2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu và số liệu:
Thu thập các tài liệu, văn bản pháp luật liên quan đến công tác Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN. Thu thập các tài liệu, văn bản từ cơ quan Nhà nƣớc nhƣ: Văn bản của Chính phủ, Bộ TN&MT, Sở TN&MT, UBND thành phố Hà Nội, phòng TN&MT quận, UBND các phƣờng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm;
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Làm việc, trao đổi trực tiếp với cán bộ phòng TN&MT quận Nam Từ Liêm, chuyên viên Văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội chi nhánh quận Nam Từ Liêm, cán bộ địa chính các phƣờng trên địa bàn quận;
2.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
Khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc từ điều tra; phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, điều tra phỏng vấn các hộ gia đình.
- hương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Từ thu thập số liệu và so sánh,
tiến hành tổng hợp phân tích số liệu và đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận;
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1 Bản đồ ranh giới hành chính quận Nam Từ Liêm
Quận Nam Từ Liêm nằm ở vị trí trung tâm ''Hà Nội mới" và nằm về phía Tây trung tâm Thành phố Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính
huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phƣờng thuộc Thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý nhƣ sau:
- hía đông giáp quận Thanh Xuân và Cầu Giấy; - hía tây giáp huyện Hoài Đức;
- Phía nam giáp quận Hà Đông; - hía bắc giáo quận Bắc Từ Liêm.
Quận Nam Từ Liêm đƣợc thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích và dân số xã Xuân Phƣơng (phía nam Quốc lộ 32); một phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía nam Quốc lộ 32 và phía đông Sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha, dân số 232.894 ngƣời.
Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thƣơng mại của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa phƣơng có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc Thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang đƣợc triển khai.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Quận Nam Từ Liêm đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; 536,34 ha diện tích tự nhiên và 34.052 nhân khẩu của xã Xuân Phƣơng (phía Nam quốc lộ 32); 137,75 ha diện tích tự nhiên và 23.279 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (phía Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ) thuộc huyện Từ Liêm cũ. Đồng thời, thành lập 10 phƣờng thuộc quận Nam Từ Liêm nhƣ sau:
- Thành lập phƣờng Trung Văn trên cơ sở toàn bộ 277,58 ha diện tích tự nhiên và 29.850 nhân khẩu của xã Trung Văn.
- Thành lập phƣờng Đại Mỗ trên cơ sở toàn bộ 498,19 ha diện tích tự nhiên và 26.741 nhân khẩu của xã Đại Mỗ.
- Thành lập phƣờng Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ 604,53 ha diện tích tự nhiên và 22.557 nhân khẩu của xã Tây Mỗ.
- Thành lập phƣờng Mễ Trì trên cơ sở 467,30 ha diện tích tự nhiên và 26.688 nhân khẩu của xã Mễ Trì.
- Thành lập phƣờng Phú Đô trên cơ sở 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856 nhân khẩu còn lại của xã Mễ Trì.
- Thành lập phƣờng Mỹ Đình 1 trên cơ sở 228,20 ha diện tích tự nhiên và 23.987 nhân khẩu của xã Mỹ Đình.
- Thành lập phƣờng Mỹ Đình 2 trên cơ sở 197 ha diện tích tự nhiên và 26.991 nhân khẩu của xã Mỹ Đình.
- Thành lập phƣờng Cầu Diễn trên cơ sở 137,75 ha và 23.279 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn; 41,47 ha diện tích tự nhiên và 4.893 nhân khẩu còn lại của xã Mỹ Đình. Phƣờng Cầu Diễn có 179,22 ha diện tích tự nhiên và 28.172 nhân khẩu.
- Thành lập phƣờng Phƣơng Canh trên cơ sở 260,76 ha diện tích tự nhiên và 20.243 nhân khẩu của xã Xuân Phƣơng.
- Thành lập phƣờng Xuân Phƣơng trên cơ sở 275,58 ha diện tích tự nhiên và 13.809 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Phƣơng.
3.1.1.3. Khí hậu
Nam Từ Liêm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trƣng khí hậu chính nhƣ sau:
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,7- 21,4 0C. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,7 0C.
Lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.600 – 1.800 mm, phân bố trong năm không đều, mƣa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 80 – 86% tổng lƣợng mƣa cả năm (chủ yếu các tháng 7,8,9, lƣợng mƣa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm). Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng mƣa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2 mm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83% - 85%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, nhiều nhất là tháng 3, tháng 4, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
Gió: Hƣớng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam.
Sƣơng muối hầu nhƣ không có; mƣa đá rất ít khi xảy ra. Thông thƣờng cứ 10 năm mới quan sát thấy mƣa đá 1 lần.
Điều kiện khí hậu của quận thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng đƣợc nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.
Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng trên vùng cao thiếu nƣớc, phải thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn và vào mùa mƣa thƣờng bị mƣa, bão, gây úng nội đồng ở những vùng trũng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số
Năm 2013 dân số quận Nam Từ Liêm là 232 nghìn ngƣời, mật độ dân số khoảng 7.234 ngƣời/km2, cao hơn so với mật độ dân số của Hà Nội (19,7 ngƣời/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 ngƣời/ha) và cả nƣớc (2,59 ngƣời/ha).
3.1.2.2. Lao động, việc làm và thu nhập
Nam Từ Liêm là một quận ngoại thành của thủ đô Hà Nội, lao động nông nghiệp của quận có trình độ cao, nền nông nghiệp của quận đã có những bƣớc chuyển dịch hiệu quả. Lao động phi nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Quận có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu thế đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thì số lƣợng các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại dịch vụ
cũng tăng nhanh chóng đồng thời xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, quận cần phải có những định hƣớng cũng nhƣ các chính sách đào tạo đối với đội ngũ lao động địa phƣơng để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông của quận Nam Từ Liêm chỉ có giao thông đƣờng bộ là chính, trong những năm qua đã đƣợc đầu tƣ cải tạo nâng cấp nên đã đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của quận.
Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thƣơng mại của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa phƣơng có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc Thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang đƣợc triển khai.
Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm có quốc lộ 32, tỉnh lộ 70A, tuyến đƣờng sắt vận chuyển hàng hóa Bắc Hồng - Văn Điển và đại lộ Thăng Long chạy qua.
Cùng với đó là các dự án đƣờng sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dƣơng Xá) trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang đƣợc thi công; tuyến số 2A đã đƣợc chạy thử nghiệm vào đầu tháng 10-2018 và chính thức vận hành vào quý I- 2019.
3.1.2.4. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Gần 2 năm sau ngày thành lập, mức tăng trƣởng kinh tế của quận Nam Từ Liêm đƣợc đánh giá ở mức độ khá, giá trị sản xuất ngành thƣơng mại dịch vụ tăng 18%, Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 ƣớc đạt 46 triệu đồng/ngƣời, tăng 7% so với trƣớc khi thành lập quận.
Để duy trì tăng trƣởng kinh tế, Nam Từ Liêm đã triển khai nhiều nhiệm vụ để tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, tập trung thực hiện các biện pháp thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thông qua giải quyết tốt các thủ tục về thuế, cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác giải phóng mặt bằng…
Với vị trí thuận lợi, mang tính chiến lƣợc, quận Nam Từ Liêm có điều kiện phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành dịch vụ chất lƣợng cao nhƣ giáo dục, viễn thông, ngân hàng…
Năm 2015, tốc độ tăng giá trị sản xuất chung trên địa bàn quận ƣớc tăng 16,2%, đạt 100% kế hoạch, trong đó, giá trị sản xuất ngành thƣơng mại dịch vụ tăng 18,1%, đạt 100% kế hoạch; ngành công nghiệp xây dựng tăng 13,9%, đạt 100% kế hoạch quận giao; ngành nông nghiệp giảm 0,1%.
Với những nỗ lực trong công tác quản lý, thu ngân sách trên địa bàn quận năm 2015 đạt 3.700 tỷ đồng, đạt 144% dự toán giao đầu năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên ha đất nông nghiệp ƣớc đạt 129 triệu đồng/ha, đạt 100% so với kế hoạch.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhƣng công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn quận vẫn đạt đƣợc những kết quả tích cực, cơ bản hoàn thành xây dựng 3 trạm y tế phƣờng, hoàn thành bàn giao và triển khai thi công 10 trƣờng học, trong đó hoàn thành xây dựng 4 trƣờng đạt chuẩn quốc gia; cơ bản hoàn thành dự án chiếu sáng đô thị 10 phƣờng; xây dựng mới 15 dự án với 21 nhà văn hóa tổ dân phố, tu bổ 3 di tích văn hóa; xây dựng 3 trụ sở làm việc cho 3 phƣờng còn thiếu khi thành lập quận.
Chú trọng vào công tác giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, Nam Từ Liêm đã tổ chức các phiên giao dịch việc làm, vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm; đào tạo nghề; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích ngƣời lao động tự tạo việc làm… Quận đã hỗ trợ, tạo việc làm cho 3.782 lao động, đạt 108% kế hoạch. Giảm ngh o cả năm giảm 60 hộ, đạt 120% kế hoạch Thành phố và quận giao. Thực
hiện chi trả, tặng quà cho các hộ ngh o, đối tƣợng bảo trợ xã hội và ngƣời cao tuổi và các đối tƣợng xã hội đảm bảo tiến độ và đúng quy định.
Năm 2016, Nam Từ Liêm đã đặt nhiệm vụ thực hiện tốc độ tăng giá trị sản xuất chung các ngành kinh tế trên địa bàn là 15% -16%; cơ cấu kinh tế về thƣơng mại dịch vụ là 56,4%, công nghiệp – xây dựng là 43,4%, nông nghiệp là 0,2%...
Để thực hiện đƣợc những chỉ tiêu này, Nam Từ Liêm sẽ tiếp tục tạo môi trƣờng thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; duy trì kinh tế phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu thu ngân sách, thực hiện chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả.
Trong đó, quận đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại, dịch vụ, phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lƣợng cao thông qua triển khai xây dựng và thực hiện Đề án Thƣơng mại điện tử quận. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế. Tiếp tục thực hiện chƣơng trình bán hàng bình ổn giá trên địa bàn, duy trì thƣơng mại, dịch vụ trở thành ngành có tỷ trọng chủ yếu trong các ngành kinh tế của quận.
Bên cạnh đó, quận khuyến khích chuyển dịch sản xuất theo hƣớng phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp tri thức, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, điện tử và công nghiệp thiết kế. Xúc tiến thành lập Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp Nam Từ Liêm và quản lý tốt các doanh nghiệp theo quy chế đã ban hành và các quy định hiện hành của Thành phố.
Để tiếp tục thực hiện năm “ Trật tự, văn minh đô thị 2016”, Nam Từ Liêm tập trung vào lĩnh vực giao thông đô thị, đặc biệt là 5 tuyến đƣờng quận đăng ký tuyến phố văn minh đô thị, bao gồm: Đƣờng Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Hữu Dực. Phấn đấu mỗi phƣờng đăng ký và thực hiện 1 tuyến phố văn minh đô thị.
3.1.2.4 Về công tác cải cách hành chính
Năm 2015, công tác cải cách hành chính (CCHC) của quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã có nhiều chuyển biến tích cực. UBND quận Nam Từ Liêm đã đƣợc Sở
Nội Vụ Hà Nội đánh giá đứng thứ 2/30 quận, huyện, thị xã trên toàn TP Hà Nội về công tác CCHC năm 2015.
Nam Từ Liêm cũng là đơn vị đầu tiên trong số 30 quận, huyện, thị xã trên toàn TP Hà Nội triển khai thực hiện liên thông thủ tục: Đăng ký khai sinh, đăng ký thƣờng trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dƣới 6 tuổi. Song song với đó, quận còn tổ chức triển khai thực hiện liên thông đối với TTHC đăng ký khai tử và xóa đăng ký thƣờng trú.
Nam Từ Liêm cũng đã xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh qua mạng, bƣớc đầu đã đạt kết quả tích cực với 25% hồ sơ đã thực hiện kê khai qua mạng. Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn quận cho 100% các phƣờng, các phòng ban chuyên môn thuộc quận.
Năm 2016, Nam Từ Liêm xác định là cải cách hành chính là một trong những khâu đột phá của huyện, trọng tâm là giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cƣơng; nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lƣợng, hiệu quả phục vụ nhân dân.
3.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác đăng ký đất