Đoạn đường Phan Rang – Xóm Gòn (189 8– 1914)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 37 - 39)

V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.2.1.1. Đoạn đường Phan Rang – Xóm Gòn (189 8– 1914)

Đoạn đường đầu tiên trên tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được ghi nhận là đoạn Phan Rang – Xóm Gòn dài hơn 38km.

Trong kế hoạch xây dựng đường sắt năm 1898 của Toàn quyền Paul Doumer, đoạn đường này đã được định hình là đoạn nhánh đi cao nguyên Lâm Viên nằm trên tuyến đường Sài Gòn – Khánh Hòa – Langbian, nhưng chưa xác định tên gọi. Với kinh phí 196 triệu francs đầu tiên được vay để xây dựng Hệ thống Đường sắt Đông Dương, tuyến Sài Gòn – Khánh Hòa – Langbian dự chi 80 triệu francs để xây dựng và một phần dành cho đoạn đường Phan Rang – Xóm Gòn này, nhưng chưa có con số cụ thể.

Việc xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên gần như đồng thời với việc thiết lập đường bộ, vì hai con đường này chạy song hành và đan xen nhau, việc giải tỏa mặt bằng để mở đường bộ cũng để phục vụ mở đường sắt.

Ngày 28/4/1899, sau chuyến đi khảo sát của mình lên cao nguyên Lâm Viên, Toàn quyền Paul Doumer đã giao cho đại úy Guynet nhiệm vụ làm một con đường mòn bằng đất đi từ cửa Nại, cách Phan Rang khoảng 7km, lên cao nguyên Lâm Viên. Trong năm đó, một con đường mòn bắt đầu được thiết lập đi từ Phan Rang qua Xóm Gòn, Dran để lên Đà Lạt [25; 118, 123]. Công việc san lấp mặt bằng ban đầu đã hoàn thành trong năm 1900 và đường mòn được tiếp tục nối dài tới Xóm Gòn [10; 138]. Đây chính là cơ sở đầu tiên cho việc thiết lập đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt về sau này.

Quá trình xây dựng đoạn đường sắt Phan Rang – Xóm Gòn như thế nào hiện nay có ít tài liệu ghi nhận, bên cạnh đó các tài liệu có phần mâu thuẫn, chênh lệch nhau về thời điểm, gây không ít khó khăn cho việc xác định thời gian.

Một số tài liệu cho rằng, năm 1903, khi con đường bộ từ Phan Rang đã mở gần tới Xóm Gòn, đoạn đường sắt Phan Rang – Xóm Gòn cũng bắt đầu được khởi công xây dựng, nhưng tiến độ thi công vô cùng chậm chạp và thường xuyên bị đình trệ. Nếu đây là thời điểm bắt đầu khởi công thì có thể chỉ mới được đặt nền ban đầu cho đoạn đường. Tại phiên họp Hội đồng Tối cao Đông Dương ngày 05/12/1905, Hội đồng đã thông qua Bản Kế hoạch xây dựng đường sắt Đông Dương năm 1906. Bản kế hoạch này có nhắc tới đoạn Phan Rang – Xóm Gòn dài hơn 38km là một đoạn đường nhánh trên tuyến Sài Gòn – Khánh Hòa – Langbian, xác định thời điểm khởi công là ngày 29/8/1905 và kinh phí xây dựng là 4.150.000 francs(12). Bản kế hoạch đã cho thấy, công tác thi công tuyến đường đã được triển khai tiếp tục trong các năm 1905, 1906, nhưng liên tục gián đoạn, phải tới năm 1908 mới tiếp tục những công việc xây dựng cơ sở hạ tầng của đoạn đầu tiên và lại ngưng thi công vào năm 1910 do thiếu kinh phí. Việc ngưng trệ thi công liên tục do sự thiếu nhất quán từ đầu trong việc quy hoạch đường sắt. Ngày 20/6/1912, đoạn đường sắt này được quy hoạch xây dựng lại và xác định thêm kinh phí là 77.000 francs(13). Năm 1913, tuyến đường được tiếp tục xây dựng và

(12)Plan de Campagne pour la Construction des Chemins de fer en 1906, p.3, Hồ sơ RSA.3286, TTLTQG4.

(13) Aménagement de la plateforme du chemins de fer de l’embranchement de Phanrang – Xomgon, en route empierrèe, Rapport de l’Ingenieur, No 339, 20 Juin 1912, Hồ sơ RSA.3325, TTLTQG4.

hoàn thành vào năm 1914. Trong Báo cáo của Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương về khai thác và hoạt động của mạng lười đường sắt cho tới năm 1916 đã xác nhận thời điểm hoàn thành xây dựng tuyến đường như sau: “Toàn tuyến đường Sài Gòn – Khánh Hòa (426 km) đã được khai thác từ ngày 06/10/1913; Thêm vào đó, đoạn nhánh Phan Rang – Xóm Gòn (39 km) được khai thác từ ngày 01/7/1914”(14). Như vậy, sau nhiều năm xây dựng, đoạn đường sắt đầu tiên Phan Rang – Xóm Gòn dài hơn 38km đã hoàn thành và chính thức được đưa vào khai thác.

Có thể tên gọi ban đầu của ga Tháp Chàm là ga Phan Rang và hai tên này sử dụng gần như song hành nhau trong lịch sử.

Từ ga Tháp Chàm (Km0) – nhà ga lớn trên trục đường sắt xuyên Đông Dương, đoạn đường sắt này đi theo hướng tây bắc, vòng qua đồi tháp Poklong Garai, sau đó đi sâu vào trong vùng đồng bằng về phía dãy Trường Sơn, qua các ga trạm nhỏ ven đường: Lương Nhơn (Km06+198,30), Đồng Mé (Km13+887,70), Tân Mỹ (Km21+418,60), Quảng Sơn (Km29+550,00) và Xóm Gòn (Km38+040,00). Trên đường tới ga Tân Mỹ có một cây cầu thép 8 nhịp, được xây dựng trên những mố đỡ bê tông để đường sắt vượt qua sông Phan Rang. Đây là công trình vô cùng tốn kém vì sông Phan Rang là một dòng sông lớn và hay có lũ bất thường” [27; 254].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)