Phong trào đấu tranh của công nhân xây dựng đường sắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 51 - 52)

V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.4.1. Phong trào đấu tranh của công nhân xây dựng đường sắt

Mặc dù tuyến đường sắt này là một công trình vĩ đại, nhưng “để có những con tàu phục vụ cho lợi ích của chính quyền thực dân cũng như bọn tư sản Pháp thì biết bao xương máu của nhân dân ta đã đổ xuống” [29; 114]. Trong suốt 34 năm thi công xây dựng toàn tuyến đường, với điều kiện lao động khó khăn, cùng sự bóc lột của người Pháp, đã có hàng ngàn phu làm đường bỏ mạng, xương máu của họ đã nhuộm đỏ dọc theo chiều tuyến đường sắt này, số người bị bắt đi phu thì nhiều nhưng số người được trở về thì lại không nhiều.

Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có đoạn mô tả tình cảnh đi phu của công nhân xây dựng đường lên cao nguyên Lâm Viên:

Trưng tập đi phu thì quả là một sự phát lưu trá hình vụng về... Số người được trở về rất ít. Vả lại, người ta có làm gì để giúp cho người dân phu trở về quê quán đâu! Trên đường đi lên cao nguyên Lang Biên (Lâm Viên), đi lên rừng xanh núi đỏ, nơi mà thần chết đang đợi chờ, từng đoàn người dân đi tạp dịch hoặc đi phu trưng tập, lương thực thiếu thốn, có ngày không có lấy một hột cơm vào bụng, họ đã bỏ trốn từng đoàn, hoặc nổi dậy chống lại, và mỗi khi như thế là bị bọn lính áp giải đàn áp ghê rợn, xác họ rải khắp dọc đường” [19; 109–110].

(26) Nguyễn Hữu Tranh dẫn lại: F, Lefèvre, “Le chemin de fer du Langbian”, L’Asie Nouvelle Illustrée, Saigon, 1937, No.56.

Tình cảnh của phu làm đường còn được minh họa qua bài thơ Trúc lộ phu (Phu làm đường) trong tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Dãi gió, dầm mưa chẳng nghỉ ngơi, Phu đường vất vả lắm ai ơi! Ngựa xe, hành khách thường qua lại,

Biết cảm ơn anh được mấy người?”.

Chính vì hoàn cảnh cơ cực, bị bóc lột nặng nề, phu làm đường đã không ngừng đấu tranh chống lại giới chủ Pháp, giành lại quyền lợi cho mình. Những tư liệu ghi nhận về phong trào đấu tranh của công nhân làm đường trên tuyến đường này không nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử tuyến đường sắt răng cưa tháp chàm đà lạt (1898 1945) (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)