NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG TRUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh đồng nai (Trang 32 - 33)

9- CÂU TRÚC LUẬN VĂN:

1.2.3. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG TRUNG

a. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường Trung học.

Theo điều lệ trường trung học: "Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành;

2. Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phạm vi cộng đồng theo quỵ định của Nhà nước;

3. Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh;

4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;

5. Phối hợp với gia đình học sinh , tổ chức và cả nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục;

6. Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vỉ cộng đồng;

7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật." (35;1)

b - Hoạt động quản lý của trường trung học.

- Hoạt động quản lý của trường trung học phổ thông thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động quản lý, mang tính xã hội, tính khoa học, tính kỹ thuật và nghệ thuật của hoạt động quản lý.

- Chủ thể quản lỷcủa trường Trung học chính là bộ máy quản lý giáo dục trường học ( hiệu trưởng, phó hiệu trưởng).

- Quản lý trường Trung học chủ yếu ở các mặt: + Quản lý quá trình giáo dục - đào tạo.

+ Quản lý nhân sự. + Quản lý môi trường.

- Trong các trường trung học hiện nay, cơ cấu bộ máy quản lý và các mối quan hệ, phối hợp các lực lượng trong quản lý bao gồm:

+ Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng do Nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng.

+ Tổ chức Đảng trong nhà trường, lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

+ Công đoàn giáo dục, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường theo quy định của pháp luật giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

+ Mỗi trường trung học phổ thông có Bí thư đoàn trường có trách nhiệm phối hợp với nhà trường tổ chức và quản lý các hoạt động đoàn, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý trường học.

Mỗi trường Trung học phổ thông chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, hành chính của sở Giáo dục - Đào tạo và cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương nơi trường đóng.

1.3. NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1.3.1. Nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh đồng nai (Trang 32 - 33)