V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
3.4.1.1. Phu làm đường trên đoạn Phan Rang – Xóm Gòn bỏ trốn
Để tiến hành xây dựng đoạn đường Phan Rang – Xóm Gòn, người Pháp đã đặc biệt chú ý sử dụng lao động người dân tộc thiểu số bản địa. Ngay từ năm 1898, Oddéra đã gợi ý rằng người Mạ ở miền Thượng có thể cung cấp ít nhất 2.000 lao động để thi công đoạn đường này. Năm 1899, đại tá Blim đã nói rõ hơn về ý tưởng này, ông cho rằng người Mạ “rất rắn chắc, thường khỏe mạnh và là một thợ rừng và phu khuân vác xuất sắc” [10; 128–129].
Việc xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên này “thật sự là những trái đắng của các loại lao động cưỡng bức, ép buộc, trưng dụng, trả lương và lao động khổ sai” [10; 128]. Trong một bản báo cáo của Công sứ tỉnh Đồng Nai Thượng vào tháng 7/1900 cho biết: “… từ Tánh Linh lên tới Langbian… gần như mọi ngôi làng đều bị trưng dụng cưỡng bức. Số dân phu bị trưng dụng đến nay đã vượt quá 13.000 và tôi ước tính có khoảng 6.000 đến 7.000 culi được huy động hàng ngày trên những địa điểm khác nhau. Đó là những người cần thiết cho khu an dưỡng Langbian, cho những cuộc nghiên cứu về tuyến hỏa xa tương lai và việc thiết lập đường điện báo” [10; 129–130].
Năm 1908, theo một nguồn tin thuộc địa, ước tính có khoảng 20.000 phu làm đường bản địa đã bỏ mạng trên công trường xây dựng này [10; 128]. Qua lịch sử truyền khẩu, nhà nhân loại học Gerald Hickey đã khôi phục một vài tiếng nói của những công nhân người Thượng, ông đã thuật lại bài hát sau của người Chu Ru – một dân tộc sống ở khu vực giữa Phan Rang và Đà Lạt như sau:
“Tôi khóc dưới gánh nặng oằn vai Tôi tháo khăn đội đầu lau nước mắt
Sau khi tôi vượt qua ba trạm Tim tôi toát mồ hôi
Bên cạnh đó, mặc dù trông cậy nhiều vào sức lao động của những người Thượng, nhưng phần lớn công nhân xây dựng đường bộ và đường sắt lên cao nguyên Lâm Viên là người Việt. Năm 1898, Garnier đã viết cho Toàn quyền Doumer thông báo cho ông về kế hoạch đưa một số gia đình nghèo túng từ những vùng đông dân hơn của Trung Kỳ lên. Những công nhân này sẽ “tạo điều kiện xây dựng con đường từ Phan Rang đến chân cao nguyên” [10; 135].
Việc xây dựng đoạn đường đầu tiên vô cùng chậm chạp cùng một phần vì những phu làm đường liên tục bỏ trốn khỏi công trường, khiến thầu Pháp liên tục thiếu hụt nhân lực, dẫn tới việc thi công thường xuyên bị đình trệ. Để giải quyết tình trạng này, việc mộ phu, bắt phu trong các buôn làng cao nguyên diễn ra thường xuyên, nhưng không phải dễ dàng. Kinh phí xây dựng đoạn đường cũng từ đây bị chia sẻ cho việc mộ phu dẫn tới tình trạng đội vốn, thiếu hụt kinh phí, làm đình trệ công trình. Tuy nhiên, những ghi nhận chính xác về những cuộc đấu tranh của phu làm đường người Việt và người dân tộc thiểu số cao nguyên trong thời kỳ này vẫn chưa tìm thấy.