Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh đồng nai (Trang 26 - 29)

Phần III : Kết luận và khuyến nghị

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VAN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1.1.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý

a - Một số nội dung về công tác cán bộ trong Nghị quyết của Đảng:

Trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trị đội ngũ cán bộ cực kỳ quan trọng vì họ là người vạch ra các kế sách, người tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra. Vì vậy việc nâng cao chát lượng đội ngũ cán bộ trở nên quan trọng và cấp bách.

- "Một đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là đội ngũ có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực, nắm bắt được yêu cầu của thời đại, có đủ tài năng, đạo đức và ý chí để thiết kế, tổ chức thực hiện những kế hoạch của tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong mọi lĩnh vực." (19; 109).

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW. Khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020 là : "Xây dựng đội ngữ cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ đi lên chủ nghĩa xã hội." (tr.36).

- Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII, về đổi mới cơng đào tạo đội ngũ cán bộ có ghi:

"Đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học".

- Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành TW khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VUI, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2005 và đến 2010 ghi rõ: "Ban Chấp hành Trung ương chủ trương từ nay đến

năm 2010, tồn Đảng, tồn dân mà nịng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục cần tập trung vào những nhiệm vụ sau :

Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngữ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng, lối sống cho người học". . .(tr.128 ).

- Bộ Chính trị có quyết định số 49-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ, quyết định số 50 QĐ/TW về việc ban hành qui chế đánh giá cán bộ và quyết định 51-QĐ/TW về việc ban hành qui chế bổ nhiệm cán bộ.

Trên đây là những nội dung các văn kiện của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những định hướng đó sẽ giúp cho việc tìm ra các biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT Tỉnh Đồng Nai.

b - Khái niệm xây dựng.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt - NXB Văn hoa Thông tin 1999, - Xây dựng :

1. "Làm nên, gây dựng nên".

2. "Tạo ra cái có giá trị tinh thần, có nội dung nào đó".

Nói đến xây dựng, nó được hiểu bao hàm cả về số lượng và chất lượng.Xây dựng luôn gắn với sự phát triển, phát triển phải dựa trên cơ sở của thế ổn định .Phát triển là q trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển ở đây theo chúng tơi hiểu đó là q trình biến đổi làm cho số lượng và chất lượng luôn vận động đi lên trong mối hỗ trợ bổ sung lẫn nhau tạo nên thế càng bền vững...

c. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý.

- Với nghĩa chung nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý là xây dựng con người.

- Nghĩa hẹp hơn, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường học làxây dựng nguồn lực người trong ngành giáo dục.Đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực lao động, làm cho mỗi người tự tạo và phát triển bản thân.

* Xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý để đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đó là q trình xây dựng đội ngũ có trình độ chun mơn, trình độ chính trị, năng lực quản lý, địi hỏi những người có phẩm chất tốt, có trí tuệ Cáo, tay nghề thành thạo.

* Xây dựng nguồn nhân lực trong giáo dục được thể hiện trên các mặt:

- Thứ nhất: Con người với tư cách là nguồn nhân lực để phát triển giáo dục, con người là

thành tố quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất. Con người là nguồn lực khơng gì có thể thay thế được để phát triển giáo dục.

- Thứ hai: Với tư cách là "nhân vật chủ đạo" trong quá trình phát triển giáo dục-đào tạo, cần phải đầu tư thích đáng để phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục là biện pháp chủ yếu và quan trọng để phát triển nguồn lực người.

- Thứ ba: Con người với tư cách là tiềm lực để phát triển giáo dục-đào tạo, phát triển xã hội, cải tạo xã hội, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường học được thể hiện trên các mặt: - Bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên mơn, nghiệp vụ quản lý giáo dục. - Bố trí đội ngũ phù hợp năng lực, điều kiện.

- Đảm bảo được định mức lao động. - Động viên khen thưởng kịp thời. -Xây dựng tốt mối quan hệ lành mạnh.

* Vấn đề cơ bản của xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý là đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm giúp họ hồn thành tốt vai trị, nhiệm vụ của người quản lý. Chất lượng của đội ngũ được hiểu trên bình diện chất lượng và số lượng. Tuy có phân biệt số lượng với chất lượng nhưng số lượng luôn gắn chặt với chất lượng, chất lượng bao hàm số lượng.

* Xét đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý phải xét đến các mặt: - Số lượng đội ngũ.

- Chất lượng đội ngũ: Về phẩm chất và năng lực.

Đội ngũ được đánh giá có chất lượng khi đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý trường học là vấn đề cốt lõi của việc phát triển nguồn lực người, nguồn lực q báu nhất có vai trị quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

"Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người, trên cơ sở đó phát triển giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Nói cách khác, phát triển giáo dục nhằm phát triển người bền vững để phát triển kinh tế- xã hội." (24; 242 )

1.2. VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHO THÔNG TRONG HỆ THONG GIÁO DỤC QUỐC DÂN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh đồng nai (Trang 26 - 29)