Các phái đoàn khảo sát xây dựng Tuyến Đường sắt răng cưa Tháp Chàm –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 33 - 34)

V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.1.1. Các phái đoàn khảo sát xây dựng Tuyến Đường sắt răng cưa Tháp Chàm –

Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt là một tuyến đường sắt độc đáo trong lịch sử đường sắt Đông Dương. Tuyến đường này trải qua 34 năm mới hoàn thành, nó được xây dựng bằng thành tựu kỹ thuật tiên tiến của nhân loại, trí lực và tài lực của người Pháp, cùng sức lực và xương máu của người Việt Nam, có đóng góp vô cùng to lớn cho lịch sử hình thành và phát triển của Đà Lạt và những nơi nó đi qua.

Qua bao năm tháng dài, tiếng còi tàu và hình ảnh đoàn tàu leo đèo vượt núi lên cao nguyên đã trở thành một phần hồn của Đà Lạt năm xưa. Ngày nay dù không còn nguyên vẹn toàn tuyến đường, nhưng những giá trị, ý nghĩa lịch sử của nó vẫn còn nguyên vẹn và vẫn là một tiềm năng lớn cho công cuộc khôi phục về sau này.

3.1. BƯỚC KHỞI ĐẦU CHO VIỆC XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT

3.1.1. Các phái đoàn khảo sát xây dựng Tuyến Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt Đà Lạt

Từ tháng 10/1897, phái đoàn đầu tiên quân sự nghiên cứu tìm một con đường dễ dàng nhất đi từ Nha Trang lên cao nguyên Lâm Viên đặt dưới sự chỉ huy của đại úy pháo binh Thouard và trung úy Wolf làm phụ tá, thực hiện nhiệm vụ “vẽ địa hình của cao nguyên này lẫn những tuyến đường tiếp cận, cho mục tiêu thiết lập đường sắt trong tương lai” [10; 122]. Kết quả khảo sát, vào tháng 9/1898, phái đoàn khẳng định không có tuyến đường trực tiếp nối liền Nha Trang và Langbian, thay vào đó là đề nghị tuyến đường sắt Langbian tương lai sẽ kết nối với vùng duyên hải Phan Rang [10; 123].

Chuyến khảo sát tiếp theo được thực hiện bởi Oddéra – một thợ săn voi người Ý, tìm đường đi trực tiếp từ Sài Gòn lên cao nguyên Lâm Viên mà không phải đi qua bờ biển Trung Kỳ. Ngày 21/8/1898, ông khởi hành từ Biên Hòa, ngược sông Đồng Nai lên cao nguyên. Sau nửa tháng thực hiện chuyến khảo sát và kết thúc vào ngày 04/9/1898, ông thừa nhận rằng “hai con dốc sừng sững tại Đa Mi và Ba Lách rất có thể ngăn trở một tuyến hỏa xa chạy dọc theo hành trình ông đã đi qua. Trong tương lai, Sài Gòn sẽ kết nối với Đà Lạt bằng đường bộ theo lộ trình này, trong khi đường sắt (cùng với một đường bộ khác) sẽ chạy dọc bờ biển, trước khi lên Đà Lạt qua Phan Rang, theo lộ tuyến được đề nghị ban đầu bởi Thouard và Wolf” [10; 122–125].

Như vậy, kết quả khảo sát của các phái đoàn đã xác định rõ ràng rằng tuyến đường sắt dẫn lên cao nguyên Lâm Viên trong tương lai sẽ được nối dài từ vùng duyên hải Phan Rang. Những thông tin thu thập được từ các đoàn khảo sát đã trở thành cơ sở để hoàn thiện kế hoạch xây dựng đường sắt năm 1898 của Toàn quyền Paul Doumer.

Sau khi đã xác định được lộ trình cơ bản của tuyến đường, việc khảo sát vẫn còn được tiếp tục trong các năm 1901 – 1902 để có thể thu thập dữ liệu phục vụ thiết kế xây dựng tuyến đường sắt trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)