Đoạn đường Xóm Gòn – Krongpha (191 9– 1922)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 39 - 41)

V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.2.1.2. Đoạn đường Xóm Gòn – Krongpha (191 9– 1922)

Đoạn đường tiếp theo được nối thêm từ ga Xóm Gòn tới ga Krongpha ở chân đèo Ngoạn Mục, chiều dài khoảng hơn 2km. Đây là bước chuẩn bị để tiếp tục nối dài đường sắt về sau lên cao nguyên Lâm Viên.

* Về thời gian xây dựng đoạn đường:

Việc xây dựng đoạn đường ngắn này cho tới này cũng rất ít tài liệu đề cập và hầu như được ghi nhận là hoàn thành vào năm 1917.

Trong tác phẩm Đà Lạt năm xưa: “Năm 1917, đường sắt Tháp Chàm – Xóm Gòn được nối tới tận Krong-pha dưới chân dãy Trường Sơn…” [25; 153]. Trong Địa chí Đà Lạt: “Tuyến đường sắt được kéo dài đến Sông Pha (Km 40+591,70) vào năm 1917…” [27; 254]. Trong Monographie de Dalat (Địa chí Đà Lạt của Tòa thị chính Đà Lạt năm 1953): “…đường sắt bắt đầu được khai thác… năm 1917: từ Tháp Chàm đến Krongpha” [24; 33].

Tuy nhiên, tôi cho rằng mốc thời gian hoàn thành 2km đoạn đường Xóm Gòn – Krongpha vào năm 1917 là không chính xác.

Dựa theo ghi chép trong tác phẩm Lâm Viên hành trình nhật ký của Đoàn Đình Duyệt [25; 216–228], thời điểm ông thực hiện chuyến hành trình trên đoạn đường này từ ngày 08/7 tới ngày 27/7/1917, chỉ nhắc tới điểm cuối cùng của đường sắt là tới Xóm

(14)Rapport de l’inspecteur général des Travaux publics sur l’exploitation du réseau ferré Indochinois jusqu’a 1916, p.3, Hồ sơ RSA.3265, TTLTQG4.

Gòn và không nhắc tới việc tiếp tục thi công nối dài đường sắt tới Krongpha hay những thông tin chủ trương xây dựng thêm phần đường mới. Vì đây là bản tấu trình lên vua Khải Định nên việc ghi chép cẩn thận dọc đường đi của ông rất chi tiết, có cả một số công trình đang xây dựng. Việc thiếu sót một công trình đường sắt đang nối dài – vốn là một loại hình giao thông vận tải hiện đại và mới mẻ trong mắt người Việt lúc bấy giờ – là không thể xảy ra.

Trong loạt bài viết về Đường sắt xuyên Đông Dương (Le Chemin de fer Transindochinois) của báo L’éveil économique de l’Indochine năm 1918, đoạn đường sắt này được đề cập tới ở số 50 (26/5/1918)(15) và số 58 (21/7/1918)(16), cũng chỉ nhắc tới điểm cuối là ga Xóm Gòn và không có chi tiết nhắc thêm về thi công hay có quyết định gì về việc nối dài đoạn đường này. Đây là loạt bài viết giới thiệu về trục đường sắt xuyên Đông Dương cho tới năm 1918 trên một tờ báo của chính phủ Đông Dương nên thông tin về các phần đường sắt có độ tin cậy cao.

Từ những dẫn chứng trên, tôi cho rằng, việc nối dài đường sắt từ Xóm Gòn tới Krongpha không thể diễn ra trong năm 1917 hay 1918 mà là các năm sau đó, làm cơ sở cho việc tiếp tục nối tiếp đường sắt lên cao nguyên năm 1922. Như vậy, chiều dài 2km đường sắt Xóm Gòn – Krongpha này được xây dựng nối dài thêm chỉ có thể trong khoảng các năm 1919 – 1922.

Tuy nhiên, do khó khăn về tư liệu nên hiện tại tôi vẫn chưa thể tìm ra được thời điểm chính xác của việc xây dựng nối dài thêm 2km đoạn đường sắt này.

* Về nhà ga Xóm Gòn:

Về sau, khi tuyến đường sắt đã được tiếp tục xây dựng nối dài vượt đèo Ngoạn Mục lên cao nguyên Lâm Viên thì nhà ga Xóm Gòn không còn được nhắc tới nữa, mà thay vào đó chỉ thấy nhắc tới nhà ga mới ở chân đèo là ga Krongpha. Vấn đề này vẫn chưa tìm thấy được lời giải thích nào, nhưng dựa theo thông số về khoảng cách, tôi đã có thể bước đầu tìm ra câu trả lời cho nó.

Ga Xóm Gòn (Km38+040,00) và ga Krongpha (Km40+591,70) chỉ cách nhau khoảng 2km. Trong một khoảng cách ngắn như vậy thì không đủ để có thể thiết lập được một nhà ga, vì mỗi nhà ga cách nhau ít nhất cũng khoảng hơn 4km.

Mặt khác, nhà ga Xóm Gòn cũ được xác định vị trí nằm ở khu vực phía Nam con suối Krongpha (một nhánh đổ ra sông Phan Rang). Con suối này không lớn, nhưng ngày xưa người Việt hầu như không dám vượt qua vì bên kia con suối là chốn “rừng thiêng nước độc”, là mối đe dọa về thú dữ và nhất căn bệnh sốt rét rừng, nên thời điểm đó vẫn

(15) H. Cucherousset, “Le chemin de fer transindochinois: L’achévement de la grande ligne”, L’éveil économique de l’Indochine, No.50, 26 Mai 1918, p.1.

(16) H. Cucherousset, “Le chemin de fer transindochine: Embranchements à créer – Partie Sud (suite et fin)”,

còn rất hoang sơ [25; 52], các đoàn phu làm đường người Việt và người dân tộc thiểu số vẫn đang trong tiến trình mở đường trên khu vực này. Có thể sau khi cây cầu sắt Krongpha xây dựng hoàn thành và đã khai thông thêm hơn 2km đoạn đường sắt từ Xóm Gòn tới Krongpha thì nhà ga Xóm Gòn cũ không còn hoạt động nữa, nó có thể đã bị tháo dỡ hoặc được sử dụng cho mục đích khác.

Như vậy, nhà ga Xóm Gòn cũ chính là điểm tập kết đầu tiên cho việc nối tiếp chiều dài tuyến đường sắt, nó đã nhường lại vai trò điểm tập kết mới để tiếp tục nối dài con đường lên Đà Lạt về sau cho ga Krongpha sau khi được xây dựng hoàn thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)