Phong trào công nhân đường sắt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 55 - 56)

V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.4.2. Phong trào công nhân đường sắt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Sau khi toàn tuyến đường đã được hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác năm 1932, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào công nhân đường sắt trên tuyến đường Tháp Chàm – Đà Lạt vẫn diễn ra để đấu tranh đòi quyền lợi như: tăng lương, giảm giờ làm, chống đuổi công nhân vô cớ. Có 2 phong trào được ghi nhận như sau:

Ngày 14/7/1937, hưởng ứng cuộc đình công của ngành hỏa xa, công nhân đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt đã tiến hành đình công, làm cho tất cả các chuyến tàu Tháp Chàm – Đà Lạt ngưng hoạt động suốt 3 tuần. Họ đã đưa yêu sách cho chính quyền thuộc địa ở Lâm Viên – Đồng Nai Thượng như sau:

- Trả lại tiền lương bị giảm từ năm 1933 đến năm 1935 và tăng lương 15% - Thi hành luật lệ xã hội

- Đau ốm nằm viện được trả lương

- Bỏ lệ hai năm khám lại sức khỏe một lần - Bỏ lệ cúp, phạt tiền lương

- Bảo hiểm, bồi thường tai nạn lao động - Cho lập nghiệp đoàn hỏa xa [4; 35–36].

Một phong trào khác của công nhân đường sắt đã diễn ra tại Cầu Đất vào ngày 03/9/1938, phối hợp với những công nhân của Sở trà Cầu Đất và các xưởng cưa, hơn 1.900 người đã đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm và chống đuổi công nhân vô cớ. Phong trào này hưởng ứng từ cuộc đấu tranh vào sáng ngày 27/6/1938 của hơn 200 công nhân xây dựng của hãng SIDEC đình công đưa yêu sách: tăng lương 30%, ngày làm 8 giờ, không được đuổi thợ vô cớ và thả 3 công nhân bị bắt trước đó [4; 38–39].

Khi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra, công nhân đường sắt trên toàn tuyến cũng đã tham gia tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tại các địa phương có đường sắt đi qua, chính quyền cách mạng và nhân dân đã giành quyền kiểm soát tại các nhà ga dọc tuyến đường, góp phần vào thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Đà Lạt, Đồng Nai Thượng và Ninh Thuận. Trong những ngày sôi sục khí thế cách mạng đó, tuyến đường sắt gần như bị đình trệ hoạt động, không phục vụ cho Pháp, Nhật nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)