Nhan đề theo lực ngôn trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc trịnh công sơn (Trang 53 - 62)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT YẾU TỐ ĐỘC LẬP

2.6. Nghĩa nhan đề với phương diện là một bộ phận độc lập

2.6.3. Nhan đề theo lực ngôn trung

Cũng giống như nhan đề trong các loại diễn ngôn, nhan đề ca khúc thể hiện được thái độ người viết muốn truyền tải thông tin đến người nghe. Thông qua nhan đề ca khúc nó biểu hiện tình thái hành động của người nói đối với sự việc được nói đến, nó được thể hiện thông qua các kiểu câu phù hợp với từng nội dung. Dựa vào từ ngữ dấu hiệu đánh dấu kiểu câu nghi vấn như cịn..hay..đã, có… khơng, mấy, ai, đâu,

gì, mà…, kiểu câu cầu khiến kết hợp với từ hãy, đừng, chớ…, kiểu câu cảm thán thì với từ thay, ơi, ơi…Chúng ta có thể nhận diện các loại nhan đề.

Sau đây là bảng thống kê nhan đề ca khúc theo lực ngôn trung trong tổng 298 nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn

Bảng 2.8. Thống kê nhan đề ca khúc theo lực ngôn trung Nhan đề Nhan đề trần thuật Nhan đề nghi vấn Nhan đề cầu khiến Nhan đề cảm thán 88,21% 3,69% 7,05% 1,0% 2.6.3.1. Nhan đề trần thuật

Đối với nhan đề trần thuật, nó được sử dụng nhằm mục đích để kể, miêu tả, nhận định, suy nghĩ trong ca khúc.

Nhan đề trần thuật nêu khái niệm như “Thuở bống là người”. Nhan đề trần thuật mục đích để kể như “Ta đi dựng cờ”, “Tiếng ve gọi hè”. Nhan đề trần thuật mục đích nêu suy nghĩ “Ta phải thấy mặt trời”. Nhan đề nêu nhận định như “Thiên sứ bâng khuâng”.

Nhan đề trần thuật không chỉ với kết cấu là một cấu trúc đề thuyết một bậc. Với tính ngắn gọn của nhan đề ca khúc thì cấu trúc của nó cịn là cấu trúc một bậc không đề, hay câu đặc biệt. Tóm lại, nó khơng phải là cấu trúc đề thuyết một bậc thì nó được cấu tạo từ một ngữ hay nhiều ngữ ghép lại.

Nhan đề ca khúc theo nghĩa tình thái với mục đích trần thuật có thể được cấu tạo bởi cụm danh từ, vị từ, cấu trúc Đề - Thuyết.

2.6.3.2. Nhan đề nghi vấn

Nhan đề ca khúc với kiểu câu nghi vấn gián tiếp khi khơng có dấu hỏi. Nhan đề nghi vấn dùng hỏi để bộc lộ cảm xúc nhưng khơng có câu trả lời. Câu trả lời thì mỗi người nghe sẽ từ trả lời cho câu hỏi đó.

Cịn ai với ai: nhan đề nghi vấn với từ nghi vấn “còn ai”

Còn tuổi nào cho em: “ còn .. nào” câu hỏi bộc lộ sự tiếc nuối cho tuổi xuân đã qua Em còn nhớ hay đã quên “ cịn..hay.. đã” qua câu hỏi như hỏi chính bản thân để thể hiện sự nhớ thương của nhân vật trữ tình.

Hoa vàng mấy độ “mấy” Nhan đề nghi vấn được sử dụng khơng nhằm mục đích để hỏi, nhằm mục đích bộc lộ, thể hiện sự trăn trở, hồi nghi.

2.6.3.3. Nhan đề cầu khiến

Nhan đề cầu khiến có hình thức khơng có dấu chấm than nhưng giá trị ngơn trung của nhan đề đó là tác động vào tâm lý, nhận thức người nghe.

Cho đời chút ơn: “cho” yêu cầu

Cho quê hương mỉm cười: “cho” yêu cầu Em hãy ngủ đi : “hãy ..đi” khẩn cầu Hãy khóc đi em: “hãy .. đi”

Hãy cố vui như mọi ngày: “ hãy” Ngủ đi con: “đi”

2.6.3.4. Nhan đề cảm thán

Nhan đề cảm thán chiếm 1% trong tổng số nghĩa nhan đề theo lực ngôn trung.

Như Nhan đề “Bống bồng ơi”. Nhan đề mang tính cảm thán nên chỉ mang tính bộc lộ cảm xúc là chính nên phần thơng tin truyền tải ít đi, chính vì vậy, nó ít được sử dụng làm nhan đề.

Tiểu kết

Như tên gọi của chương này đã chỉ ra, nhiệm vụ của luận văn là xem xét tất cả các bình diện từ chức năng, cấu tạo, đến ngữ nghĩa của nhan đề như một yếu tố độc lập. Sau khi xác lập cho rõ hơn chức năng của nhan đề trong phạm vi đang khảo sát, lập luận luận văn đã phân loại, miêu tả:

Từ loại và việc chuyển từ loại trong nhan đề. Một số cách kết hợp bất thường trong nhan đề.

Cấu trúc đề thuyết của nhan đề trong đó có loại nhan đề đặc biệt. Một số biện pháp tu từ trong nhan đề.

Phân loại nhan đề theo nghĩa biểu hiện Phân loại nhan đề theo lực ngôn trung

Về nguyên tắc, bất cứ từ loại nào cũng có thể đảm nhiệm chức năng nhan đề. Danh từ và danh ngữ được Trịnh Công Sơn sử dụng nhiều nhất. Theo khảo sát của chúng tơi có được 15 loại danh từ, danh ngữ đã được tác giả dùng làm nhan đề. Trong đó, danh từ, danh ngữ chỉ thiên nhiên có số lượng nhiều nhất. Điều đáng nói là, thơng qua việc định danh các hiện tượng này, tác giả muốn liên tưởng đến con người, dù cho đó là cách định danh cụ thể hay trừu tượng. Còn vị từ gắn với kết cấu một thành phần trong cấu tạo làm cho biên độ liên tưởng của nhan đề được mở rộng và tuy không nhiều, nhưng một số chuyển loại của từ loại trong nhan đề ca khúc chúng tạo nên liên tưởng của tác giả.

Bản thân ca từ của ca khúc hay xuất hiện các kết hợp bất thường, ca từ ở đây như câu thơ rất khó đốn định nghĩa. Và khi chúng xuất hiện trong nhan đề trước hết nó gây chú ý cho người nghe và sau nữa, nó trang bị cho người đọc một tư thế để chuẩn bị nghe nhạc, các kiểu kết hợp như Nghe những tàn phai, Cỏ xót xa đưa, Ru em từng ngón xuân hồng,... đều độc đáo và gợi mở như thế.

Bản chất của nhan đề nói chung là ngắn gọn, xúc tích, bằng một hình thức tối thiểu phải chuyển tải được một nội dung tối đa tạo ra liên tưởng càng lớn thì càng tốt. Nhan đề trong ca khúc cũng khơng là ngoại lệ. Từ khảo sát của luận văn, có thể thấy dù nhan đề là một kết cấu đề - thuyết, hay chỉ là phần đề hoặc là phần thuyết, hoặc chỉ là những thành phần phụ, Trịnh Cơng Sơn đều rất có ý thức lựa chọn, trau

chuốt không chỉ phục vụ cho chức năng định danh mà cịn rất trau chuốt trong ngơn từ. Trong đó, mỗi một kết cấu dù ít, dù nhiều đều có những nét khác lạ. Do vậy, luận văn cho rằng để hiểu được hàm ý trong nhan đề của Trịnh Công Sơn là điều khơng dễ dàng. Điều này chúng kích hoạt sự tị mị từ phía người nghe và mỗi lần nghe lại là một sự khám phá. Hiển nhiên, để tạo được điều đó, Trịnh Cơng Sơn hay sử dụng một số biện pháp tu từ trong nhan đề. Tuy nhiên với Trịnh Công Sơn phép tu từ xuất hiện trên bề mặt nhan đề là không quan trọng, không phải nghĩa nhan đề xuất phát từ từ các phép tu từ để tạo chiều sâu cho ca khúc. Do vậy, có thể thấy tác giả khơng đặt nhiều nhan đề theo các biện pháp tu từ, trái lại bằng nhiều cách khác nhau, tạo ra nhiều đường dây liên tưởng cho người nghe.

Trong chương này, luận văn miêu tả nhan đề theo nghĩa biểu hiện và nghĩa nhan đề chủ yếu là dựa vào nghĩa đen, nhưng những kết cấu đó cịn gợi mở nhiều phân tích bổ ích, chẳng hạn như vì sao nhan đề hành động chiếm tỉ lệ cao nhất. Tiếc rằng, do trình độ có hạn, luận văn chưa kiến giải được điều này.

Cuối cùng, dựa vào lực ngôn trung, đơn giản là chỉ vào mục đích phát ngơn, luận văn đã thống kê và miêu tả nhan đề trần thuật chiếm tỉ lệ cao nhất, điều này có thể giải thích được, bối cảnh nhan đề là tái hiện một khái quát chủ đề và thông qua nhan đề người đọc có thể nắm bắt các hàm ý.

Trong chương tiếp theo, luận văn sẽ miêu tả ngữ nghĩa, nhất là ngữ nghĩa hàm ẩn khi gắn nhan đề với phần còn lại của ca khúc.

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT BỘ PHẬN GẮN VỚI VĂN BẢN

3.1. Chức năng

Như đã nói, chức năng nhan đề với tư cách một bộ phận độc lập với văn bản là định danh sự vật, hiện tượng nào đó. Cịn chức năng nhan đề gắn với văn bản là liên kết trong cấu trúc nghĩa của văn bản. Nhan đề cùng các phương tiện liên kết trong văn bản hỗ trợ làm rõ tuyến nghĩa trong văn bản. Chúng phối hợp với nhau tạo nên tính hồn chỉnh giữa nhan đề và nội dung của văn bản. Nhan đề thông báo thông tin trước đó họ chưa biết đến, cịn nội dung hồn chỉnh sẽ được nói đến ở trong ca khúc, nó cịn góp phần tạo định hướng nhất định với nội dung văn bản. Ngồi ra, nó cịn có chức năng tạo sự liên kết nội dung, tư tưởng xuyên suốt cho tồn văn bản, góp phần tạo sự mạch lạc, liên kết trong văn bản.

Nhan đề liên kết với văn bản nhằm tạo nhịp điệu du dương ca khúc, duy trì đúng mạch cảm xúc của ca khúc.

“Ru ta ngậm ngùi” nhan đề ca khúc được lặp lại một lần ở cuối bài. Ca khúc được diễn đạt theo phương thức quy nạp. Lời ru mang trạng thái “ngậm ngùi”, chính trạng thái này là cảm xúc bao trùm ca khúc, tất cả đều man mác nỗi buồn về cuộc tình đã qua. Chính nhan đề gợi mở nội dung ca khúc, là lời tâm sự của nhân vật trữ tình dịu êm như lời ru, lời tâm sự mang cảm xúc về nỗi buồn. Khi nghe nhan đề ca khúc, người nghe theo mạch cảm xúc để hiểu rõ về nội dung.

Nhan đề ngồi chức năng liên kết hình thức, liên kết mạch tư tưởng, nội dung văn bản nó cịn có giá trị tu từ. Giá trị tu từ cũng ảnh hưởng đến việc tạo nghĩa hàm ẩn tầng bậc hai.

Qua mối quan hệ giữa nhan đề với văn bản chúng ta thấy được cấu trúc liên kết. Qua cấu trúc liên kết, chúng có chức năng liên kết mạch tư tưởng của ca khúc, từ đó người nghe khám phá được tầng nghĩa ẩn sau văn bản.

Trong việc giao tiếp, người viết cần hiểu chức năng của nhan đề với văn bản để đặt nhan đề đạt hiệu quả tối đa trong việc truyền đạt thông tin. Đối với người nghe, việc hiểu chức năng nhan đề để hiểu được mạch nội dung, chuẩn bị cho kiến thức

liên quan đến vấn đề sắp được nghe. Người nghe nắm được mạch nội dung ca khúc, từ đó hiểu ca khúc theo nghĩa sâu và rộng theo những tầng nghĩa gợi mở.

Qua cấu trúc nhan đề, người viết có thể gửi gắm tư tưởng vào văn bản và tạo nghĩa hàm ẩn tầng bậc hai cho văn bản.

Qua việc hiểu được chức năng nhan đề, người viết nhìn từ cấu trúc, đến ngữ nghĩa để tạo nên nhan đề có sự liên kết tốt nhất giữa nhan đề với văn bản. Người nghe hiểu được vấn đề và duy trì mạch nối tư duy với nội dung ca khúc, hạn chế việc nghe xong mà người nghe chưa hiểu hết nội dung ca khúc.

Sau đây, chúng ta thử phân tích trên một số ca khúc.

Gọi tên bốn mùa

Mở đoạn

Em đứng lên gọi mưa vào Hạ Từng cơn mưa từng cơn mưa

Từng cơn mưa mưa thì thầm dưới chân ngà

Em đứng lên mùa Thu tàn tạ Hàng cây khô cành bơ vơ

Hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô

Em đứng lên mùa Đơng nhạt nhịa Từng đêm mưa từng đêm mưa

Từng đêm mưa mưa lạnh từng ngón sương mù

Em đứng lên mùa Xuân vừa mở Nụ xuân xanh cành thênh thang

Chim về vào ngày tuổi em trên cành bão bùng Phát

triển

Ơi tóc em dài đêm thần thoại Vùng tương lai chợt xa xôi

Nghe xót xa hằn trên tuổi trời Trẻ thơ ơi trẻ thơ ơi

Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người Kết

đoạn

Rồi mùa Xuân không về Mùa Thu cũng ra đi Mùa Đơng vời vợi Mùa Hạ khói mây Rồi từ nay em gọi Tình yêu dẫu chim bay Gọi thân hao gầy Gọi buồn ngất ngây

Nhan đề ca khúc “Gọi tên bốn mùa” được liên kết trong văn bản qua từ ngữ: mùa xuân, mùa thu, mùa đơng, mùa hạ. Chính các từ ngữ trong văn bản duy trì, kết nối nội dung toàn văn bản. Gọi tên bốn mùa khơng chỉ nói đến các mùa trong năm mà qua thời gian chỉ mùa để nói đến một quy luật của đời người.

Nói rõ hơn, đời người được ví von như một năm: Bắt đầu là mùa Xuân và kết thúc là mùa Đông. Nhưng cái tuyệt vời của Trịnh Công Sơn là đã cấu trúc ca khúc bằng cách đảo trình tự thời gian. Ông mở đầu bằng mùa Hạ rồi đến Thu, Đông và Xuân, để rồi kết thúc bằng một sự ra đời của một kiếp người ở một nơi trời mới đất mới. Như vậy, rõ ràng nhan đề giải thích bốn mùa… Chỉ là một sự gợi mở, về các mùa trong năm, nhưng trong ca khúc, ta hiểu được phần nghĩa thứ hai, thứ ba sâu sắc và lay động hơn nhiều.

Em hãy ngủ đi Rừng đã cháy và rừng đã héo Em hãy ngủ đi Rừng đã khô và rừng đã tàn Em hãy ngủ đi Đồi đứng ngóng và đồi thắp nắng Em hãy ngủ đi Mặt đất im mặt trời cúi nhìn Em hãy ngủ đi

Ngủ đi em đôi môi lửa cháy Ngủ đi em mi cong cỏ mượt Ngủ đi em tay xanh ngà ngọc Ngủ đi em tóc gió thơi bay Đời đã khép và ngày đã tắt Em hãy ngủ đi

Đời mãi đêm và ngày mãi buồn Em hãy ngủ đi

Ngủ đi em đôi vai lụa mát Ngủ đi em da thơm quả ngọt Ngủ đi em tay thôi mời mọc Ngủ đi em trong tiếng ru êm Người đã đến và người đã vắng Em hãy ngủ đi

Ngoài phố kia loài người đã về Em hãy ngủ đi.

Nhan đề “Em hãy ngủ đi” được lặp lại 8 lần trong văn bản. Ngoài ra được kết hợp với “ngủ đi em” không chỉ tạo nên nhịp điệu trong văn bản mà con duy trì mạch tư duy của người nghe. Nó như một lời ru láy đi, láy lại, tạo nên một âm hưởng trầm lắng, một mặt nó vừa thì thầm tâm sự với nhân vật trữ tình cũng như ơng tự nói với chính mình: Em hãy ngủ đi và Ta ơi, hãy ngủ đi. Tất cả những giai điệu đó là cái nền để chuyên chở một số tư tưởng triết học sau:

Đêm đen là nỗi buồn, ánh sáng là sự sống.

Và cũng như một số bố cục khác, ca khúc này Trịnh Công Sơn đã mở đầu sự tương phản:

Rừng – cháy Em hãy ngủ đi Rừng – héo

Nêu lên một sự kiện bất thường để mở một lời ru, hình như tác giả muốn quên đi tất cả muộn phiền của cuộc sống.

Theo Trịnh Sâm, đặc điểm của ngôn ngữ của nhan đề lệ thuộc vào các phong cách chức năng. Trong đó, nhan đề của ngơn ngữ nghệ thuật thường là nhan đề mở. Như vậy, nhan đề ca khúc có tính gợi mở khi có sự kết nối với nội dung văn bản. Giữa nhan đề và nội dung văn bản có quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ được tạo bởi các phép liên kết làm cho người viết hoặc người đọc có thể hiểu được nội dung trong văn bản. Khơng chỉ vậy, nhan đề cịn là tiêu điểm để người nghe chú ý trọng tâm trong khi nghe xuyên suốt nội dung ca khúc. Có thể thấy, nhan đề ca khúc

được lặp lại hoàn toàn. Nhan đề được lặp hai lần ở đoạn 1, và đoạn 3. Việc lặp tạo sự liên kết nội dung cho văn bản, duy trì sự liên kết nội dung văn bản chặt chẽ.

Việc phân tích mối quan hệ giữa nhan đề và phần còn lại của ca khúc sẽ thấy giữa chúng có mối quan hệ rất mật thiết. Quan hệ giữa nhan đề với phần còn lại của ca khúc trong việc xuất hiện/ không xuất hiện, lặp lại/ không lặp lại, cách lặp như thế nào, lặp nguyên dạng hay lặp bộ phận đều là những dấu hiệu cho phép người nghe tạo ra một trường nghĩa khác nhau để cố tìm hiểu, thẩm thấu xúc cảm, bởi âm nhạc trong mọi người cũng đều khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc trịnh công sơn (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)