Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT YẾU TỐ ĐỘC LẬP
2.5. Cấu trúc nhan đề
Theo Cao Xuân Hạo thì cấu trúc cú pháp của câu tương ứng với cấu trúc mệnh đề. Tính hồn chỉnh của câu khi nó thể hiện cấu trúc mệnh đề. Cấu trúc nhan đề ca khúc cũng giống cấu trúc cơ bản của câu. Cấu trúc nhan đề hoàn chỉnh khi thể hiện được cấu trúc của mệnh đề, từ đó nhan đề tự truyền tải một thơng điệp đến người nghe.
Theo Cao Xn Hạo “các nhan đề có thể là câu bình thường nhưng phần lớn các nhan đề là những danh ngữ, vị ngữ.” (Cao Xuân Hạo, 1991)
Cấu trúc nhan đề ca khúc gồm hai phần : Đề và Thuyết, ứng với Sở đề và Sở thuyết của mệnh đề.
Bảng 2.3. Cấu trúc mệnh đề, cấu trúc nhan đề.
Nhan đề Em là hoa hồng nhỏ
Cấu trúc mệnh đề Sở đề Sở thuyết
Nhận diện bước đầu của chúng tôi, cấu trúc nhan đề ca khúc có những loại
sau: mệnh đề đầy đủ hai phần một bậc, mệnh đề một phần không đề, mệnh đề đặc biệt.
2.5.1. Nhan đề hai phần một bậc
Nhan đề hai phần như các dạng câu điển hình. Cấu trúc của nó gồm Đề - Thuyết, trật tự thơng thường của nó là Đề trước Thuyết sau. Ở câu hai phần có thể có một bậc Đề - Thuyết hoặc nhiều hơn hai bậc Đề - Thuyết. Đối với nhan đề ca khúc bị giới hạn số lượng âm tiết thường chỉ là câu hai phần một bậc. Câu một bậc Đề - Thuyết thì khơng thể chia Đề và Thuyết ở bậc thấp hơn. Các nhan đề hai phần một bậc sau có cấu trúc Đề - Thuyết được thể hiện rất rõ ràng:
Bảng 2.4. Phân loại nhan đề theo cấu trúc đề thuyết Nhan đề Nhan đề
Đề Thuyết
Chiều một mình qua phố Biển nghìn thu ở lại Bốn mùa thay lá
Bống không là bống Cánh chim cô đơn
Theo thống kê của chúng tơi, trong 299 ca khúc thì có đến 82 nhan đề cấu trúc Đề - Thuyết. Cấu trúc Đề - Thuyết cũng là một cấu trúc để người viết thể hiện rõ chủ thể, đối thể, thời gian, nơi chốn, cơng cụ, định tính, điều kiện và diễn tả sự việc diễn ra với chủ thể được nói đến.
Bảng 2.5. Phân loại nhan đề theo vai nghĩa
Vai nghĩa do Đề thực hiện do Thuyết thực hiện
Chủ thể Chiều một mình qua phố Bống khơng là bống
Thời gian Đêm thấy ta là thác đổ Đại bác ru đêm
Trạng thái Hồ bình là cơm áo
Ngậm ngùi riêng ta
Dân ta vẫn sống Như chim ưu phiền
Công cụ Dấu xe lăn Ta đi dựng cờ
Nơi chốn Một cõi đi về Em ở nông trường em ra
biên giới
2.5.2. Đảo cấu trúc đề thuyết
Cấu trúc hai phần một bậc thơng thường thì đề trước thuyết sau. Nhưng ở nhan đề ca khúc có nhưng nhan đề thuyết trước đề sau. Như nhan đề : Rơi lệ ru người.
Chính việc đảo vị trí để nhấn mạnh diễn biến của thực thể đang nói đến. Trong nhan đề Chưa mịn giấc mơ thì câu bình thường sẽ là Giấc mơ chưa mịn hay từng ngón xuân hồng được đảo ra sau vị từ ru trong Ru em từng ngón xuân hồng . Giấc mơ là thực thể không thể mơ hồ đo lường nhưng Trịnh Cơng Sơn đưa nó như vật rắn để biết nó mịn hay chưa. Việc tác giả liên tưởng thế giới đến sử dụng ngơn ngữ rất cá tính.
2.5.3. Cấu trúc thuyết là vị từ
Nhan đề cấu trúc đề thuyết một bậc thường được kết thúc bằng vị từ. Như trong các nhan đề: Biển nghìn thu ở lại, Chiếc lá thu phai, Cỏ xót xa đưa, Tôi sẽ đến, Tôi sẽ đi thăm, Tôi sẽ nhớ, Người về bỗng nhớ, Biển nghìn thu ở lại, Biển nhớ, Biển sáng, Biển nghìn thu ở lại … Bởi vị từ miêu tả rất đa dạng sắc trạng thái cho danh từ biển. Việc tạo câu như vậy sẽ thiếu bổ ngữ cho vị từ, tạo sự thiếu thiếu đối với sự vật được nói đến, kích thích sự tị mị cho người nghe, gợi sự liên tưởng cho người nghe.
2.5.4. Nhan đề một thành phần
Nhan đề một phần chỉ có phần thuyết cịn phần đề khơng biểu đạt trên bề mặt nhan đề nhưng vẫn thơng báo sự việc, sẽ được nói đến trong nội dung ca khúc. Nội dung ca khúc chính là ngữ cảnh để người nghe tự xác định phần đề.
Cao Xuân Hạo, đã chia ngữ cảnh ra làm ba phạm vi để áp phần Đề vào phần Thuyết: tình huống đối thoại; khung cảnh hiện hữu trong lúc phát ngơn; các câu phía trước hữu quan. Đối với thể loại âm nhạc, thì ngữ cảnh của nó được thể hiện ở nội dung ca khúc. Khi nghe phần nội dung thì người nghe có thể áp phần đề cho phần thuyết tương xứng.
Nhan đề: Buồn từng phút giây Từng ngày sống, Từng ngày lo, Ngồi nhìn quanh, Rồi lại chờ. Lịng buồn thêm,
Vì người chết nhiều mãi. Từng ngày sống không vui, Từng ngày chết cho ai, Từng ngày chết cho ai, Từng ngày hét la to,
Từng ngày sống âm u, Một đời sống lao tù, Từng ngày trong bóng tối, Ngồi lặng nghe thế giới, Buồn từng phút giây...
Trong ca khúc trên thì nhắc lại chủ thể thì rất ít, chỉ một lần nhắn đến chủ thể “lòng” trong “lòng buồn thêm”. Nhan đề “Buồn từng phút giây” thì đã được tỉnh lược đi phần đề. Tác giả đã lựa chọn câu một phần làm nhan đề. Việc trích dẫn ca khúc khơng xác định cụ thể chủ thể để người nghe tự hiểu, tự tìm chủ thể, chủ thể có thể là là một ai đó có cùng tâm trạng với ca khúc. Chính điều đó sẽ khơng những tạo ấn tượng cho người nghe mà cịn kích thích sự tị mị đối với người nghe.
Nhan đề Buồn từng phút giây
Lòng buồn từng phút giây
Đề Thuyết
Chủ thể Tâm trạng do đề thực hiện
Nhan đề Vẫn mãi tìm nhau
Tơi và em vẫn mãi tìm nhau
Đề Thuyết Chủ thể Hành động do đề thực hiện Nhan đề Về giữa Trị An Anh về giữa Trị An Đề Thuyết Chủ thể Hành động do đề thực hiện
Trong nhan đề một phần về mặt từ loại thông thường chỉ để diễn đạt sự việc đang xảy ra thì phần đề được sử dụng vị từ hành động hay cụm vị từ trạng thái. Cụm
vị từ làm thuyết chiếm 28,76%. Trong khi vị từ trạng thái, vị từ biến đổi làm thành danh từ thường đảm nhiệm như một câu đặc biệt.
Nhan đề khơng có chủ thể, hành thể mà chỉ sử dụng những ngữ vị từ nhằm đem lại cái nhìn đa chiều trong cuộc sống. Người nghe cần mở rộng cái nhìn từ thế giới tự nhiên đến tâm hồn con người để đón nhận sự giao hịa tương tác.
Có thể ghi nhận, trong nhan đề ca khúc của Trịnh Công Sơn, không xuất hiện phần đề, tức phần thuyết tạo sự liên tưởng nới rộng. Điều đó, càng tỏ ra chính xác khi các phần thuyết được mở đầu bằng tình thái từ : Hãy… như trong Hãy cố như, Hãy cứ vui như mọi ngày, Hãy đi cùng nhau, Hãy khóc đi em, Hãy nhìn lại, Hãy nói giùm tôi…
2.5.5. Nhan đề đặc biệt
Chỉ sử dụng ngữ đoạnnhằm xác định đối tượng, cịn vấn đề cụ thể thì phải quy chiếu về nội dung của ca khúc.
Phần cấu tạo ngữ đoạnchuyển loại được sử dụng trong nhan đề thường tạo nên một nét riêng, sự khác lạ khi sử dụng như vị từ trạng thái chuyển thành danh từ.
Như vậy, những nhan đề đặc biệt chỉ gồm một danh từ hay một ngữ danh từ có tính chất định danh. Trường hợp vị từ chuyển hoá thành một danh từ cũng được xem là nhan đề đặc biệt, bởi vì đây là những ẩn dụ ngữ pháp như một mình Vàng phai trước ngõ…
Tuy có một số nhan đề không đề cập phần thuyết hay phần đề nhưng người nghe vẫn hiểu được ý nghĩa của nhan đề, vì nội dung bài hát đều xoay quanh sự vật ấy. Nói khác, khi tách nhan đề khỏi phần cịn lại của ca khúc, người đọc chỉ có thể đốn được nội dung, nhưng khi gắn nó với ngữ cảnh thì cái nội dung có tính chất tiềm năng ấy lại hiện ra rõ ràng.
Trong ca khúc “Cát Bụi” thì nhan đề được trích dẫn trực tiếp trong ca khúc. “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tơi để một mai vươn hình hài lớn dậy, ơi cát bụi tuyệt vời mặt trời soi một kiếp rong chơi….” Điều đó có nghĩa là, các thuộc tính của cát bụi đã được ca từ trong phần còn lại của ca khúc minh định rõ ràng hơn.
Trong ca khúc “Vàng phai trước ngõ” vị từ trạng thái “vàng phai” được chuyển hoá thành danh từ. Cách đặt nhan đề này khơng chỉ là trích dẫn ngun văn trong văn
bản mà nó được ghép từ hai ngữ đoạn“Vàng phai” và “trước ngõ” để tạo thành nhan đề ca khúc. Cách hiểu nhan đề cần phải nghe kỹ để xác định sự vật được nói đến. Cách chuyển đổi vị từ trạng thái thành danh từ cho thấy cách sử dụng ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn rất tinh tế. Điều này còn thể hiện phong cách sáng tác rất lạ của tác giả.
Qua việc khảo sát nhan đề dưới cấu trúc đề - thuyết, nhan đề chỉ có phần đề là một cấu trúc đặc biệt, phần nào bổ sung cho cách tiếp cận từ góc độ từ loại hoặc kết hợp bất thường. Nhưng cho dù khảo sát xuất phát từ lý thuyết nào, như đã thấy, câu chữ trong nhan đề ca khúc Trinh Cơng Sơn đều lung linh huyền ảo. Chính điều này tạo nên sinh động, hấp dẫn cho ca khúc Trịnh Công Sơn. Điều này sẽ được chứng minh thêm khi khảo sát các biện pháp tu từ trong nhan đề.