Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT YẾU TỐ ĐỘC LẬP
2.6. Nghĩa nhan đề với phương diện là một bộ phận độc lập
2.6.2. Nhan đề theo nghĩa biểu hiện
Nhan đề ca khúc truyền tải thông điệp thể hiện ở nghĩa hiển ngơn, cịn khi nhan đề kết hợp với nội dung ca khúc sẽ tạo ra nhiều tầng nghĩa hàm ẩn. Mỗi từ ngữ, mỗi thành phần chức năng trong câu đều có vai trị của nó, nhưng có thể hạt nhân của câu là cái khung vị từ gồm có vị từ trung tâm và các tham tố của nó. Các thành tố của vị từ gồm hai loại:
Diễn tố: thành tố của vị từ tham gia vào nội dung, biểu hiện của khung vị từ như
một nhân vật được giả định một cách tất yếu trong nội dung định nghĩa của vị từ, mà nếu thiếu đi thì các sự tình hữu quan khơng thể được thực hiện, khơng cịn là nó nữa.
Chu tố: Tham gia vào một sự tình cịn có những vai khác (những thành tố
khác) khơng nhất thiết phải có mặt trong sự tình thì mới gọi tên sự tình ấy bằng các vị từ trung tâm. Khi phản ánh một hoạt động có những trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ hướng, chỉ đích, chỉ điểm xuất phát của từ trung tâm, những tham tố này không phải là yếu tố nhất thiết phải có mặt để vị từ trung tâm có thể thực hiện được. Những tham tố đó được gọi là chu tố.
Chu tố khơng có số lượng nhất định như các diễn tố. Các nghĩa chu tố được biểu hiện trong ngữ pháp thông qua bổ ngữ, trạng ngữ. Nhưng cũng có khi chu tố lại được biểu hiện trong đề.
Nhan đề cũng có thể dựa vào nghĩa hiển ngơn để phân nhan đề theo nghĩa cho thấy nghĩa tốt hay nghĩa xấu. Tuy nhiên, giới hạn của đề tài như đã biện giải chương này tập trung khảo sát nhan đề xét như một yếu tố độc lập nên chúng tơi chỉ đi tìm hiểu nghĩa hiển ngôn. Nghĩa hiển ngôn được phân theo khung vị từ gồm các loại sau: Nhan đề tồn tại, nhan đề hành động, nhan đề quá trình, nhan đề trạng thái, nhan đề quan hệ. Đây cũng là một cách tiếp cận khác mà mục đích cuối cùng khơng gì khác hơn là làm hiện rõ hơn bản chất ngôn ngữ của nhan đề.
Bảng 2.6. Bảng thống kê nhan đề theo nghĩa biểu hiện Nhan đề Nhan đề tồn tại Nhan đề hành động Nhan đề quá trình Nhan đề trạng thái Nhan đề quan hệ 25,4 % 41,8 % 8,7 % 13 % 12 2.6.2.1. Nhan đề tồn tại
Nhan đề tồn tại nhận định sự tồn tại của một sự vật hiện tượng do người nói. Chu tố xuất hiện trong nhan đề có trường hợp là bắt buộc và có trường hợp có thể khơng xuất hiện.
Nhan đề Chỉ Có Ta trong một đời
Trợ từ Từ chỉ sự tồn tại Ngữ danh từ
Nhan đề tồn tại có trợ từ đánh giá số lượng đứng trước đến từ chỉ tồn tại và sau từ chỉ tồn tại là cụm danh từ
Nhan đề Có một ngày như thế
Từ chỉ sự tồn tại Ngữ danh từ
Nhan đề tồn tại khơng có trợ từ thì chỉ có từ chỉ sự tồn tại sau nó là cụm danh từ.
Nhan đề Cịn có bao ngày
Từ chỉ sự tồn tại Ngữ danh từ
Nhan đề tồn tại chỉ có danh từ chỉ sự vật nhưng khơng có từ chỉ sự tồn tại: Hành ca, Đoản khúc thu Hà Nội, Lời mẹ ru...
Đoản khúc thu Hà Nội Ðồng dao 2000 Gia tài của Mẹ
Lời của dịng sơng Lời mẹ ru
Máy kéo nông trường Một buổi sáng mùa xuân
Ngữ danh từ
Nhan đề tồn tại là cụm danh từ nhằm diễn đạt sự tồn tại của vật thể được thể hiện trong nội dung ca khúc.
Tết Mưa
suối hồng mùa hạ
Danh từ Danh từ
Nhan đề ca khúc tồn tại diễn đạt sự tồn tại về một tính chất, đặc điểm trong sự nhận biết của con người, sự vật xung quanh con người (tiếng hát, con đường, cánh cửa, ngọn lửa), thiên nhiên (mùa đông, đêm, mưa, nắng, nguyệt…) từ những sự vật mang tính chất rất gần gũi với con người.
Bảng 2.7. Cấu trúc nhan đề tồn tại Cấu trúc nhan đề tồn tại Cấu trúc nhan đề tồn tại
Phó từ Từ chỉ sự tồn tại Danh từ Từ chỉ sự tồn tại Danh từ Danh từ Danh từ Danh từ Cụm danh từ 2.6.2.2. Nhan đề hành động
Nhan đề hành động diễn tả biến cố trong đó có một chủ thể làm một việc có chủ ý (chủ động, tự điều khiển). Chủ thể của hành động gọi là hành thể hay kẻ hành động. Một hành động khơng tác động gì đến một đối tượng nào đó là một hành động vơ tác hay khơng chuyển tác. Một hành động có thể tác động đến một đối tượng nào đó là hành động chuyển tác hay cập vật. Loại hành động này có hai diễn tố làm chủ thể của hành động (hành thể) và người chịu sự tác động của hành động (đối thể hay bị thể).
Một hành động không tác động đối tượng nào gọi là một hành động vô tác hoặc không di chuyển mà cử động theo một phương thức nào đó hay là một việc gì có tính chất ứng xử với tình thế.
Một hành động nào đó có tác động đến một đối tượng, làm cho nó thay đổi trạng thái hay vị trí, làm cho nó bị hủy diệt, khơng tồn tại nữa, hoặc ngược lại, tạo một vật trước khi chưa có thì đây là một chuyển tác.
Bài ca dành cho những xác người (diễn tố: Hành thể) (hành động) (diễn tố: mục tiêu)
Chiều một mình qua phố (chu tố: thời gian) (diễn tố: Hành thể) (hành động) (chu tố: vị trí)
Một số nhan đề có thể chỉ có diễn tố và vị từ trung tâm nhưng khơng có chu tố. Chu tố đối với nhan đề ca khúc có thể được ẩn đi vì ca khúc thuộc loại văn bản nghệ thuật nên nó khơng nhất thiết phải có. Phụ ngữ cho vị từ chính cũng được ẩn đi. Việc rút gọn tối đa để tạo một nhan đề ấn tượng.
Biển nhớ (diễn tố: Hành thể) (trạng thái) Bài ca đường tàu Thống Nhất (diễn tố: Hành thể) (quá trình)
Một số nhan đề hành động được ẩn hành thể chỉ có vị từ trung tâm và diễn tố chỉ mục tiêu hay chu tố. Trật tự thì có thể vị từ trung tâm đứng trước hoặc sau chu tố, diễn tố chịu sự tác động của hành thể.
Cho đời chút ơn
(hành động) (diễn tố: mục tiêu) Đợi có một ngày
(hành động) (chu tố: thời gian)
Một số nhan đề hành động chỉ có vị từ trung tâm chỉ hành động.
2.6.2.3. Nhan đề quá trình
Nhan đề quá trình diễn tả một biến cố trong đó khơng có chủ thể nào có chủ ý. Cũng như hành động thì nhan đề q trình cũng có nhan đề q trình vơ tác
và nhan đề quá trình chuyển tác.
Nhan đề q trình vơ tác chỉ có một diễn tố hay khơng có diễn tố như Từng ngày qua, Dấu xe lăn, Phơi pha: q trình vơ tác khơng có diễn tố.
Một số nhan đề chỉ quá trình: Chiếc lá thu phai, Con đường mùa xuân, Dấu chân địa đàng, Rừng cây trút lá. Nhan đề q trình thì chỉ có hai nhan đề là có chu tố.
Nhan đề q trình đều có vị từ trung tâm nhưng hầu hết các nhan đề ca khúc rất ít khi chỉ ra chủ thể trải qua q trình đó hay một chu tố cụ thể. Chính vì thể loại nghệ thuật nên những yếu tố này không cần thiết.
2.6.2.4. Nhan đề trạng thái
Nhan đề trạng thái được dùng để chỉ chung những tính chất và những tình trạng của sự vật. Tính chất là đặc trưng thường tồn tại trong một đối tượng và có thể xuất hiện những tính chất khác nhau. Tình trạng là một trạng thái nhất thời có thể thay đổi hoặc mất đi. Vì vậy sự phân biệt trạng thái chỉ mang tính chất tương đối và sự phân biệt được dựa vào cách xử lý ngôn ngữ của người bản xứ, đặc biệt là khi nói đến những thuộc tính hay trạng thái tinh thần của con người.
Tính chất có thể chia làm hai thứ: thể chất và tinh thần. Tính chất vật chất ở các vật vơ sinh (rắn, mềm, đặc, lỗng...); Tính chất vật chất của các vật hữu sinh (khỏe, dữ, khơn, dại); tính chất trí tuệ (thơng minh, dốt nát, nhanh trí, chậm hiểu); đạo đức (trung thực, gian xảo, nhân từ, độc ác…); phong cách ứng xử (điềm đạm, nóng nảy, cương trực, nhu nhược, tận tụy...); cảm tính (đa cảm, nhạy cảm, lạnh lùng, nhẫn tâm ...). Những tính chất tinh thần làm nên tính cách của con người, các tính chất thuộc tình cảm và phong cách ứng xử thường được gọi chung là tính khí.
Tình trạng là một cách thức tồn tại nhất thời khơng nằm trong thuộc tính của đối tượng. Các tình trạng vật chất có thể có được ở các vật vơ sinh thường là do tác động vật lý hay hóa học của mơi trường quy định. Các tình trạng vật chất ở các vật hữu sinh cũng vậy nhưng thêm vào đó cịn có những nhân tố thuộc lĩnh vực sinh lý. Ở các động vật phải kể thêm tình trạng tâm lý chủ quan: những cảm giác (đau, lịng, khối cảm…), tâm trạng (lo sợ, mừng, vui, buồn...).
Nhan đề trạng thái thường có một diễn tố là đương thể của tính chất hay nghiệm thể của tâm trạng.
Bên đời hiu quạnh (Diễn tố: đương thể) (Tính chất)
Cánh chim cô đơn (Diễn tố: Nghiệm thể) (tâm trạng)
Ngậm ngùi riêng ta (tâm trạng) (Diễn tố: Nghiệm thể)
Nhan đề trạng thái đa phần chỉ có nghiệm thể hay đương thể nhưng rất ít nhan đề ca khúc có cả nghiệm thể và đối thể. Khi những vị từ tình cảm như: thích, u, ghét, giận, sợ, kính, nể… có 2 diễn tố: một nghiệm thể và một đối thể hoặc nguồn gây tình cảm thấy ở nghiệm thể. Nhan đề có tính chất ngắn gọn cho nên có những nhan đề chỉ có đối thể cịn nghiệm thể được ẩn đi. Nhưng khi nghe nhan đề ca khúc thì vẫn biết được nghiệm thể là ai được vì mỗi lời bài hát đều có một nhân vật trữ tình và có một ngữ cảnh của bài hát được nhắc ở phần nội dung bài hát.
2.6.2.5. Nhan đề quan hệ
Nhan đề quan hệ để chỉ mối quan hệ giữa một thực thể với một thực thể, quan hệ giữa thực thể với sự tình hay một chu cảnh, quan hệ giữa sự tình với một sự tình, quan hệ giữa một sự tình với một chu cảnh. Như các nhan đề sau :Có duyên khơng nợ, Cịn ai với ai, Đêm bây giờ đêm mai, Xác ta xác thù…
Nhan đề quan hệ thường khái quát lên được các mối quan hệ mà nội dung bài hát được nhắc đến làm cho người nghe có thể định hình được phần nào vấn đề đang nói đến. Nhan đề quan hệ được sử dụng để nói lên đối thể được nhắc đến trong bài (Mẹ của anh, Lời ở phố về…),