Liên kết từ vựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc trịnh công sơn (Trang 67 - 74)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT YẾU TỐ ĐỘC LẬP

3.2. Liên kết giữa nhan đề với văn bản

3.2.2. Liên kết từ vựng

Liên kết từ vựng giữa nhan đề với phần còn lại của ca khúc đều ảnh hưởng đến nghĩa văn bản. Theo quan sát của chúng tôi, phép lặp là đặc điểm dễ thấy nhất. Có thể thấy nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn đều sử dụng phép lặp. Nhưng để tiện cho việc miêu tả, trong tiểu mục này, luận văn chỉ khảo sát trên hai bình diện lặp: lặp từ ngữ, phối hợp từ vựng.

3.2.2.1. Lặp từ ngữ

Lặp từ ngữ là lặp lại từ ngữ nhan đề ở phần văn bản ca khúc. Phép lặp tạo sự

liên kết về nội dung trong văn bản. Lặp từ ngữ trong nhan đề: lặp từ, ngữ cố định, nhan đề hai phần một bậc.

Lặp từ vựng là một dạng của phương thức lặp mà ở đó chủ tố là một trong những yếu tố từ vựng.

Nhan đề được lặp y nguyên trong văn bản như: Hai mùa nắng lạ, Môi hồng đào…

Về mối quan hệ giữa nhan đề với phần còn lại của ca khúc, theo nguyên tắc dù là hồi chiếu hay khứ chiếu đều có thể sử dụng lặp từ ngữ.

Cát bụi

Mở đoạn

Hành trình cát bụi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tơi Để một mai vươn hình hài lớn dậy Ơi cát bụi tuyệt vời

Mặt trời soi một kiếp rong chơi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tơi Để một mai tôi về làm cát bụi Ơi cát bụi mệt nhồi

Tiếng động nào gõ nhịp không ngi Phát triển

Hành trình con người

Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chiều tóc trắng như vơi Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày

Mặt trời nào soi sáng tim tơi

Để tình u xay mòn thành đá cuội Xin úp mặt bùi ngùi

Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui Kết Cụm rừng nào lá xác xơ cây

Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy Ôi cát bụi phận này

Vết mực nào xóa bỏ khơng hay...

Xuyên suốt Cát bụi được lặp ở phần mở đoạn và kết đoạn. Cịn phát triển thì khơng lặp mà dùng từ cùng trường liên tưởng từ vựng. Chính phép liên kết lặp, phép

liên kết đồng trường nghĩa tạo sợi dây mạch lạc cho văn bản. Ở đây tác giả sử dụng hình ảnh cát bụi vừa liên kết nội dụng và tư tưởng của ca khúc. Ta sẽ thấy chủ đề chính cũng được khái quát. Điều này sẽ làm cho người nghe thấy rõ được vấn đề đang nói đến, từ đó họ dễ thâm nhập vào chiều sâu của tác phẩm.

Theo hướng khứ chiếu, nhan đề là yếu tố được giải thích cịn văn bản chứa vấn đề giải thích thì nhan đề liên kết với văn bản theo phương thức lặp từ vựng và kết hợp với một số phương tiện liên kết khác.

Chìm dưới cơn mưa

Chìm dưới cơn mưa và chìm dưới đêm khuya

Trời đất bao la cịn chìm đắm trong ta Hạt cát ngu ngơ nằm chìm dưới chân đi

Bờ bến thiên thu nằm chìm dưới hư vơ

Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm trước Mây qua mây qua mơi em hồng nhạt Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm nữa Mây qua mây qua môi em hồng vừa

Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua

Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu

Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ Chìm dưới sương thu là một đóa thơm tho

Chìm dưới cơn mưa bàn chân nhỏ bé Năm xưa năm xưa chung vui hội hè Chìm dưới cơn mưa bàn chân nhỏ bé Năm nay năm nay đã quên đường về

Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua

Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu

Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ Chìm dưới sương thu là một đóa thơm tho

Chìm dưới cơn mưa một dấu chân đi Chìm dưới đất kia hạt cát bao la

Nhan đề “Chìm dưới cơn mưa” được quy chiếu với văn bản theo hướng khứ chiếu. Vậy liên kết nhan đề với văn bản qua phương tiện lặp từ vựng kết hợp phương tiện phối hợp từ ngữ. Ta thấy lặp ở “chìm dưới cơn mưa”được lặp lại kết hợp với

phép phối hợp từ ngữ “chìm dưới đêm khuya”, “chìm đắm trong ta”, “chìm dưới chân đi”, “chìm dưới hư vơ”, “Chìm dưới đất kia”, “Chìm khuất trong ta”, “Chìm dưới sương thu” để giải thích “Chìm dưới cơn mưa một dấu chân đi chìm dưới đất kia hạt cát bao la.”

3.2.2.2 Phối hợp từ vựng

Cịn mãi tìm nhau

Tìm trong cõi chia lìa Niềm đau ta lạc bến bờ xưa Tìm khi gió mưa về

Tìm trong nắng hững hờ Tìm em tơi tựa bé khơng nhà

Tìm trong gió vơ tình Tìm trong cõi lặng im Em đi tìm tịch lặng

Giữa ngày tháng mênh mơng

Tìm nhau giữa vơ cùng Ta tìm trong nỗi nhớ Ta tìm trong cơn gió hư vơ

Tìm trong lá úa màu

Tìm nhau ta hẹn với đời nhau Tìm xa vắng mn trùng Tìm nhau giữa con đường

Tìm nhau trong hạnh phúc vơ thường ...

Ca khúc “Cịn mãi tìm nhau” được lặp lại từ ngữ “tìm”, “tìm nhau” chứ khơng lặp lại tồn bộ ngữ đoạncủa nhan đề. Thay vào đó nó được thế bằng những ngữ đoạnkhác với ngữ đoạnở nhan đề theo một cách liên tưởng là “ngày tháng mênh mông”, “vô cùng”, “cơn gió hư vơ”, “xa vắng mn trùng”. “Mãi” chỉ thời gian dài vơ định thì ở đây tác giả đã sử dụng một loạt từ ngữ có nghĩa liên tưởng chỉ thời gian vô định.

Việc sử dụng lặp và phối hợp từ ngữ liên tưởng tạo cho ngôn từ ca khúc thêm mới mẻ. Người nghe khi nghe nhan đề xong thì chuẩn bị những thơng tin liên quan để hiểu ca khúc. Bởi vì, nội dung ca khúc sẽ xoay quanh vấn đề được đặt ở nhan đề.

Phối hợp từ vựng là sử dụng hệ thống từ ngữ mang tính chất liên tưởng gợi mở nhằm mở ra những liên tưởng.

Ở ca khúc “Phôi pha” tác giả đã sử dụng phép liên kết này để tạo liên kết giữa nhan đề và nội dung. Tác giả đã sử dụng “Nhớ chân giang hồ. Ôi phù du từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ. Đời người như gió qua” để nói lên chuyện gì rồi cũng qua đi, “Có những ai xa đời quay về lại về lại nơi cuối trời làm mây trơi” để nói mọi thứ cũng tan biến như mây trơi. Qua những từ ngữ “tuổi xn đã già”, hình ảnh “Đời người như gió qua”, “làm mây trôi” để liên tưởng đến sự phôi pha của sức trẻ, tuổi xuân của con người.

Bên cạnh đó, phối hợp từ ngữ cịn chỉ ra tính chất hơ ứng giữa nhan đề với phần còn lại của ca khúc.

Gọi tên bốn mùa

Nhan đề ca khúc “Gọi tên bốn mùa” khơng chỉ nói đến các mùa trong năm mà qua thời gian chỉ mùa để nói đến một quy luật của đời người.

Tác giả đã ẩn mình sau bức màn để người đọc đắm mình trong ca khúc, cảm nhận được toàn bộ câu chuyện được vẽ lên ở bức màn. Nhân vật trữ tình hiện lên mập mờ qua từ xưng hô “em” cùng với từ ngữ miêu tả bộ phận cơ thể như “chân ngà”, “tóc em dài”, “ngón sương mù”. Điệp từ em được lặp xuyên suốt từ đầu đến cuối nhằm tạo sự liên kết giữa các chuỗi thơng tin, tạo tính nhạc điệu trong ca khúc thêm du dương, dẫn người nghe đến mạch cảm xúc tồn ca khúc. Dùng phép hốn dụ với những từ ngữ miêu tả dáng dấp của người thiếu nữ “mái tóc dài, ngón tay, chân ngà” làm hiện lên hình ảnh người con gái với những nét vẽ mơ hồ nhưng đầy duyên dáng. Phải chăng tác giả mượn hình ảnh người con gái với những cảm xúc đa sầu đa cảm để có những cái nhìn thế giới vừa mềm mỏng vừa triết lí.

Người con gái gọi từng mùa trong năm nhưng mùa bắt đầu không theo lẽ tự nhiên là mùa xuân mà bắt đầu bằng mùa hạ phải chăng việc đảo mùa có mang một ý nghĩa nào đó. Ca khúc bắt đầu bằng mùa hạ đến mùa thu, đông và kết thúc là mùa xuân. Mỗi mùa đều có những nét rất đặc trưng của nó. Đặc trưng của mùa hạ chính là những cơn mưa. Điệp từ “từng cơn mưa” nhấn mạnh vẻ đẹp mùa hè với những cơn mưa. Tác giả đã gợi tả một nét rất đắt bởi “mưa thì thầm dưới chân ngà”, những cơn mưa với âm thanh được cảm nhận bằng chính đơi tai nhưng ở đây ơng đã làm khác đi nhưng gây ấn tượng lạ đến người nghe bởi tiếng thì thầm dưới chân. Nhạc điệu của

mưa như một tiếng lịng thì thầm bên người cơ gái. Tiếng mưa thì thầm như những người bạn tri kỉ chia sẽ với cô gái. Đi qua mùa hè cảm xúc đọng lại sau cơn mưa đó là tiếng thầm thì. Đi lang thang với cơn mưa đề cảm nhận được tiếng mưa âm thầm theo người theo từng bước chân. Chính tiếng thì ầm ấy để thấy khơng gian rất đổi bình yên để nghe được những âm thanh nhỏ bé đến vậy.

Việc lấy động tả tĩnh là một bút pháp nghệ thuật rất đặc sắc được rất nhiều nhà thơ sử dụng, chính bút pháp này cho ta người viết đã có cảm nhận được sự chuyển dịch nhỏ nhất trong cuộc sống. Tác giả đã có cái nhìn sâu sắc, đưa ra những hình ảnh đẹp nhất của mùa hè mà khơng ai có thể khơng chấp nhận. Ở đoạn đầu trong phần mở, việc tác giả lặp ngữ đoạn “từng cơn mưa” có mang lại âm hưởng du dương của con mưa để lại, nhưng cơn mưa không ngớt. Phép điệp không chỉ gợi cái thực mà cịn tạo âm hưởng có chút lắng xuống trong khơng khí sơi động của mùa hè. Thanh bằng của phép điệp càng làm cho âm hưởng trầm buồn hơn. Tiếng mưa chiếm hết khoảng không gian yên tĩnh tựa như những tiếng lòng tồn tại bên trong mỗi người chúng ta. Phải chăng cảm giác dưới cơn mưa, những âm thanh tựa tiếng lòng bên trong mỗi con người.

Đến mùa thu, tất cả những gì sau cái nắng, gió, mưa của mùa hè để lại chính lạ sự tàn tạ cho cây cỏ. Chỉ một từ tàn tạ diễn đạt hết sắc màu mùa thu. Trịnh Công Sơn sử dụng từ ngữ rất đắt giá. Cây lá cũng thay màu héo khô, cây nên xơ xác. Mùa thu đến thì hàng cây cũng trở nên khô hơn, màu lá cũng nhạt đi, đến khô héo rơi rụng khắp nơi đề cành cây bơ vơ một mình. Nếu ở đoạn trước tác giả tưởng tượng ra hình bóng cơ gái lẻ loi dưới cơn mưa, tưởng tượng cảnh người con gái đi dưới hàng cây mùa thu. Phải chăng hàng cây phía trước nối đi nhau về phía trước nên được ví như người dẫn đường chăng? Một mùa thu với không gian yên tĩnh của sự vật, bước chân âm thầm trong dịng thời gian càng tạo nên một khơng gian bao la mênh mông man mác buồn. Trên cái nền với màu xám của cây lá khô tàn của mùa thu, tác giả vẽ thêm màu vàng – màu của mùa thu. Nắng xuyên từng cành cây, từng chiếc lá đọng lại thành từng giọt nắng. Bức tranh mùa thu chỉ đơn giản là màu nâu của cây, trắng của trời, vàng của nắng cũng đủ tạo sự lắng đọng cảm xúc cho người nghe.

Từng đêm mưa từng đêm mưa

Từng đêm mưa mưa lạnh từng ngón sương mù

Nếu như mùa thu là “em đứng lên gọi thu tàn ta” thì đến mùa đơng lại là điệp cấu trúc câu “em đứng lên gọi mùa đông nhạt nhòa”. Ở mùa thu với nét đặc trưng là cây lá rụi tàn thì đến mùa đơng hiện lên sắc trời nhịa nhịa trong màn sương. Miền Nam có hai mùa nắng mưa, mùa đông cũng là mùa mưa. Điệp ngữ “từng đêm mưa” cứ làm không gian trải dài miên man. Ở khổ đầu tiên đã có phép điệp “từng cơn mưa” đến khổ thứ ba cũng lặp lại “từng cơn mưa” làm cho cảm xúc dâng trào càng thêm dâng trào trong nỗi buồn. Phải chăng lúc mưa không gian, thời gian lắng đọng, cái lạnh làm con người ta thu bé lại để cảm nhận, nhìn nhận mọi thứ xung quanh từ tiếng mưa thì thầm đến từng ngón sương mù. Phải chăng lúc mưa xuống chính âm thanh ồn ào, âm thanh lộp bộp rì rào nặng trĩu khiến con người rơi vào những trạng thái tĩnh. Hình ảnh ở bức tranh mùa đơng vừa mờ mờ vừa ảo ảo. Phải chăng mùa đơng với bao điều chưa nói nhưng cũng khá bẽ bàng. Phải chăng tác giả cảm nhận điều đó rất rõ. Chỉ nghe mưa, thấy làn sương thì kích thích phản xạ nghĩ ngay đến cảm giác lạnh người. Tại sao lại cứ phải là cảm giác lạnh ở mùa đông? Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì chăng? Mùa đơng mùa ánh lên những giọt sương như giọt pha lê, xa xa hơi sương tỏa lan khắp nơi.

Em đứng lên mùa Xuân vừa mở Nụ xuân xanh cành thênh thang

Chim về vào ngày tuổi em trên cành bão bùng

Khép lại một mùa đơng với khơng khí lạnh lẽo như vậy thì cũng là lúc mở ra một mùa xuân tươi mới, tràn đầy sức sống. Trịnh Công Sơn đã gợi tả mùa xuân bằng hình ảnh rất đắt đó chính là “nụ xuân xanh”, nó là một hình ảnh rất gần gũi giàu trong các bài ca dao. Khung cảnh mùa xuân vẻ lên màu xanh tươi tắn của lộc non, không gian được mở rộng thêm, động vật cũng quay về nơi ấm áp, ai ai cũng thêm một tuổi mới. Thế nhưng tại sao “tuổi em trên cành bão bùng”? Nghĩa là thêm một tuổi thì mọi điều phía trước sẽ có nhiều khó khắn chơng khai hay sao? Đó cũng là nghi vấn đặt ra cho người đọc. Tuy nhiên, bức tranh mùa xuân chỉ chấm phá vài nét nhưng rất cũng đủ để người nghe cảm nhận hơi ấm mùa xuân.

Phần mở đầu ca khúc giới thiệu đặc trưng của từng mùa, đều gợi tả bằng những hình rất riêng với dáng vẻ của nó. Tác giả chỉ tả chứ không đưa vào một cảm xúc nào nhưng chỉ nghe qua thì cảm xúc của mỗi người sẽ lắng xuống. Tác giả dường như khai thác tối đa âm hưởng của thanh bằng tạo nên sự nhè nhẹ cho người nghe. Lấy hình ảnh mưa để nói mùa hè, lấy sự tàn tạ của cây lá để nói đến mùa thu, lấy những con mưa phùn đêm với màn sương bao phủ mùa đơng, lấy hình ảnh nụ xn xanh và đàn chim về tổ để nói đến mùa xuân.

Tất cả hình ảnh rất gần gũi quen thuộc nhưng khi tác giả sử dụng để viết nên ca khúc đều có sự chọn lựa khá sắc sảo. Sự kết hợp cấu tứ rất gọn và sắc. Tác giả đã tận dụng tối đa phép lặp không chỉ để tạo nên một âm hưởng nhẹ nhàng, thanh khiết mà còn tạo nên sự liên kết giữa ca khúc rõ ràng và giữ nguyên một mạch cảm xúc trong lòng người nghe. Cách viết của Trịnh Công Sơn gợi tả nét rất riêng nhưng không sử dụng bút pháp biểu cảm tạo nên sự khách quan cho người nghe. Tác giả duy trì một mạch cảm xúc với thanh bằng làm cho ca khúc chút điệu buồn.

Mọi thứ, vạn vật đều biến chuyển khơng ít thì nhiều, mọi thứ đều xoay chuyển theo một quy luật nhất định. Khi con trẻ ta sống với những điều bồng bột đến khi trưởng thành suy nghĩ của ta trở nên chín chắn. Rồi cũng có những lúc ta hối tiếc về điều gì đó nhưng cuối cùng thì ai cũng sẽ có điểm dừng. Điểm dừng khơng có nghĩa là mọi thứ kết thúc. Nó cũng có thể mở ra một điều mới.

Mọi thứ trơi qua rồi để con người rơi vào trạng thái cô đơn đến héo úa. Nó rồi cũng trở nên huyền ảo. Những điều phía trước cũng quá mờ ảo. Quy luật đau lòng nhất là sinh, lão, bệnh, tử. Cái chết nghĩa là đóng cánh cửa này để mở cánh cửa khác. “Gọi tên bốn mùa” khơng trích dẫn ngun văn trong ca khúc mà được lấy từ trường từ vựng mang chung nét nghĩa với nhan đề ca khúc. Việc định danh khái quát nhằm đem đến cái nhìn bao quát cho cả ca khúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc trịnh công sơn (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)