Nhan đề một phần chỉ có phần thuyết còn phần đề không biểu đạt trên bề mặt nhan đề nhưng vẫn thông báo sự việc, sẽ được nói đến trong nội dung ca khúc. Nội dung ca khúc chính là ngữ cảnh để người nghe tự xác định phần đề.
Cao Xuân Hạo, đã chia ngữ cảnh ra làm ba phạm vi để áp phần Đề vào phần Thuyết: tình huống đối thoại; khung cảnh hiện hữu trong lúc phát ngôn; các câu phía trước hữu quan. Đối với thể loại âm nhạc, thì ngữ cảnh của nó được thể hiện ở nội dung ca khúc. Khi nghe phần nội dung thì người nghe có thể áp phần đề cho phần thuyết tương xứng.
Nhan đề: Buồn từng phút giây Từng ngày sống, Từng ngày lo, Ngồi nhìn quanh, Rồi lại chờ. Lòng buồn thêm,
Vì người chết nhiều mãi. Từng ngày sống không vui, Từng ngày chết cho ai, Từng ngày chết cho ai, Từng ngày hét la to,
Từng ngày sống âm u, Một đời sống lao tù, Từng ngày trong bóng tối, Ngồi lặng nghe thế giới, Buồn từng phút giây...
Trong ca khúc trên thì nhắc lại chủ thể thì rất ít, chỉ một lần nhắn đến chủ thể “lòng” trong “lòng buồn thêm”. Nhan đề “Buồn từng phút giây” thì đã được tỉnh lược đi phần đề. Tác giả đã lựa chọn câu một phần làm nhan đề. Việc trích dẫn ca khúc không xác định cụ thể chủ thể để người nghe tự hiểu, tự tìm chủ thể, chủ thể có thể là là một ai đó có cùng tâm trạng với ca khúc. Chính điều đó sẽ không những tạo ấn tượng cho người nghe mà còn kích thích sự tò mò đối với người nghe.
Nhan đề Buồn từng phút giây
Lòng buồn từng phút giây
Đề Thuyết
Chủ thể Tâm trạng do đề thực hiện
Nhan đề Vẫn mãi tìm nhau
Tôi và em vẫn mãi tìm nhau
Đề Thuyết Chủ thể Hành động do đề thực hiện Nhan đề Về giữa Trị An Anh về giữa Trị An Đề Thuyết Chủ thể Hành động do đề thực hiện
Trong nhan đề một phần về mặt từ loại thông thường chỉ để diễn đạt sự việc đang xảy ra thì phần đề được sử dụng vị từ hành động hay cụm vị từ trạng thái. Cụm
vị từ làm thuyết chiếm 28,76%. Trong khi vị từ trạng thái, vị từ biến đổi làm thành danh từ thường đảm nhiệm như một câu đặc biệt.
Nhan đề không có chủ thể, hành thể mà chỉ sử dụng những ngữ vị từ nhằm đem lại cái nhìn đa chiều trong cuộc sống. Người nghe cần mở rộng cái nhìn từ thế giới tự nhiên đến tâm hồn con người để đón nhận sự giao hòa tương tác.
Có thể ghi nhận, trong nhan đề ca khúc của Trịnh Công Sơn, không xuất hiện phần đề, tức phần thuyết tạo sự liên tưởng nới rộng. Điều đó, càng tỏ ra chính xác khi các phần thuyết được mở đầu bằng tình thái từ : Hãy… như trong Hãy cố như, Hãy cứ vui như mọi ngày, Hãy đi cùng nhau, Hãy khóc đi em, Hãy nhìn lại, Hãy nói giùm tôi…