Ngữ danh từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc trịnh công sơn (Trang 32 - 38)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT YẾU TỐ ĐỘC LẬP

2.2. Từ loại

2.2.1. Ngữ danh từ

Trịnh Công Sơn khai thác từ ngữ nhan đề từ cuộc sống rất đa dạng. Nhưng qua những cách định dạng chúng ta có thể thấy được trọng tâm vấn đề mà Trịnh Cơng Sơn muốn nói đến. Từ ngữ nhất là về thiên nhiên, màu sắc, con người, sự vật liên quan đến con người xuất hiện nhiều nhất là từ loại danh từ.

Sau đây là bảng thống kê số liệu về danh từ trong nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn trong tổng số 128 nhan đề có từ loại là danh từ.

Bảng 2.2. Thống kê các tiểu loại danh từ trong nhan đề Trịnh Công Sơn

STT Danh từ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Danh từ chỉ con người nói chung 11 8,40% 2 Danh từ chỉ bộ phận cơ thể 4 3,05% 3 Danh từ chỉ trạng thái của con người 8 6,11% 4 Hiện tượng sự vật, sự việc 7 5,34%

Trong đó, danh từ chỉ thực vật, sự vật, hiện tượng thiên nhiên được sử dụng nhiều nhất chiếm 22,90%. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận. Từ ngữ chỉ cây trong bài Mười năm cây lớn quanh đây, Rừng cây trút lá, đến hình ảnh của đá trong bài Rồi như đá ngây ngơ, Tuổi đá buồn, hình ảnh hoa trong Đóa hoa vô thường, Em là hoa hồng nhỏ, Hoa buồn, Hoa tím, Hoa vàng mấy độ, Hoa xn, hình ảnh lá trong bài Bốn mùa mùa thay lá, Chiếc lá thu phai, Góp lá mùa xuân, Rừng cây trút lá, hình ảnh cỏ trong bài Cỏ xót xa đưa, hình ảnh cành sen trong bài Giọt nước cành sen, hình ảnh cát bụi trong bài Cát bụi, hình ảnh hạt điều trong bài Hạt điều khăn điều, hình ảnh giọt trong bài Những giọt mưa khuya, Giọt lệ thiên thu, Dịng nước cành sen, hình ảnh dịng sơng trong bài Có một dịng sơng đã qua đời, Dòng điện cho dịng sơng, Lời của dịng sơng, hình ảnh cánh đồng trong bài Cánh đồng hồ bình, hình ảnh bầu trời trong bài Em đã cho tơi bầu trời, hình ảnh biển trong bài Biển nghìn trùng thu ở lại, Biển nhớ, Biển sáng, Mn trùng biển ơi. Sự liệt kê trên nhằm chỉ ra, tác giả đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên để nói đến đời sống con người. Qua đó, nhằm bộc lộ suy tư... Nghĩa là tác giả đã vận dụng tối đa biện pháp tu từ từ vựng ẩn dụ để nhằm nói đến quy luật ngầm của vạn vật. Sự xuất hiện của từ ngữ

5 Danh từ chỉ đồ vật 15 11,45% 6 Danh từ chỉ động vật 2 1,53%

7 Bộ phận động vật 1 0,76%

8 Danh từ chỉ không gian, nơi chốn 9 6,87% 9 Danh từ chỉ thực vật, sự vật, hiện tượng thiên nhiên 30 22,96% 10 Danh từ chỉ thời gian 19 14,50% 11 Danh từ chỉ màu sắc, mùi vị, âm thanh 6 4,78% 12 Danh từ chỉ trừu tượng 5 3,82% 13 Danh từ chỉ số đếm 4 3,05% 14 Danh từ chỉ sự viêc 7 5,54% 15 Danh từ thân tộc 3 2,29%

danh từ chỉ thiên nhiên với số lượng cao nhất trong bảng thống kê, rõ ràng không phải là ngẫu nhiên. Thông qua kiệt kê các trường từ vựng, chúng ta có thể đúc kết những tư tưởng có triết lý của Trịnh Cơng Sơn:

Đời người là đời của cỏ cây Đời người là đời của rừng Con người là dịng sơng Con người là cát bụi,...

Cho nên ở đây đề cập đến thiên nhiên là để nói về con người.

Từ ngữ chỉ sự vật tự nhiên với những sự vật gắn bó quen thuộc với đời sống con người Việt Nam. Hình ảnh bình dị, đời thường và nó là nguồn cảm hứng sáng tác cho bao đời. Những sự vật thiên nhiên như cát bụi, cây, cỏ, hoa, lá, giọt sương, dòng sông, cánh đồng, bầu trời là nơi ta sinh, ta ở, ta về. Tất cả đều gợi cảm hứng lãng mạn, trữ tình nhưng cũng đầy bao hàm triết lý sống.

Không chỉ từ ngữ chỉ sự vật, thực vật trong thiên nhiên mà Trịnh Cơng Sơn cịn khai thác khía cạnh triết lý sống. Từ ngữ thời gian chỉ mùa đa màu sắc để làm nhan đề ca khúc. Chính điều đó làm nên những nét rất riêng trong sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn. Qua đây, chúng ta có thể thấy được cách sử dụng ngơn ngữ sẽ định hình cho từng phong cách, nó định hình được trọng tâm vấn đề sáng tác cũng như cá tính từng nhạc sĩ.

Từ ngữ chỉ mùa xuân trong bài Con đường mùa xuân, Em đến cùng mùa xuân, Góp lá mùa xuân, Một buổi sáng mùa xuân, Như mùa xuân qua đây, Sài Gòn mùa xuân, Thành phố mùa xuân, Theo mùa xuân tới. Từ ngữ chỉ mùa hạ trong bài Mưa mùa hạ, Mùa hè đến. Từ ngữ chỉ mùa thu trong bài Nhìn những mùa thu đi, Nhớ mùa thu Hà Nội. Từ ngữ chỉ mùa đông trong bài Ngụ ngôn của mùa đông, về giữa mùa đơng. Nếu như chỉ nói đến từng mùa cho từng cảm xúc riêng thì Trịnh Cơng Sơn cịn có ca khúc, có cái nhìn tổng thể về bốn mùa như bài Bốn mùa thay lá. Từ ngữ không chỉ bó hẹp trong khn khổ ngơn ngữ đời thường mà Trịnh Cơng Sơn bằng trí tưởng tượng, đã tạo nên những đứa con tinh thần, những nhan đề với ngôn ngữ đầy màu sắc lột tả được hết sắc thái của vạn vật. Đặc sắc đó chính là những mùa rất lạ được đặt ra bởi Trịnh Công Sơn rất lạ như Mùa áo quan, Hai mươi mùa nắng lạ, Mùa phục hồi.

Qua cách định danh ca khúc bằng các nhan đề có chưa từ ngữ mùa xuân, có thể thấy mùa xn là tín hiệu nghệ thuật có giá trị tích cực. Mùa thu chỉ dấu cho sự tàn phai với nhiều hình ảnh của lá vàng rơi. Ta hiểu được điều này là do Trịnh Công Sơn hình dung đời người là một năm theo tuần tự là: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi một mùa như thế biểu trưng cho một giai đoạn của cuộc đời con người. Cho nên nói mùa của trời đất cũng chính là nói về mùa của đời người. Và bao trùm lên tất cả là những mùa tượng hình với những kết hợp rất bất thường khác lạ như: Mùa thay lá, Mùa áo quan…

Từ ngữ nhan đề chỉ mùa đa dạng với mn vàn hình trạng, sắc thái. Bên cạnh đó, từ ngữ chỉ thời gian hàng ngày cũng được sử dụng làm nhan đề như ngày, sáng, chiều, đêm cũng rất tinh tế. Từ ngày trong bài Từng ngày qua, Có một ngày như thế, Cịn có bao ngày, Đời có một ngày, Hãy cứ vui như mọi ngày, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Một ngày vinh quang một ngày tuyệt vọng, Ngày mai đây bình yên, Ngày mai hàng thị, Ngày nay khơng cịn bé, Ngày về, Ra chợ ngày thống nhất. Ngày hôm nay là hiện tại, ngày hôm qua là quá khứ, ngày mai là tương lai. Tất cả các trạng thái nhớ nhung, hy vọng, vui mừng đều là cảm xúc của con người được tác giả chọn làm nhan đề ca khúc.

Đối lập với ngày sẽ có đêm. Nhan đề ca khúc chỉ đêm như Đại bác ru đêm, Đêm, Đêm bây giờ đêm mai, Đêm Hồng, Đêm thấy ta là Thác đổ, Lời ru đêm, Sương đêm, Ta thấy gì đêm nay. Ngày với những trạng thái hi vọng, niềm vui, suy ngẫm với những gam màu sáng còn đêm với những lời ru, giấc mơ, với màu sắc mờ đi, chưa rõ. Hết ngày rồi cũng đến đêm, mối lo nào rồi cũng tan biến, Trịnh Cơng Sơn có cái nhìn về cuộc đời rất sâu sắc. Muôn vàn sự vật, sự việc đều muôn vàn sắc thái. Đáng chú ý là ở sự đối lập ngày và đêm. Tuy không phải tất cả các từ ngữ biểu đạt về đêm đều u buồn nhưng trong nhan đề ta thấy có đêm chiến tranh, đêm là lễ hội, đêm hồng. Nói khác, đêm tùy thuộc vào tâm trạng nhưng ngày lại hoàn toàn khác. Ngày ở đây có thể là một đoạn, một thời đoạn và phần lớn là tích cực. Phải chăng dùng cái nghịch lý: ánh sáng là sự sống, ánh sáng là khai phóng đã chi phối nhận thức của tác giả. Và điều đó thể hiện khi trong một số ca khúc xuân xuất hiện, song song ánh sáng

đối lập với chiều, đêm. Tuy vây, thật rõ nhưng ở đây đã xuất hiện ẩn dụ đời người là một ngày.

Từ ngữ chỉ buổi trong ngày như trong bài Biển sáng, Khăn quàng thắp sáng Bình Minh, Một buổi sáng mùa xuân. Còn buổi chiều như trong bài Chiều đơng, Chiều một mình qua phố, Chiều trên quê hương tôi, Em đi trong chiều, Sao chiều, sự giới hạn của thời gian nhưng những ký ức đã qua vẫn còn sống trong ta, sống với từng nỗi niềm của một con người, trân quý từng phút giây, luôn ý thức thực tại lẫn quá khứ. Sống với lẽ tuyệt vời nhất.

Khơng chỉ nhìn sự thay đổi của mùa, của thời gian mà tác giả cịn nhìn ngắm màu sắc với những cảm nhận rất lạ. Từ ngữ chỉ màu sắc với những gam màu chính như hồng, vàng, tím đều xuất hiện trong nhan đề. Màu sắc là mảng được Trịnh Công Sơn khai thác ở những tầng nghĩa khác nhau. Nhan đề ca khúc có từ ngữ chỉ màu hồng: Đêm Hồng, Đốm lửa hồng, Em là hoa hồng nhỏ, Là chút hồng phai, Môi hồng đào, Mưa hồng, Tết suối hồng. Màu vàng như Hoa vàng mấy độ, Vàng phai trước ngõ. Màu xanh trong bài Như hòn bi xanh, Rừng xanh xanh mãi, Xanh lòng tàn phai. Màu tím như Hoa tím. Trước hết, đây là những màu tả thực, những mùa xuất hiện trong cuộc sống, nhưng đó cũng là những màu mang ý nghĩa biểu trưng. Điều đặc biệt là tác giả đã khai thác các cách kết hợp ngữ pháp theo hướng ngữ nghĩa kiểu như: Là chút hồng phai, Vàng phai trước ngõ, Xanh lịng tàn phai…

Nói rõ hơn,Trịnh Cơng Sơn đã cảm nhận được sự phai tàn ngay trong những khoảnh khắc của màu sắc, của sự vật trong vũ trụ. Điều đó phần nào cho thấy sự ám ảnh của tác giả trước thời gian, dù trực tiếp hay gián tiếp.

Và bao trùm lên tất cả là triết lý: Đời người là một cuộc hành trình.

Cuộc đời gắn được tác giả ví như những con đường, Trịnh Cơng Sơn cũng đi vào từ ngữ chỉ con đường như Đường xa Vạn dặm, Em đi bỏ lại con đường, Bài ca đường tàu thống nhất, Có những con đường, Con đường mùa xuân, Đi mãi trên đường. Nói về con đường, tác giả đã chỉ ra những hiện thực của con đường trong cuộc sống cũng như con đường nội tâm trong mỗi con người.

Mỗi con người có một cuộc đời riêng. Mỗi cuộc đời có những thăng trầm, vui buồn khác nhau. Trịnh Công Sơn cũng rất quan tâm đến con đường đời của chính

mình. Ơng đã có những ca khúc nói lên tâm tư của mình như Ru đời đi nhé, Trả lại đời quê hương, Trong mỗi đời riêng, Từng chút hương của đời, Tuổi đời mênh mơng, Vẫn có em bên đời, Vẫn nhớ cuộc đời, Vì tơi cần thấy em u đời, Bên đời hiu quạnh, Chỉ có ta trong một đời, Cho đời chút ơn, Có một dịng sơng đã qua đời, Có nghe đời nghiêng, Đời cho ta, Đời gọi em biết bao lần, Đời sống khơng già vì có em, Gọi đời lên mau, Ru đời đã mất, Vẫn nhớ cuộc đời. Quãng thời gian sống của mỗi con có rất nhiều câu chuyện riêng, có những khoảnh khắc đáng nhớ. Trịnh Cơng Sơn khai thác về những tâm tư tình cảm cuộc đời và ơng đã có những nhan đề về cuộc đời rất lạ. Hoa thơm tặng ban chút hương cho đời thì chút hương là những điều tốt đẹp nhất của con người cho đời. Không chỉ Trịnh Công Sơn mà cũng rất nhiều nhà thơ muốn dâng hiến những điều có ích cho cuộc đời như bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải. Những lời ru quen thuộc để ru đời, ru đời đã mất. Lời ru như một lời an ủi với những điều đã qua để tiếp tục cuộc đời cịn lại. Về cuộc đời, Trịnh Cơng Sơn đã khai thác nó với nhiều góc cạnh vừa quen thuộc, vừa mới lạ, nó mang lại bao sự đồng điệu ở mọi người.

Đối với thân phận con người, Trịnh Công Sơn đã dành cho nó một vị trí đặc biệt trong ca khúc. Ta thấy nhan đề sử dụng hình ảnh về con người chiếm phần lớn toàn bộ nội dung sáng tác. Nhan đề có sử dụng từ ngữ chỉ con người: Cát bụi, Thuở bóng làm người, Thương một người, Tình ca của người mất trí, Từ độ yêu người, Xin trả nợ người…

Hình ảnh người con gái nhỏ bé xuất hiện ở nhan đề ca khúc qua danh từ xưng hô em trong Ru em từng ngón xn hồng, Tơi ru em ngủ, Tuổi nào cho em, Vẫn có em bên đời, Vì tơi cần thấy em u đời, Đời gọi em biết bao lần, Đời sống khơng già vì có em, Em có nhớ hay em đã quên, Em đã cho tôi bầu trời, Em đến cùng mùa xuân, Em đến từ nghìn xưa, Em đi bỏ lại con đường, Em đi trong chiều, Em hãy ngủ đi, Em là hoa hồng nhỏ, Em ở nông trường em ra biên giới, Em khóc đi em, Này em có nhớ, Ru em.

Hình ảnh người con gái trong thời kì kháng chiến hiện lên với nét đặc trưng của người Việt, đó chính là người Châu Á với nước da vàng. Hình ảnh người con gái qua ca khúc Người con gái Việt Nam da vàng.

Có những sự vật tưởng chừng vô nghĩa nhưng Trịnh Công Sơn đã sử dụng một cách tinh luyện để nó trở nên những hình tượng nghệ thuật có sức lay động. Chính hệ thống từ ngữ cho thấy được chủ đề chủ đạo của Trịnh Công Sơn như thiên nhiên, tình yêu, chiến tranh, tiễn biệt. Tác giả khai thác tối đa biện pháp ẩn dụ, hình ảnh quen thuộc nhằm thể hiện điều muốn nói một cách bóng bẩy.

Đề tài con người được nhắc đến với những điều bộc lộ nỗi niềm, niềm tin yêu cuộc sống.

Mối quan hệ con người với thiên nhiên quan hệ khăng khít, nhất thể hố tạo nên một sự hồ hợp tuyệt diệu. Việc lấy thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người, bộc lộ cảm xúc, qua đấy cho thấy tác giả sử dụng bút pháp cổ vận dụng vào việc sáng tác của mình. Nhan đề ca khúc cũng lấy những chủ đề mang tính triết lí. Vũ trụ là nguồn cảm hứng sáng tác bao đời, khẳng định ca khúc của Trịnh Công Sơn vận dụng bút pháp cổ vừa sử dụng từ ngữ mới lạ thơng qua nhưng hình ảnh trên để nói đến những triết lí cuộc sống mà mọi người chiêm nghiệm, tác giả cịn thơng qua ca khúc thể hiện rõ quan điểm “Văn dĩ tải đạo”. Đạo ở đây là giáo dục con người sống lương thiện. Tóm lại, bản chất ngữ pháp của từ ngữ danh từ là định dạng sự vật, hiện tượng. Trịnh Công Sơn đã sử dụng nhiều kiểu hệ thống này, với những góc độ khác nhau. Thiên nhiên, thời gian, mùa, ngày, màu sắc…xuất hiện trong nhan đề ca khúc rất đa dạng, nhưng điều cần nhấn mạnh là qua sự vật đa dạng để gửi gắm tâm trạng và mỗi một tiểu hệ thống danh từ đều được khai thác theo cách rất riêng chỉ có ở Trịnh Cơng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc trịnh công sơn (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)