Phong trào đấu tranh của phu làm đường trên đoạn đường Krongpha –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 53 - 54)

V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.4.1.2. Phong trào đấu tranh của phu làm đường trên đoạn đường Krongpha –

– Eo Gió năm 1922

Để xây dựng để xây dựng khoảng 10km đường sắt này từ Krongpha lên Eo Gió, đã có khoảng 1.500 dân phu được tuyển mộ ở Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi và Thừa Thiên(27). Tuy nhiên, để huy động lực lượng lớn phu làm đường như vậy đối với người Pháp không hề dễ dàng vì vùng núi này lúc bấy giờ còn là nơi lam sơn chướng khí, dân miền xuôi không ai chịu lên đó làm phu. Chính quyền thực dân Pháp đã phải giao cho quan lại và tổng lý cung cấp nhân công và những người thuộc hạng không có thẻ thuế thân hoặc căn cước đều bị bắt đi phu [26; 281]. Để mô tả lại cái cảnh bắt phu và đục đá làm đường nguy hiểm, một số phu làm đường đã sáng tác ra bài vè sau đây:

“… Kể từ làm sở Sông Pha, Làm hai cây số đục qua miệng hầm. Bạc vàng không biết mấy vạn mấy trăm,

Nhơn dân hao phí ăn nằm tuyết sương. Kẻ thời sụp đất người lại nghiến xương. Kẻ thì bị hột nổ (mìn phá đá) tan xương bể đầu.

Nói ra kẻ thảm người sầu, Bất đắc kỳ tử dễ thác âu linh hồn.

Người nào không giấy bổn thôn,

(27) Công văn số 231-P của Công ty Xây dựng Á Châu gửi Công sứ Phan Rang, 05 Mai 1923, p.1, Hồ sơ số RSA.3305, TTLTQG4.

Không hình căn cước bắt dồn lên quan.

Làm sao cho khỏi mang mền (bị sốt rét rừng hành phải mang mền), Làm sao ba bữa nữa trốn lên hòn Bồ.

Cây khô thì lá cũng khô,

Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo” [26; 282–283].

Từ chỗ công việc xây dựng rất gian khổ, dẫn đến tình trạng phu làm đường bỏ trốn, nổi loạn. Ghi nhận về những vụ bỏ trốn của phu làm đường trên đoạn đường này lại không nhiều. Trong Công văn số 1606, ngày 14/11/1922 của Công sứ Phan Rang cho biết: “… đã có hơn 200 phu làm đường người Việt bỏ trốn khỏi công trường. Ngoài ra còn có sự đình công của một đội 80 công nhân người Hoa từ chối rời khỏi nhà ga Tháp Chàm vào ban đêm và trở thành mối đe dọa an ninh đến mức phải có sự can thiệp của lực lượng quân sự địa phương…”(27).

Năm 1922, Công sứ Phan Rang đã đề xuất với Khâm sứ Trung Kỳ về biện pháp mới để đảm bảo an ninh như sau:

1. Xây dựng hai trạm y tế, một ở Tháp Chàm và một ở Eo Gió. 2. Thiết lập ở Krongpha một lực lượng cảnh sát công trường…”(28).

Như vậy, phong trào đấu tranh của công nhân đường sắt thời kỳ này đã có bước phát triển hơn và đã thật sự trở thành mối lo ngại cho chính quyền thực dân Pháp, buộc họ phải có biện pháp đảm bảo an ninh để thi công công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)