Đóng góp về mặt giao thông vận tải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 56)

V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.5.1. Đóng góp về mặt giao thông vận tải

Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt được xây dựng với mục đích chính là phục vụ vận chuyển người và hàng hóa từ miền xuôi lên để xây dựng và phát triển Đà Lạt. Việc hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến đường này đã có thể giải quyết được nhu cầu giao thông đối ngoại cho Đà Lạt, kết nối Đà Lạt với các vùng miền bằng đường sắt, giải quyết nhanh chóng nhu cầu đi lại giữa Đà Lạt và các nơi.

Đường sắt là loại hình phương tiện giao thông vận tải hiệu quả, giá rẻ, có sức chuyên chở hành khách và hàng hóa rất lớn. Lịch sử Đà Lạt trong thời kỳ xây dựng để dần tiến tới trở thành thủ phủ của Đông Dương không thể tách rời với vai trò vận tải của tuyến đường sắt này. Rất nhiều cư dân mới xây dựng Đà Lạt, rất nhiều du khách tới nghỉ dưỡng du lịch tại Đà Lạt được chuyên chở lên cao nguyên bằng đường sắt. Rất nhiều khối lượng vật liệu xây dựng cũng được vận chuyển lên Đà Lạt bằng đường sắt. Và phần lớn các mặt hàng sản xuất ở Đà Lạt tiêu thụ ở miền xuôi, hay hàng hóa ở miền xuôi tiêu thụ tại Đà Lạt cũng được chở đi trên tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt.

Ngoài ra, Tuyến Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt còn là một nét đặc trưng riêng trong hệ thống giao thông vận tải ở Tây Nguyên, bởi lẽ đây là tuyến đường sắt duy nhất dẫn lên Tây Nguyên, những con đường khác dẫn lên Tây Nguyên chỉ có đường bộ. Nhiều tuyến đường sắt dẫn lên Tây Nguyên đã từng được đề xuất nhưng chỉ có mỗi tuyến đường Tháp Chàm – Đà Lạt này là thực hiện được và đã hoàn thành xây dựng, góp phần rất lớn vào việc đa dạng hóa loại hình giao thông vận tải ở vùng núi cao Trường Sơn này.

Mặc dù tuyến đường được hoạch định chính chủ yếu phục vụ phát triển Đà Lạt, nhưng đối với vùng đất Ninh Thuận mà nó đi qua cũng đã đóng góp cho sự phát triển nhất định về giao thông vận tải. Bên cạnh đường bộ, đường sắt đi qua những vùng đất từ Phan Rang lên đèo Ngoạn Mục cũng là một sự lựa chọn của loại hình giao thông hiệu quả, góp phần không nhỏ đối với nhu cầu vận chuyển người và hàng hóa trên địa phận Ninh Thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)