quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kết quả đạt đƣợc tính đến ngày 17/8/2017: Thành phố đã cấp cho trên 1,5 triệu thửa đất, căn hộ. Trong đó, 100% các trƣờng hợp sử dụng đất đủ điều kiện và kê khai đăng ký đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận, đạt 90% hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong các khu dân cƣ; đối với Dự án phát triển nhà ở (nhà ở Thƣơng mại, nhà ở tái định cƣ, nhà ở xã hội) đã cấp đƣợc 138.887/178.278 căn, đạt 77,9%; cấp đƣợc 12.481 thửa đất do các tổ chức sử dụng, đạt 64,9%; cấp đƣợc 358 thửa đất do các cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng sử dụng.
Ngày 17/5/2016, Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Chỉ thị 11/CT-UBND về các nhiệm vụ và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân; trong đó nêu cụ thể nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã phải thực hiện để hƣớng dẫn đôn đốc, hƣớng dẫn, rà soát lập hồ sơ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng điều chỉnh, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố đƣợc Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội với tinh thần cải cách, tinh giảm thủ tục hành chính.
UBND Thành phố đã ban hành Quyết định 2102/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc để lập hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các thửa đất còn tồn đọng trên địa bàn Thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (cơ quan thƣờng trực) đã thành lập Tổ giúp việc với thành phần gồm các cán bộ, chuyên viên của Sở : Tài nguyên và Môi trƣờng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng, Quy hoạch -
Kiến trúc; Cục Thuế Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Thanh tra Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố triển khai làm việc với 30/30 quận, huyện, thị xã để tổng hợp, phân lại các trƣờng hợp còn tồn đọng vƣớng mắc, kết quả tổng hợp đến ngày 30/7/2016 trên địa bàn Thành phố còn hơn 146.189 thửa đất, gồm: các thửa đất chƣa kê khai đăng ký cấp Giấy và các thửa đất còn tồn đọng, khó khăn, vƣớng mắc nhƣ: tranh chấp khiếu kiện, nằm trong quy hoạch, trong kết luận thanh tra…). Trên cơ sở rà soát, phân loại các khó khăn vƣớng mắc, Tổ công tác liên ngành đã thống nhất để đề xuất UBND Thành phố tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận cho các trƣờng hợp sử dụng đất có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, do các nguyên nhân: lấn, chiếm; cấp trái thẩm quyền; chuyển mục đích sai quy định; tranh chấp, khiếu kiện; do không phù hợp với quy hoạch…
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 11/CT-UBND của Thành phố, đã tham mƣu UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội với tinh thần cải cách, tinh giảm thủ tục hành chính; kịp thời đề xuất, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết khó khăn, vƣớng mắc trong việc cấp Giấy chứng nhận; chủ trì cùng các thành viên Tổ công tác liên ngành làm việc với quận, huyện, thị xã để tổng hợp, phân lại các trƣờng hợp còn tồn đọng vƣớng mắc để trực tiếp hƣớng dẫn, tháo gỡ hoặc đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo; xây dựng quy chế liên thông giữa Cục Thuế Hà Nội, Kho bạc Nhà nƣớc và cơ quan đăng ký đất đai đối với việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của ngƣời sử dụng đất trong quá trình giải quyết thủ tục đất đai; thực hiện nhiều giải pháp khác trong việc cải cách thủ tục hành chính.
Các quận, huyện, thị xã đã xây dựng Kế hoạch thực hiện theo chỉ đạo tại Chỉ thị 11/CT-UBND, đã thành thành lập Ban chỉ đạo, các Tổ công tác để rà soát, tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc, đôn đốc thực hiện các nội dung của Chỉ thị 11/CT-UBND; đã tổng hợp rà soát, phân loại cụ thể các trƣờng hợp còn tồn đọng khó khăn, vƣớng mắc đến từng phƣờng, phƣờng; Giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nông nghiệp năm 2016 cho các phƣờng; Chấn chỉnh ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân khi thực thi nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện kê khai, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai.
Giải pháp thực hiện trong thời gian tới:
- Yêu cầu các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp GCNQSD đất cho các loại đất cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng, đất văn hóa, di tích để đảm bảo cơ bản hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận.
- Các trƣờng hợp sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm quy định của pháp luật về đất đai, sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt, thuộc các trƣờng hợp đã đƣợc tháo gỡ, giải quyết tại Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND Thành phố và các văn bản hƣớng dẫn của các sở, ngành Thành phố: Đề nghị UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp với UBND các phƣờng xác định số lƣợng cụ thể tại từng địa phƣơng, thông báo đến các hộ dân và hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc giải quyết dứt điểm trong năm 2018.
- Đối với các trƣờng hợp tồn đọng vƣớng mắc khác trong thời gian tới, UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết khó khăn, vƣớng mắc đối để thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho các trƣờng hợp sau:
+ Các trƣờng hợp vi phạm pháp luật đất đai đã bị Tòa án nhân dân có quyết định xử lý hoặc có kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan công an, Thanh tra và UBND các cấp có Văn bản về việc xử lý quyền sử dụng đất, nhƣng đến nay chƣa thực hiện đƣợc:
Đối với các trƣờng hợp bị yêu cầu thu hồi đất theo Kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân (Kháng nghị số 712/KSTC-KSTTPL ngày 15/5/1995, số 01/VKS ngày 14/01/2002 về khắc phục xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội); các trƣờng hợp cơ quan Thanh tra, cơ quan Công an kiến nghị thu hồi đất; các trƣờng hợp có quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai
của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, nhƣng chƣa thực hiện quyết định, kháng nghị, kiến nghị, các hộ gia đình vẫn đang sử dụng phù hợp với quy hoạch thì xét cấp Giấy chứng nhận và thu nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Đối với các trƣờng hợp có Bản án của Toà án nhân dân tuyên thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai trƣớc ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, nhƣng đến nay chƣa thi hành án, hộ gia đình, cá nhân đó vẫn đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, khiếu kiện thì UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự cấp quận, UBND các phƣờng rà soát cụ thể từng trƣờng hợp để làm việc với Tòa án nhân dân cấp cao theo hƣớng: đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với nội dung thu hồi đất, giao UBND Thành phố, UBND cấp huyện xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đất đai. Trƣờng hợp sử dụng đất phù hợp quy hoạch thì đƣợc xét cấp Giấy chứng nhận và thu nghĩa vụ tài chính theo quy định.
+ Vƣớng mắc do không phù hợp với quy hoạch
UBND cấp huyện chỉ đạo rà soát đến từng thửa đất, đối chiếu với quy hoạch đƣợc duyệt. Trƣờng hợp không phù hợp với quy hoạch thì thông báo đến từng hộ gia đình, cá nhân và yêu cầu thực hiện đăng ký đất đai để quản lý theo quy định.
Trƣờng hợp đất đã sử dụng trƣớc thời điểm quy hoạch đƣợc phê duyệt và không vi phạm pháp luật đất đai:
Trƣờng hợp tại thời điểm xét, cấp Giấy chứng nhận, việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã đƣợc phê duyệt và cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền chƣa có thông báo thu hồi đất; đối với trƣờng hợp sử dụng đất trƣớc 15/10/1993 thì ngƣời sử dụng đất đƣợc cấp Giấy chứng nhận theo quy định, trong đó có ghi hạn chế về quyền sử dụng đất vào mục ghi chú trên Giấy chứng nhận;
Trƣờng hợp tại thời điểm xét, cấp Giấy chứng nhận việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã đƣợc phê duyệt và đã có thông báo thu hồi đất thì ngƣời sử dụng đất không đƣợc cấp Giấy chứng nhận, nhƣng đƣợc sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi đất, nhƣng phải thực hiện đăng ký đất đai theo quy định;
Trƣờng hợp quy hoạch đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh hoặc có quy hoạch tỷ lệ lớn hơn quy hoạch đƣợc phê duyệt mà toàn bộ hoặc một phần thửa đất phù hợp với quy hoạch điều chỉnh đó hoặc phù hợp với quy hoạch tỷ lệ lớn hơn hoặc trƣờng hợp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định huỷ quy hoạch thì ngƣời sử dụng đất đƣợc xét, cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã đƣợc công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chƣa có quyết định thu hồi đất hoặc chƣa đƣợc phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận cho ngƣời đang sử dụng đất.
Trƣờng hợp đất sử dụng sau thời điểm quy hoạch đƣợc phê duyệt:
Trƣờng hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã đƣợc phê duyệt thì ngƣời sử dụng đất không đƣợc cấp Giấy chứng nhận, nhƣng đƣợc sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi, nhƣng phải thực hiện đăng ký đất đai theo quy định;
Trƣờng hợp đất (trừ trƣờng hợp phải di dời mà đã có quyết định di dời hoặc quyết định thu hồi đất) nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng (hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thống cấp nƣớc, hệ thống thoát nƣớc, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc,….) hành lang phân lũ đã đƣợc công bố, cắm mốc, và ngƣời sử dụng đất không có hành vi lấn, chiếm đất, ngƣời đang sử dụng đất có nguồn gốc, giấy tờ hợp lệ, hợp pháp đƣợc pháp luật thừa nhận; đã sử dụng trƣớc thời điểm công bố, cắm mốc thì đƣợc xét duyệt cấp Giấy chứng nhận theo đúng mục đích đã đƣợc xác định và ghi chú: không đƣợc xây dựng công trình gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình công cộng, hành lang phân lũ đã đƣợc công bố, cắm mốc, trƣờng hợp phải di dời để đảm bảo an toàn hành lang công trình công cộng, hành lang thoát lũ thì bải bàn giao lại và đƣợc bồi thƣờng theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Vƣớng mắc về nghĩa vụ tài chính:
Vƣớng mắc do còn nợ nghĩa vụ tài chính với Nhà nƣớc:
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thông báo cho ngƣời dân thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trƣờng hợp hết thời hạn nêu trong thông báo mà ngƣời dân chƣa thực hiện nộp nghĩa vụ tài chính, thì cho phép ghi nợ trên Giấy chứng nhận (thời hạn trả nợ dần trong thời gian tối đa là 05 năm kể từ ngày có Quyết định cấp Giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền) và thông báo cho ngƣời dân đến nhận Giấy chứng nhận. Khi thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất thì phải nộp đủ số tiền sử dụng đất đã ghi nợ.
Đồng thời yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND phƣờng, phƣờng thông báo đến tứng hộ gia đình, cá nhân về chính sách pháp luật đối với việc thực hiện nghĩa vụ tài chính; Trƣờng hợp sau 05 năm của thời hạn ghi nợ nếu hộ gia đình, cá nhân mới thực hiện nghĩa vụ tài chính thì vẫn cho phép áp dụng thu tiền sử dụng đất theo giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận và tính tiền chậm nộp kể từ ngày quá hạn thời hạn trả nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế.
+ Giải quyết vƣớng mắc do cấp không đúng thẩm quyền:
Tại Điều 8, Thông tƣ số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính, quy định Giấy tờ chứng minh về việc nộp tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất có nguồn gốc đƣợc giao không đúng thẩm quyền trƣớc ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành): Đây là trƣờng hợp vƣớng mắc của rất nhiều quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tuy nhiên đa số các hộ gia đình, cá nhân đều không có các chứng từ theo quy định.
Yêu cầu UBND các quận, huyện có trách nhiệm rà soát, thống kê, báo cáo cụ thể các trƣờng hợp còn vƣớng mắc để làm cơ sở thống kê, báo cáo, làm cơ sở tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính thống nhất thực hiện theo hƣớng: Đối với trƣờng hợp không còn giấy tờ chứng minh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp cho cơ quan, tổ chức hoặc có phiếu thu nhƣng không theo quy định thì cho phép thực hiện lấy ý kiến cộng đồng dân cƣ và UBND cấp xã xác nhận ngƣời sử dụng đất đã nộp
tiền để đƣợc sử dụng đất hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức đã thu tiền hoặc cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
+ Vƣớng mắc do chia, tách thửa đất không phù hợp với quy định: khi xác định hạn mức thửa đất có nguồn gốc cha ông để lại nhƣng không có giấy tờ hiện đã chia tách cho các con ăn, ở ổn định, không tranh chấp khiếu kiện từ trƣớc ngày 15/10/1993, thì xem xét công nhận hạn mức đất ở cho các thửa đất theo hiện trạng.
+ Giải quyết vƣớng mắc do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất: Chỉ tiến hành thanh tra, xử lý đối với các trƣờng hợp đã vi phạm từ ngày 01/7/2004 đến trƣớc ngày 01/7/2014 là đất nông nghiệp đƣợc giao nằm xen kẹt trong khu dân cƣ để làm căn cứ xem xét cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với các trƣờng hợp đã vi phạm trên đất vƣờn, ao liền kề với đất ở; đất vƣờn, ao xen kẹt trong khu dân cƣ (loại đất quy định tại Điều 17 Quyết định 12/1207/QĐ-UBND) và vi phạm trên đất nông nghiệp đƣợc giao nằm xen kẹt trong khu dân cƣ trƣớc ngày 01/7/2004 thì UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định trƣớc khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở.