Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT YẾU TỐ ĐỘC LẬP
2.4. Những kết hợp bất thường
2.4.1. Đảo cấu trúc ngữ danh từ, khác thường ở ngữ danh từ
Trong một số nhan đề, trật tự cấu trúc cụm danh từ được thay đổi, phá vỡ cấu trúc thông thường, chuyển từ chỉ lượng đứng sau danh từ trung tâm. Việc đảo vị trí nhằm diễn tả đúng mức độ bức tranh hiện thực qua lăng kính nhạc sĩ. Nó cũng nhằm nhấn mạnh điều tác giả muốn hướng đến như trong nhan đề Hoa vàng mấy độ.
Những định ngữ cho danh từ mang nhiều sắc thái, nhằm diễn đạt ngôn ngữ của người tạo lập cho thấy việc sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt cảm xúc con người. Định ngữ gắn với phạm trù tình cảm trong nhan đề có nhiều từ ngữ để diễn tả cảm xúc như sầu, nhớ. Những vị từ trạng thái kết hợp với danh từ những là với ngôn ngữ đời thường như “Cỏ xót xa đưa”.
2.4.2. Kết hợp bất thường trong ngữ vị từ
Trong các ngữ đoạn có những kết hợp lạ thường, ngữ vị từ được cấu tạo bởi bổ ngữ lạ. “Chìm dưới cơn mưa” chìm là sự chuyển động của một vật thể từ vị trí mặt nước rơi xuống đáy, cịn ở đây là sự chìm dưới cơn mưa, nghĩa là có thể diễn tả tâm trạng đang chìm dưới cơn mưa hoặc một người lặng lẽ bước dưới cơn mưa. Tác giả đã tạo ra rất nhiều hình tượng mới, như hoạt động nghe là nghe những âm thanh, tiếng động nhưng ở đây khơng cịn là nghe âm thanh mà còn nghe ở đây là nghe như cảm nhận được những chuyển động mà chưa từng ai nói đến "đời nghiêng" lắng nghe
trạng thái sự vật “tàn phai” trong “Nghe những tàn phai”. Trịnh Công Sơn đã thêm bổ ngữ lạ cho vị từ nghe những bổ ngữ lạ như “Có nghe đời nghiêng”. Những màu sắc rất riêng ấy đã tạo nên nét đẹp cho nhan đề ca khúc. Sự cảm nhận thực tế rất tinh tế theo phong cách Trịnh Công Sơn để lại bao ấn tượng cho người nghe. Những cảm xúc lạ thường để lại những dấu ấn đủ hiệu ứng tác động đến cảm xúc rất hiệu quả. Hành động ru cũng rất nhiều sắc thái như Ru ta ngậm ngùi, Ru em từng ngón xuân nồng, nhưng Trịnh Công Sơn kết hợp rất lạ như “ ru đời” trong “Ru đời đã mất” “Ru đời đi nhé”, “Ru tình” tạo những tư duy, sự liên tưởng mới.
Nhan đề được đặt bởi hai vị từ khơng có bổ ngữ cho cả hai vị từ “Im lặng thở dài” cũng có thể xem là một kết hợp bất thường.
Việc sử dụng các từ loại khác nhau, trong đó đáng chú ý là tiểu loại danh từ, việc chuyển từ loại, việc sử dụng các kết hợp bất thường trong nhan đề có thể xem như những phản chiếu ban đầu. Sau đây luận văn sẽ khảo sát và kỹ hơn cấu trúc của nó.