Phong trào đấu tranh của công nhân xây dựng đường hầm Cầu Đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 54 - 55)

V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.4.1.3. Phong trào đấu tranh của công nhân xây dựng đường hầm Cầu Đất

dưới sự lãnh đạo của Đảng năm 1930

Tháng 4/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập chi bộ ở Đà Lạt. Để tập hợp quần chúng nhân dân, chi bộ tổ chức các công hội đỏ trong công nhân nhiều ngành, có cả công nhân đường sắt.

Đường hầm Cầu Đất (hầm số 3) là một công trình lớn nhưng việc thi công rất chậm vì công việc nặng nhọc, khí hậu khắc nghiệt và chỉ làm bằng thủ công, thiếu phương tiện lao động, lại bị bọn chủ thầu, cai thầu, đốc công bóc lột công nhân thậm tệ bằng các hình thức cúp phạt, quỵt lương, trả lương không đúng kỳ. Điều kiện sinh sống vô cùng khó khăn nên hàng trăm công nhân bị chết vì tai nạn lao động, bệnh tật.

Ngày 04/5/1930, khi đang thi công, đường hầm bị sập làm nhiều người chết và bị thương, chủ thầu lại bắt công nhân bới đất tìm xác và chống đỡ chỗ bị sập trong khi đang đói vì thiếu ăn. Không chịu được sự đối xử tàn nhẫn của chủ, toàn thể công nhân

(27)Công văn số 1606 của Công sứ Phan Rang, 14/12/1922, p.3, Hồ sơ RSA.3305, TTLTQG4.

trên công trường bãi công đòi cai thầu trả 3 tháng lương còn thiếu. Cai thầu hoảng sợ chạy trốn, công nhân tịch thu tài sản chia cho những người gặp khó khăn. Sau đó, công nhân chặn xe chủ hãng Aviat đòi trả lương thay cho tên cai thầu. Trước tinh thần đoàn kết và đấu tranh quyết liệt của công nhân, chủ hãng phải trả cho công nhân một nửa số lương mà cai thầu còn thiếu và cuộc bãi công đã giành được thắng lợi [23; 18–19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)