen, etilen

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Dụng cụ, hóa chất đủ 4 nhóm: ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, giá để ống nghiệm, nút cao su một lỗ đậy miệng ống nghiệm, đèn cồn, ống dẫn thủy tinh thẳng một đầu vuốt nhọn, giá thí nghiệm, chậu thủy tinh, ống hút và nhỏ giọt, kẹp hóa chất.

IV. Phương pháp dạy học: Thực hành thí nghiệm, làm việc theo nhóm (4 nhóm)

V. Tiến trình dạy học

1. Ôn định lớp: (10 phút)

- Ổn định trật tự. Kiểm tra sĩ số.

- GV nêu nội quy của phòng thực hành.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tự bầu ra nhóm trưởng và thư kí. - GV nêu cách chấm điểm bài thực hành và bài tường trình sẽ được thu lại sau buổi thực hành, yêu cầu HS trung thực ghi lại kết quả hiện tượng quan sát được.

Nội dung Điểm 1. Ổn định trật tự, không gây ồn ào 2

2. Kỷ luật, vệ sinh tốt 2

3. Thao tác, kết quả thí nghiệm 1 2

4. Thao tác kết quả thí nghiệm 2 2

5. Viết bảng tường trình 2

2. Bài mới

Vào bài: Để củng cố lại kiến thức về các tính chất của axetilen và etilen, hôm nay chúng ta sẽ thực hiện một số thí nghiệm về TCHH của chúng.

Hoạt động của

GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của etilen (15 phút) - GV yêu cầu HS nhắc lại TCHH của etilen. - Nêu phương pháp điều chế etilen trong phòng thí nghiệm?

- Tính chất hóa học của etilen là: phản ứng cháy trong không khí, tham gia vào các phản ứng cộng H2, Br2, HX. Tác dụng với dung dịch thuốc tím KMnO4, tham gia phản ứng trùng hợp tổng hợp polime.

- Trong phòng thí nghiệm etilen được điều chế từ ancol etylic.

Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của etilen

- Tiến hành thí nghiệm - Hiện tượng và giải thích: Dung dịch có sủi bọt khí, bay lên.

- Giới thiệu sơ qua các thí nghiệm - Yêu cầu HS nêu dụng cụ, hóa chất sử dụng ở thí nghiệm 1. - Nêu cách tiến hành ở thí nghiệm 1. - GV định hướng quan sát cho HS. - GV lưu ý một số điểm để thí nghiệm an toàn và thành công. - Lưu ý: Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí

- Dụng cụ, hóa chất ở thí nghiệm 1: ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, đèn cồn, nút cao su 1 lỗ đậy miệng ống nghiệm, ống dẫn thủy tinh một đầu vuốt nhọn, ống hút, nhỏ giọt, kẹp hóa chất, giá đỡ. Hóa chất: hỗn hợp C2H5OH, H2SO4 đặc, bông tẩm NaOH, đá bọt, dung dịch KMnO4.

- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.

- Các thành viên sau khi nghe GV hướng dẫn, dặn dò, bắt đầu tiến hành thí nghiệm. Quan sát hiện tượng, thảo luận để giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa vào bài tường trình.

0 2 4, H SO t CH2=CH2 + H2O + Đốt khí thấy khí này cháy và tỏa nhiều nhiệt + Khí bay lên tác dụng với dung dịch KMnO4

thì ta thấy màu dung dịch bị nhạt dần và có kết tủa nâu đen MnO2. 3CH2=CH2 + 2KMnO4

+ 4H2O  3HO-CH2- CH2-OH + 2MnO2 + 2KOH

- GV yêu cầu HS nhắc lại TCHH của axetilen. - Nêu phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm?

- Giới thiệu sơ qua các thí nghiệm - Yêu cầu HS nêu dụng cụ, hóa chất sử dụng ở thí nghiệm 2. - Nêu cách tiến hành ở thí nghiệm 2. - GV định hướng quan sát cho HS. - GV lưu ý một số điểm để thí nghiệm an toàn và thành công. - Lưu ý: Đề

- Tính chất hóa học của etilen là: phản ứng cháy trong không khí, tham gia vào các phản ứng cộng H2, Br2, HX. Tác dụng với dung dịch thuốc tím KMnO4, phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3

của ankin có nối ba đầu mạch, tham gia phản ứng đime – trime hóa.

- Trong phòng thí nghiệm axetilen được điều chế bằng cách cho canxi cacbua CaC2 tác dụng với nước.

- Dụng cụ, hóa chất ở thí nghiệm 2: ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, đèn cồn, nút cao su 1 lỗ đậy miệng ống nghiệm, ống dẫn thủy tinh một đầu vuốt nhọn, ống hút, nhỏ giọt, kẹp hóa chất, giá đỡ. Hóa chất: CaC2, dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3.

- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.

Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen

- Tiến hành thí nghiệm - Hiện tượng và giải thích:

+ Có khí sinh ra

CaC2 + 2H2O 

CHCH + Ca(OH)2

+Khi qua dung dịch AgNO3/NH3 thì kết tủa màu vàng nhạt là bạc axetilua. CH ≡ CH + 2 AgNO3 + 2 NH3 → CAg ≡ CAg + 2 NH4NO3

+ Khi qua dung dịch KMnO4 thì làm mất màu dung dịch thuốc tím 3C2H2 + 8KMnO4 + 2H2O → 3(COOK)2 + 2MnO2 + 2KOH

phòng xảy ra hiện tượng nổ

mạnh nguy

hiểm, trước khi châm lửa đốt khí axetilen ở đầu ống dẫn khí, cần cho khí thoát ra một phần để đuổi không khí ra khỏi ống nghiệm.

- Các thành viên sau khi nghe GV hướng dẫn, dặn dò, bắt đầu tiến hành thí nghiệm. Quan sát hiện tượng, thảo luận để giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa vào bài tường trình.

Hoạt động 3: Tổng kết thí nghiệm (10 phút)

- Sau thời gian thực hành thí nghiệm, GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tường trình trong 5 phút. - GV yêu cầu HS nêu hiện tượng từng thí nghiệm. GV và các nhóm khác nhận xét.

- HS hoàn thành bài tường trình rồi nộp ngay tại lớp.

- HS nêu trung thực hiện tượng mà nhóm mình thu được.

- GV củng cố lại kiến thức cho HS -Yêu cầu HS thu dọn trước khi ra về - Dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau - HS lắng nghe và thu dọn sạch sẽ lớp học

VI. Phụ lục: Bảng tường trình mẫu

TT Tên thí nghiệm Dụng cụ, hóa chất Cách tiến hành Hiện tượng. Giải thích. PTHH Nhận xét. Kết luận

Phân tích: Thông qua tiết học thực hành (hoạt động theo các nhóm), HS được cùng nhau tiến hành các thí nghiệm, trực tiếp nhìn thấy hóa chất, dụng cụ, các phản ứng hiện tượng thực tế, sản phẩm sau phản ứng,… Tiết học giúp phát triển năng lực hợp tác và các năng lực khác như năng lực giao tiếp, năng lực thực hành thí nghiệm.

Trong bài thực hành này, GV cần chú ý:

+ Tạo điều kiện để HS nào cũng được tiến hành thí nghiệm, tránh tình trạng chỉ một em thực hiện tất cả các thí nghiệm trong bài.

+ Hướng dẫn để HS quan sát thí nghiệm đúng.

+ Tăng khả năng tư duy cho HS thông qua các câu hỏi mang tính TN (như vì sao khi tiến hành thí nghiệm cần hướng ống nghiệm sang phía không có người?....). Những câu hỏi này có thể hỏi trước, trong hoặc sau khi HS tiến hành thí nghiệm.

Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày những vấn đề sau:

1) Tổng quan chương trình môn hoá học phần hữu cơ lớp 11 THPT

2) Cơ sở đề xuất các biện pháp phát triển NLHT cho học sinh thông qua dạy học hoá học phần hữu cơ lớp 11 THPT

3) Các yếu tố ảnh hưởng đến NLHT và sự phát triển NLHT gồm:

- Môi trường sống: nếp sống của gia đình và quan niệm, chuẩn mực xã hội. - Môi trường học tập của học sinh.

- Đặc điểm của học sinh: tính cách, trình độ, tâm lý. - Năng lực của GV.

4) Đề xuất các nguyên tắc phát triển NLHT thông qua dạy học hoá học: - Đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục

- Đảm bảo tính chính xác – khoa học - Đảm bảo tính sư phạm

- Đảm bảo đặc trưng bộ môn hoá học

- Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vốn kinh nghiệm sống cho HS.

- Đảm bảo tính khả thi

- Đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

5) Nêu một số biện pháp phát triển NLHT cho HS thông qua dạy học phần hoá học hữu cơ lớp 11 THPT. Làm rõ nội dung, cách thức thực hiện và một số ví dụ có thể áp dụng trong thực tế ở trường phổ thông.

- Biện pháp 1: Sử dụng PPDH dạy học theo góc

- Biện pháp 2: Sử dụng PPDH theo nhóm kết hợp nêu và giải quyết vấn đề - Biện pháp 3: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học

6) Thiết kế 3 công cụ nhằm đánh giá mức độ phát triển NLHT của HS. - Công cụ 1: Đánh giá bằng phiếu đánh giá

- Công cụ 2: Đánh giá qua quan sát - Công cụ 3: Đánh giá qua bài kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)