Vị trí của trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh đồng nai (Trang 29 - 30)

9- CÂU TRÚC LUẬN VĂN:

1.2.1. Vị trí của trường trung học phổ thông

* Theo Luật Giáo dục: "Giáo dục Trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sình vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có độ tuổi là mười lăm tuổi." (38; 16)

* Vị trí trường Trung học phổ thông được thể hiện trong điều lệ trường trung học : "Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc Tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng"(35; ì).

Như vậy Trung học phổ thông là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.Trung học phổ thông là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông, là cầu nối giữa giáo dục phổ thông với giáo dục đại học, sau đại học và giáo dục nghề nghiệp.

* Trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. số học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ bước vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục vào học các trường nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Trung học phổ thong tạo vốn học vấn cơ bản cho học sinh và góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

* Ngày nay, giáo dục trung học phổ thông càng thể hiện rõ các xu hướng sau đây :

- Giáo dục trung học phổ thông không phải dành riêng cho các học sinh giỏi, xuất sắc mà là một nền giáo dục đại chúng.

- Giáo dục trung học phổ thông không chỉ có mục tiêu chuẩn bị nguồn cho giáo dục đại học mà chủ yếu là chuẩn bị chơ học sinh- con người đang trưởng thành - bước vào đời.

- Giáo dục trung học phổ thông cần trở thành một nguồn rộng lớn để lựa chọn những nguồn nhân lực có kỹ năng tốt cho sự phát triển quốc gia.

- Giáo dục trung học phổ thông phải là giai đoạn đáp ứng yêu cầu chín muồi của người học được vận dụng các nguyên lý và lý thuyết được học.

- Giáo dục trung học phổ thông là giai đoạn người học khẳng định được, định hướng được cái họ cần, mẫu hình mà họ phải vươn tới.

*Khái quát lại:

"Một mặt do sự phát triển tự thân (giáo dục, con người tâm lý - sinh lý), mặt khác do yêu cầu của sự phát triển kinh tê- xã hội, sự phát triển cửa cộng đồng mà giáo dục đóng góp tích cực và tối ưu cho sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia,với yêu cầu phát triển toàn diện, người lao động dù học lên đại học hoặc sớm đi vào cuộc sống lao động, gái cũng như trai đều phải được hình thành những giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn cùng với kiến thức khoa học, kỹ năng kỹ thuật, năng lực sáng tạo, phát minh. Họ không chỉ có năng lực góp phần đẩy mạnh sự phát triển quốc gia mà còn phải có tiềm năng sình lợi từ những thành quả của sự phát triển đó." (36; 64)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh đồng nai (Trang 29 - 30)